cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

V-League vơi đi thần tượng

15/04/2016 10:45 GMT+7 | V-League

(Thethaovanhoa.vn) - Hải Phòng đã và đang tạo được đà xuất phát thuộc loại tốt nhất trong lịch sử V-League 16 năm tuổi, sau khi lại vừa “bắt nạt” đám trẻ nhà bầu Đức ở Lạch Tray trong một trận đấu có đến 6 bàn thắng được ghi.

Nhưng, khi tốp đầu vẫn còn có SHB Đà Nẵng, FLC Thanh Hoá và đương nhiên cả B.Bình Dương, chúng ta có thể tiếp tục kỳ vọng vào một cuộc đua tranh quyết liệt đến chức vô địch V-League mùa này.

Tuy nhiên, việc Hà Nội T&T nằm ở đáy bảng xếp hạng gây chút thất vọng, bởi đại diện Thủ đô được đánh giá là một trong những đội bóng được tổ chức tốt nhất, với có lối chơi “made in Việt Nam”.

Tính cách nhà vô địch

SLNA từng 2 lần vô địch ở kỷ nguyên chuyên nghiệp, đấy là các mùa giải 2000 – 2001 và 2011, bằng một lối chơi giàu bản sắc vùng miền: Quyết liệt và thừa độ tinh quái, tất nhiên bao gồm cả việc họ sở hữu các ngoại binh rất hay.

Những dấu ấn về mặt chuyên môn, hay những “di sản” để lại của đội bóng xứ Nghệ vì thế khó thể so với các cựu vương khác như HAGL (2003 – 2004), ĐTLA (2005 – 2006), B.Bình Dương (2007 – 2008 và 2015), đặc biệt là Hà Nội T&T (2010 và 2013), những nhà vô địch thực sự, chứ không ăn may.


Thế hệ của Quang Thanh với những vinh quang đã lùi xa trong quá khứ - Ảnh: TTXVN

Trên đỉnh vinh quang, HLV Lê Thuỵ Hải từng mỉa mai đồng nghiệp cũ ở ĐTLA trước đây là Henrique Calisto, rằng nhà vô địch phải là đội chơi áp đặt, chứ không chơi kiểu rình rập, rồi năng nhặt chặt bị. Đó là quan điểm của ông Hải “lơ”, bao gồm cả những hiềm khích cá nhân giữa 2 vị tướng già.

Thời hoàng kim, “Gạch” chơi phòng ngự phản công cực kỳ khó chịu và đây chính là phôi thai để HLV Calisto xây dựng lối chơi cho đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch Đông Nam Á (AFF Cup 2008) đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nền bóng đá xứ sở.

Đánh giá về lối chơi của đội đang dẫn đầu V-League sau 5 lượt trận, Hải Phòng, cựu hậu vệ ĐTQG và hiện đang thuộc biên chế Long An, Huỳnh Quang Thanh, cho rằng, đội bóng đất cảng mang hơi hướng lối chơi của ĐTLA trước đây, nhưng ở đẳng cấp thấp hơn. “Bộ đôi tiền vệ trung tâm của Hải Phòng gần như không biết phát động tấn công.

Họ tranh chấp quyết liệt ở khu vực giữa sân, đoạt bóng, trước khi phất dài lên tuyến đầu cho cặp tiền đạo ngoại kết liễu đối thủ. Có đến 8 – 9 cầu thủ phòng ngự và chỉ 2 cầu thủ tấn công”, Quang Thanh nói.

Với tôn chỉ lối chơi của Hải Phòng chắc chắn không đóng góp gì nhiều cho các ĐTQG, khi HLV Nguyễn Hữu Thắng đề cao quyền kiểm soát bóng, hướng cầu thủ đá ít chạm, với các đường ban ngắn và trung bình. Là nói thế thôi, chứ dường như đội tuyển Việt Nam và các CLB ở V-League chẳng có mối quan hệ hữu cơ nào về lối chơi tổng thể cả.

Trong quá khứ, “dream team” HAGL vô đối ở đấu trường quốc nội, với lối chơi như thêu hoa dệt gấm, họ cũng cung ứng rất nhiều cầu thủ cho ĐTQG, nhưng lối chơi lại không được bảo lưu như ở CLB.

Nhưng thậm chí, những nhà vô địch như B.Bình Dương ở các giai đoạn khác nhau và cả Hà Nội T&T, cũng chưa từng chiếm số đông quân số trên Tuyển, chứ đừng nói việc phát triển lối chơi của đội tuyển dựa trên các nhân tố này.

Đấy là mâu thuẫn chưa thể giải quyết. Theo HLV Lê Thuỵ Hải, việc đồng bộ lối chơi cấp CLB và các ĐTQG là gần như không thể, khi phần lớn các đội bóng ở V-League đã và đang phụ thuộc quá lớn vào các ngoại binh trên hàng công. Dù có thể là một cái tên mới, nhưng khó kỳ vọng một hình hài khác của nhà vô địch 2016.

Anh Đức vẫn liên tục nổ súng trong màu áo B.Bình Dương tại V-League và AFC Champions League, nhưng Đức “Eto’o” chưa bao giờ được xem là thần tượng, ngay cả khi tiền đạo này đang sở hữu QBV Việt Nam 2015.

Đổi lại, bỗng nhiên người ta nhớ đến thế hệ vàng thực sự của nền bóng đá, lứa cầu thủ 84 – 85, chỉ mới hôm qua còn đứng trên đỉnh Đông Nam Á, ở tuổi vừa chín. Từ Dương Hồng Sơn, đến Như Thành, Phước Tứ, Quang Thanh, Việt Cường, Quang Cường, Tài Em, Thanh Bình, Minh Châu, Tấn Tài, Vũ Phong, Công Vinh…, họ đang ở đâu?

Phước Tứ và Quang Thanh, 2 trong số những hậu vệ trứ danh vừa lên bàn mổ nối dây chằng chéo trước lần thứ 2, như thể hẹn trước; Hồng Sơn giã từ sự nghiệp cách đây 1 năm, Quang Cường đang định cư ở Mỹ, Việt Cường thậm chí còn tệ hơn khi bị gia đình gửi vào trại cai nghiện…

Như Thành đang vừa đá bóng vừa huấn luyện ở đội hạng Nhất Tây Ninh, còn Thanh Bình đã qua thời đỉnh cao từ cách đây chục năm, khi anh mới 20 – 21 tuổi. Chỉ còn lại Tấn Tài, Vũ Phong, Công Vinh, Tài Em…, những cận vệ của thầy “Tô” trước đây, nhưng giờ mong manh lắm.

Minh Phương tập hậu vệ phải, trước khi được HLV Calisto nâng cấp trở thành một tiền vệ hào hoa, tuy nhiên, theo chia sẻ của rất nhiều các đồng nghiệp – đồng đội cùng thế hệ, Tài Em mới là gương mặt điển hình của V-League 16 năm tuổi.


Tiền vệ đội trưởng ĐTLA (Long An bây giờ) chơi thứ bóng đá đơn giản, nhưng hiệu quả, bền bỉ và dẻo dai hiếm thấy. Tài Em là một trong không nhiều cầu thủ sở hữu trọn bộ các danh hiệu quốc nội, bên cạnh chức vô địch Đông Nam Á. Khi nghe tin Tài Em không thể nuốt hết một buổi tập của CLB, thấy nghèn nghẹn.

“Không hẳn bởi tuổi tác (34 tuổi), vì Tài Em chơi đơn giản và tốn rất ít sức, tôi cho rằng vấn đề của anh ấy lúc này là sự quá tải về mặt cơ bắp, có thể nói là "hết đát" rồi. Ngoài tiền sử thoát vị đĩa đệm, thì Tài Em cũng đang gặp chấn thương đầu gối nặng, sau các buổi tập anh ấy phải chích thuốc giảm đau, chườm đá để mong cái đầu gối xẹp xuống.

'Hải Phòng dẫn đầu vì V-League đang đi xuống'

'Hải Phòng dẫn đầu vì V-League đang đi xuống'

Đó là quan điểm của ông Trần Văn Hoàn, Chủ tịch Hội Cổ động viên CLB Hải Phòng, khi nói về vị trí dẫn đầu của đội bóng quê hương tại Toyota V-League 2016.


Thường một VĐV khi có tuổi, sẽ giảm cường độ vận động xuống còn 60 phút/trận, rồi một hiệp…, nhưng Tài Em lúc này thậm chí không thể chơi 30 phút/trận”, hậu vệ đồng đội Huỳnh Quang Thanh chia sẻ.

Tre già măng mọc, khi những người hùng năm nao bắt đầu chương cuối sự nghiệp và chuyển qua huấn luyện, thì đấy là lúc nền bóng đá chào đón các thế hệ mới. Đấy là một cách nói nhằm giảm thiểu những mất mát, bởi những nhà làm chuyên môn khẳng định rằng, hệ thống đào tạo trẻ của Việt Nam không biết bao giờ mới sản sinh ra một thế hệ cầu thủ đồng đều cả về chất lẫn lượng, như những nhà vô địch AFF Cup 2008. Đấy là chưa kể 6 – 7 cái tên thuộc hàng “kỳ nhân dị tướng” cùng thời, bị "thất thoát" sau vụ tiêu cực Bacolod, Philippines (SEA Games 2005)…

Chúng ta sẽ đề cập lại từng biểu tượng của nền bóng đá, trong một chuyên đề khác, còn cuối tuần này, vòng quay và sức nóng V-League 2016 vẫn tiếp tục, với rất nhiều diễn biến đáng chú ý.

Tùy Phong
Thể thao & Văn hóa cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm