06/06/2023 13:49 GMT+7 | Bóng đá Việt
Giải VĐQG Việt Nam V-League đã nảy sinh rất nhiều lùm xùm chỉ sau 1 năm tổ chức. Những câu chuyện đầy tiêu cực vẫn bị đặt dấu hỏi lớn cho tới tận sau này.
Giải VĐQG Việt Nam đã được thành lập từ cách đây 43 năm trước. Năm 1980, người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã lần đầu được chứng kiến một giải đấu bóng đá vô địch quốc gia (giải A1 năm 1980). Dù chỉ là một giải bán chuyên nhưng vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người hâm mộ bởi ai cũng biết, Việt Nam là một quốc gia rất yêu thích bóng đá.
Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của giải VĐQG cũng chứng kiến những câu chuyện mà không phải ai cũng biết. Thậm chí, một số tài liệu sau này cũng không còn giữ lại những sự kiện mà đáng ra cần phải được lưu danh bởi đó chính là nền móng đầu tiên cho V-League sau này.
Theo đó, câu chuyện về việc V-League mới 1 tuổi đã nảy sinh tiêu cực thực sự khiến nhiều người tò mò. Tân thời gọi là tiêu cực, bán độ, làm độ... nhưng thưở "hồng hoang" của giải VĐQG, có cụm từ mà giờ chỉ giới già theo nghề bóng mới nhớ, đó là Combin! (Cụm từ gốc tiếng Pháp mà dịch Nôm là Móc ngoặc!).
Ngay năm thứ 2 của giải VĐQG, cụm từ ấy đã phổ biến. Thực ra thì khi đó, ngay lúc giải A1 toàn quốc 1981 diễn ra, mọi thứ đã... chẳng có luật lệ gì. Thể Công không dự giải A1 1980, không dự cả giải phân hạng 1981, nhưng vẫn được dự giải A1 năm đó với cách giải thích khó tin, đó là: "Thể Công là đội bóng mạnh, tham dự để có đánh giá thực chất về bóng đá Việt Nam".
Cách giải thích của Hội bóng đá Việt Nam khi đó thì chẳng sai bởi bằng chứng là sau khi giải A1 năm 1981 khép lại, CLB Thể Công đã đăng quang ngôi vô địch bất chấp trận thua duy nhất trước CAHN trên sân Thống Nhất (TP.HCM) ở vòng chung kết.
Chỉ có điều, ở cái tuổi lên 1 ấy, giải VĐQG đã bùng phát nạn tiêu cực với các hiện tượng như: Bỏ trận đấu; tranh cãi với trọng tài, đánh nhau, đánh nhau với khán giả; combin nhường điểm khi đã đạt mục tiêu sớm...
Vấn nạn tiêu cực khiến ban tổ chức giải khi đó đã phải 2 lần thay đổi điều lệ, đáng chú ý nhất là vụ nâng số đội vào chung kết từ 4 lên 6, đá vòng chung kết 1 vòng tròn thay vì 2 lượt như dự kiến.
Có thể thấy, tiêu cực đã bắt đầu manh nha từ khi V-League còn chưa lên chuyên nghiệp (năm 2000) và rất nhiều câu chuyện đã bị giấu nhẹm hoặc cho qua bởi không có đủ bằng chứng.
Tuy nhiên, nếu lật lại những vụ việc thời bao cấp, lên tới đỉnh điểm là vào năm vào năm 1995 với vụ lật kèo ở sân Chi Lăng hay quả đá phản ngoạn mục của Lã Xuân Thắng (CAHN) thì rõ ràng, V-League đã có những vết nhơ không thể gột rửa khiến nhiều người hâm mộ phải kinh ngạc. Những chuyện này, Thehaovanhoa.vn sẽ kể tiếp các phần sau!
Giải VĐQG Việt Nam đã được thành lập từ cách đây 43 năm trước. Năm 1980, người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã lần đầu được chứng kiến một giải đấu bóng đá vô địch quốc gia (giải A1 năm 1980). Dù chỉ là một giải bán chuyên nhưng vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người hâm mộ bởi ai cũng biết, Việt Nam là một quốc gia rất yêu thích bóng đá.
Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của giải VĐQG cũng chứng kiến những câu chuyện mà không phải ai cũng biết. Thậm chí, một số tài liệu sau này cũng không còn giữ lại những sự kiện mà đáng ra cần phải được lưu danh bởi đó chính là nền móng đầu tiên cho V-League sau này.
Theo đó, câu chuyện về việc V-League mới 1 tuổi đã nảy sinh tiêu cực thực sự khiến nhiều người tò mò. Tân thời gọi là tiêu cực, bán độ, làm độ... nhưng thưở "hồng hoang" của giải VĐQG, có cụm từ mà giờ chỉ giới già theo nghề bóng mới nhớ, đó là Combin! (Cụm từ gốc tiếng Pháp mà dịch Nôm là Móc ngoặc!).
Ngay năm thứ 2 của giải VĐQG, cụm từ ấy đã phổ biến. Thực ra thì khi đó, ngay lúc giải A1 toàn quốc 1981 diễn ra, mọi thứ đã... chẳng có luật lệ gì. Thể Công không dự giải A1 1980, không dự cả giải phân hạng 1981, nhưng vẫn được dự giải A1 năm đó với cách giải thích khó tin, đó là: "Thể Công là đội bóng mạnh, tham dự để có đánh giá thực chất về bóng đá Việt Nam".
Cách giải thích của Hội bóng đá Việt Nam khi đó thì chẳng sai bởi bằng chứng là sau khi giải A1 năm 1981 khép lại, CLB Thể Công đã đăng quang ngôi vô địch bất chấp trận thua duy nhất trước CAHN trên sân Thống Nhất (TP.HCM) ở vòng chung kết.
Chỉ có điều, ở cái tuổi lên 1 ấy, giải VĐQG đã bùng phát nạn tiêu cực với các hiện tượng như: Bỏ trận đấu; tranh cãi với trọng tài, đánh nhau, đánh nhau với khán giả; combin nhường điểm khi đã đạt mục tiêu sớm...
Vấn nạn tiêu cực khiến ban tổ chức giải khi đó đã phải 2 lần thay đổi điều lệ, đáng chú ý nhất là vụ nâng số đội vào chung kết từ 4 lên 6, đá vòng chung kết 1 vòng tròn thay vì 2 lượt như dự kiến.
Có thể thấy, tiêu cực đã bắt đầu manh nha từ khi V-League còn chưa lên chuyên nghiệp (năm 2000) và rất nhiều câu chuyện đã bị giấu nhẹm hoặc cho qua bởi không có đủ bằng chứng.
Tuy nhiên, nếu lật lại những vụ việc thời bao cấp, lên tới đỉnh điểm là vào năm vào năm 1995 với vụ lật kèo ở sân Chi Lăng hay quả đá phản ngoạn mục của Lã Xuân Thắng (CAHN) thì rõ ràng, V-League đã có những vết nhơ không thể gột rửa khiến nhiều người hâm mộ phải kinh ngạc. Những chuyện này, Thehaovanhoa.vn sẽ kể tiếp các phần sau!
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất