cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Công Phượng sang Nhật Bản và giấc mơ bóng đá Việt

03/11/2015 12:36 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) -Việc Công Phượng, cầu thủ trẻ tuổi của Việt Nam chuyển tới Nhật Bản thi đấu là một sự kiện đáng nhớ với bóng đá nước nhà. 

1- Những ai đã đọc cuốn truyện tranh nổi tiếng về bóng đá của Nhật Bản là Đội trưởng Tsubasa, đều sẽ không thể quên chi tiết nhân vật chính trong truyện là Tsubasa đến Brazil học bóng đá.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả của bộ truyện, họa sĩ Takahashi Yoichi đưa chi tiết này vào. Vào thời điểm bộ truyện này ra đời (1981), Brazil là một trong những cường quốc bóng đá thế giới. Trong khi đó, bóng đá Nhật Bản vẫn chưa hề có tiếng tăm gì trên trường quốc tế (đến năm 1998, Nhật Bản mới giành được vé dự World Cup).


Nhân vật Tsubasa của họa sĩ Takahashi Yoichi đã thi đấu cho CLB Sao Paulo của Brazil khi còn rất trẻ

Giấc mơ mà Takashi Yoichi gửi gắm ở Tsubasa trong bộ truyện là rất rõ ràng: học bóng đá ở Brazil, nơi sản sinh ra những những ngôi sao hàng đầu thế giới rồi quay về phát huy tài năng ở đội tuyển quốc gia.

Đây không phải là giấc mơ của riêng mình Takashi Yoichi. Trong bộ truyện Eleven của Taro Nami và Takahashi Hiroshi (xuất bản ở Việt Nam dưới cái tên Jindodinho), nhân vật chính là Aoba Shigeru cũng đến Brazil để học bóng đá và thi đấu cho nhiều CLB ở các châu lục trên thế giới, trước khi quay trở về giúp Nhật Bản giành vé dự World Cup.


Nhân vật Takasugi Kazuya trong Sân cỏ ước mơ đã cùng đội tuyển Nhật Bản thi đấu ở World Cup 1998

Những bộ truyện tranh của các họa sĩ khác sau này cũng có mô típ như vậy. Họa sĩ Kenichi Muraeda sau này đã cho nhân vật chính trong bộ Sân cỏ ước mơ là Takasugi Kazuya đến Argentina học bóng đá rồi quay về chơi bóng ở Nhật Bản và thi đấu tại World Cup 1998. Nhân vật Teppei Sakamoto trong bộ Fantasista đã đến Italy để chơi cho đội trẻ của AC Milan, trước khi được đôn lên đội một của CLB danh tiếng này.


Trưởng thành từ bóng đá học đường, Teppei Sakamoto đã sang Italy để đầu quân cho AC Milan

Khi Nhật Bản giành vé dự World Cup và những cầu thủ của quốc gia này thi đấu ở những CLB lớn trên thế giới (Shinj Kagawa tại Dortmund, Keisuke Honda tại AC Milan), người ta thấy rằng những giấc mơ của các họa sĩ truyện tranh trên không phải là điều viển vông.

2- Và giờ đây, Công Phượng đang đi trên con đường giống như những nhân vật trong truyện tranh bóng đá, chỉ có một điểm khác là anh đến Nhật Bản, chứ không phải đến Brazil hay bất cứ đất nước xa xôi nào. Phượng đầu quân cho CLB Mito Hollyhock của J.League 2.

Bóng đá Nhật Bản hiện tại dưới con mắt của người Việt không khác gì bóng đá Brazil dưới con mắt của Takahashi Yoichi ngày trước. Nhật Bản giờ là cường quốc bóng đá châu Á, có giải VĐQG chất lượng và là hình mẫu để Việt Nam học hỏi.


Công Phượng sẽ thi đấu cho CLB Mito Hollyhock của Nhật Bản. Ảnh: J.League

Tin tức về việc Phượng đến Mito Hollyhock trong những ngày qua xuất hiện trên nhiều báo đài và thu hút nhiều sự chú ý của các CĐV. Phượng sang Nhật khác hẳn với trường hợp của Lê Công Vinh, người sang CLB Consadole Sapporo khi đã là một chân sút khẳng định được tài năng ở Việt Nam.

Cầu thủ trẻ tuổi xuất thân từ lò đào tạo trẻ của Arsenal JMG mới bộc lộ tiềm năng của mình ở các giải đấu cấp độ trẻ nhưng chưa thể hiện được nhiều ở V-League. Tại một môi trường bóng đá chuyên nghiệp hơn như ở Nhật Bản, biết đâu đó lại là vùng đất hứa để anh phát triển tài năng của mình và biết đâu sau Nhật Bản, Phượng sẽ đến chơi bóng ở châu Âu như chính anh từng thổ lộ: “Tôi mơ ước có thể ra nước ngoài chơi bóng. Đến Nhật Bản đã là một giấc mơ nhưng tôi còn mơ xa hơn thế, đó là được đến châu Âu thi đấu. Tôi tự nhủ rằng, nếu đến Mito Hollyhock, tôi sẽ phải tập luyện chăm chỉ hơn nữa, lao động nhiều hơn nữa để biến giấc mơ thành hiện thực”. Người viết tin rằng đây không chỉ là giấc mơ của mình Phượng mà là giấc mơ của nhiều cầu thủ và CĐV Việt Nam.

“Không ai đánh thuế những giấc mơ”, bởi vậy các họa sĩ truyện tranh như Takahashi Yoichi đã thể hiện mơ ước qua từng trang truyện của mình. Nó đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ cầu thủ Nhật Bản nỗ lực học hỏi và phấn đấu ở trời Âu. Dám mơ ước và cố gắng không ngừng, đây chính là điều khiến bóng đá Nhật Bản đi lên.

Hy vọng rằng Công Phượng cùng nhiều cầu thủ khác của Việt Nam cũng sẽ dấn thân và nỗ lực không ngừng để thực hiện ước mơ hoài bão của mình. Đó cũng chính là những gì mà CĐV Việt Nam hy vọng ở những cầu thủ trẻ như anh.

Sơn Tùng (Hà Nội)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm