cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

U22 Việt Nam sẽ là kết thúc của sự khởi đầu, hay ngược lại?

15/05/2023 06:33 GMT+7 | SEA Games 32

Những lo ngại về đội U22 Việt Nam tại SEA Games cuối cùng đã đến, khi đội bóng của HLV Troussier dừng bước ở bán kết và thậm chí, cũng có thể thua luôn trận tranh huy chương Đồng, một kịch bản tương tự như năm 2011 do một HLV danh tiếng khác đến từ châu Âu là Falko Goetz dẫn dắt.

Chúng ta sẽ còn nói nhiều đến việc U22 Việt Nam có đến hơn 30 phút được chơi hơn 1 người nhưng không biết cách đánh bại U22 Indonesia. Càng phân tích nhiều về điều đó chỉ càng thêm ám ảnh, day dứt, nuối tiếc. Kỳ thực, bản chất của thất bại không nằm ở cách mà chúng ta tấn công mà ở khả năng phòng ngự quá tồi.

Đá 5 trận ở SEA Games 32, đội bóng của ông Troussier đã để thủng lưới đến 6 bàn, một con số phản ánh đúng với quá trình chuẩn bị trước đó, khi gần như trận đấu nào chúng ta cũng để thua bàn dù là bị đối phương ép sân hay không. Gần như đội bóng của ông Troussier không  hề có chiến thuật hay kỹ năng phòng ngự mang tính tập thể nào. Điều này hoàn toàn trái ngược với các đội bóng dưới thời HLV Park Hang Seo.

Đề cao kiểm soát bóng và không chú trọng phòng ngự hoàn toàn không giống với chuyện không quan tâm đến phòng thủ. Không thể lấy lý do U22 sẽ lấy công bù thủ để rồi tiến hành trận đấu mà không màng đến việc đội nhà thủng lưới bao nhiêu lần. Sự thật quá rõ ràng, chúng ta có thể gỡ 1-1, rồi 2-2 nhưng đến khi đối thủ ghi bàn thứ 3 khi trận đấu còn vài phút thì cho dù có đá hơn người cũng chẳng còn thời gian đâu nữa để tìm bàn thắng. Phòng thủ có thể không quan trọng, nhưng nó là một phần của chiến thuật, của cách tổ chức trận đấu. Rất tiếc, dường như  ông Troussier chưa bao giờ thực sự quan tâm đến cách làm sao để tránh các bàn thua.

Trong bối cảnh đó, thủ môn Quan Văn Chuẩn chỉ là một nạn nhân. Sự chắc chắn của thủ thành đang chơi cho Hà Nội FC là một dấu hỏi, nhưng anh vẫn cứ được trọng dụng. Không hẳn vì không có ai thay thế, mà vấn đề nằm ở chỗ một khi cả Ban huấn luyện của U22 Việt Nam đều chẳng có ai quan tâm đến khâu phòng ngự thì Văn Chuẩn bắt ổn hay không cũng vậy thôi.

Đó thật sự là điều đáng tiếc bởi chúng ta thấy rằng HLV Troussier đã xây dựng được tính cách mới cho đội tuyển của ông. Họ chơi bóng tự tin, khi gặp tình huống bất lợi khi thua bàn trước Thái Lan, Indonesia vẫn nhanh chóng tìm ra bàn gỡ. Sự chủ động trong cách tiếp cận trận đấu chính là điều làm HLV Troussier hài lòng. Nhưng liệu điều đó đã đủ?

Kết thúc của sự khởi đầu, hay ngược lại? - Ảnh 1.

Không thể bảo vệ thành công tấm HCV SEA Games nhưng lứa cầu thủ U22 Việt Nam hiện tại vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng.Ảnh: Hoàng Linh

Chắc chắn là không. Sau gần 3 tháng tập trung dưới quyền HLV Troussier, U22 Việt Nam vẫn chưa có gì đặc sắc ngoài tư tưởng kiểm soát bóng và chơi với sơ đồ dâng cao. Chúng ta không có một bài vở tấn công nào chủ đạo dù có thể thấy là các cầu thủ U22 Việt Nam được tiếp nhận nhiều phương án tiếp cận cầu môn đối phương đa dạng. Ưu điểm thì mơ hồ, nhưng khuyết điểm thì lộ lộ: Không có nhạc trưởng, không có tiền vệ làm bóng và điều tiết nhịp độ, cũng không có người thu hồi bóng trong khi hàng phòng ngự thì luôn mắc lỗi vị trí.

Nói dễ hiểu, cả 5 đối thủ mà U22 Việt Nam gặp tại SEA Games 32 thì đội nào, dù yếu như Lào, Singapore hay mạnh như Thái Lan, Indonesia đều dễ dàng xuyên phá hệ thống phòng ngự của chúng ta. 6 năm qua, chưa bao giờ mà việc ghi bàn vào lưới Việt Nam dễ dàng như thời điểm này. Và cứ như vậy thì hàng công của ông Troussier phải làm việc bao nhiêu cho đủ?

Từ câu hỏi này, dẫn đến một vấn đề nhạy cảm hơn: Liệu ông Troussier có thực sự am hiểu và phù hợp hay không? Hỏi như vậy không sớm và không thừa. Với 30 phút chơi hơn người, chúng ta chỉ gỡ được 1 bàn từ pha phản lưới nhà của đối thủ, trong khi lại thua bàn ngay ở tình huống tấn công duy nhất của đối phương kể từ khi họ chỉ còn đá 10 người. Việc tổ chức lối chơi của U22 Việt Nam trong 30 phút đó thực sự không ổn, kể cả sau khi đã gỡ 2-2. Các pha lên bóng đều vội vàng, cầu thủ xử lý vẫn theo cách cá nhân, thiếu một dấu ấn chiến thuật rõ nét để phù hợp với bối cảnh trận đấu. Chúng ta chỉ đá hơn người nhưng không hơn gì về thế trận, không có cú sút đúng hướng nào. Đó thuộc về trách nhiệm của HLV.

Thua một trận bán kết theo cách như vậy thực sự là rất cay đắng. Nhưng điều tồi tệ hơn là thất bại này đang đẩy lùi mọi triển vọng của bóng đá Việt Nam vì bây giờ, không chỉ lo về chất lượng của đội ngủ kế thừa mà còn phải suy nghĩ lại về sự phiêu lưu trong cách chọn chiến thuật, lối chơi cho phù hợp với những gì mà chúng ta đang có trong tay. Trước mắt, hãy thôi nói về ông Troussier như một "thầy phù thủy" bởi chắc chắn tại SEA Games 32 này ông không có phép màu nào cả. 


Long Khang

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm