cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Lễ hội chém lợn & chuyện yêu, ghét quanh lễ hiến tế động vật

29/01/2015 16:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Hiến tế động vật là một nghi thức đã diễn ra trong nhiều tín ngưỡng, thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau. Thường thì các hoạt động hiến tế đều sẽ tạo ra hai luồng ý kiến trái ngược nhau, với một bên ủng hộ và bên còn lại phản ứng đầy phẫn nộ.

Một trong những hoạt động hiến tế lớn nhất, nổi tiếng nhất là lễ hội Gadhimai của Nepal. Lễ hội được tổ chức sau mỗi 5 năm một lần tại đền Gadhimai ở quận Bara, cách thủ đô Kathmandu khoảng 160 km.

Lễ hội hiến tế hàng trăm ngàn con vật

Trong lễ hội này, người ta giết rất nhiều con vật như trâu, lợn, dê, gà, rắn và cả chim câu để tỏ lòng tôn kính nữ thần sức mạnh Gadhimai, người sẽ ra tay diệt trừ cái xấu và mang tới sự phồn thịnh cho dân Nepal.

Có thể nói quy mô hoạt động hiến tế của lễ hội Gadhimai hiện vẫn thuộc hàng “vô địch”. Năm 2009, người ta đã dùng các cây dao quắm truyền thống để chém đầu tới 250.000  gia súc, gia cầm. Tâm điểm của lễ hội luôn là các màn chặt đầu trâu bò. Năm ấy, ông nông dân Raman Thakur tới từ vùng Sitamarhi (bang Bihar) đã gây chú ý khi chém đầu 105 con bò. Ông nói rằng việc hiến tế một số lượng lớn gia súc như vậy là để thể hiện sự cảm kích, do nữ thần đã ban cho ông một đứa con trai.


Một người nông dân đang chặt đầu một con bê trong lễ hội Gadhimai

Nhiều người khác không “chơi trội” được như ông Thakur đã chém đầu lợn, gà, chim câu. "Con trai Vishnu của tôi đã bị ốm trong nhiều năm và không thể đi được” – chị Kalaiya Devi nói khi bế đứa con bé như cái kẹo trong tay – “Tôi hiến tế một con chim câu và sẽ hiến tế một con bò vào lần tới, nếu nữ thần giúp con tôi có sức khỏe”.

Những con người như ông Thakur và chị Devi đã tạo ra một “biển” xác gia súc, gia cầm trong mấy ngày lễ hội, khiến nhiều tổ chức bảo vệ động vật kinh hoảng và lên tiếng kêu gọi chính quyền Nepal ra tay can thiệp. Tuy nhiên Nepal đã không cấm lễ hội này nên nó tiếp tục diễn ra vào cuối năm 2014 vừa qua.

Nhằm ngăn chặn lễ hội Gadhimai 2014, Tổ chức bảo vệ động vật PETA đã ra tuyên bố lên án nó. “Màn tàn sát động vật này diễn ra vì lý do mê tín và chỉ có ý nghĩa cầu mong được nữ thần ban cho sự phồn thịnh. Nó dựa trên một truyền thống đã 260 năm tuổi mà một chúa đất nghĩ ra khi đang bị giam cầm. Đã tới lúc để chấm dứt việc này” – Tổ chức này lên tiếng.

Nhưng dường như người dân Nepal chẳng nghe thấy lời kêu gọi này. Gần 2 triệu người đã tham gia lễ hội 2014 và hàng ngàn con gia súc, gia cầm đã bị giết. “Đây là nghi thức gắn với niềm tin của người dân” - Yogendra Dulal, quan chức quận Bara, nơi đặt đền Gadhimai, tuyên bố với hãng tin BBC – “Chúng ta không thể làm tổn thương cảm xúc của họ và cấm hoạt động này.


“Biển” xác động vật sau lễ hội Gadhimai 2014. Ảnh AFP

Bị nhiều áp lực nhưng vẫn không bỏ truyền thống

Lễ hội Gadhimai nổi tiếng (hay tai tiếng) vì số lượng động vật bị hiến tế quá lớn. Trong khi đó các lễ hiến tế và truyền thống giết động vật tại lễ hội ở một số nơi khác trên thế giới, tuy không “hoành tráng” về số lượng con vật như ở Gadhimai, nhưng đã gây tranh cãi chẳng kém.

Có thể kể ra đây lễ hội Ukweshwama, diễn ra theo truyền thống Zulu ở Nam Phi. Trong lễ hội, những người đàn ông trẻ khỏe sẽ tham gia màn đánh đập, hành hạ một con bò. Con vật sẽ bị cắt lưỡi, nhét đất cát vào mồm, móc mắt và bị cắt bộ phận sinh dục. Nó sẽ dần chết vì ngạt thở, kiệt sức hoặc mất máu. Truyền thống này đã vấp phải sự phản đối trong nhiều năm, nhưng chính quyền Nam Phi vẫn từ chối cấm nó. Họ nói rằng lễ hội Ukweshwama là “tâm điểm truyền thống Zulu”.

Một lễ hội khác cho phép hiến tế động vật là lễ hội Farra Do Boi, diễn ra tại vùng Santa Catarina của Brazil. Trong lễ hội này, người dân cầm dao, gậy, roi, gạch đá đuổi theo những  con bò đang hoảng sợ và dùng những món đồ trên để tấn công chúng. Một số con bò hoảng sợ có thể lao ra biển và chết đuối. Số còn lại cuối cùng sẽ bị giết chết, thịt xương của chúng được chia cho những người tham gia lễ hội.

Có một giả thuyết giải thích cho lễ hội này là người ta xem những con bò như quỷ Satan và việc đánh đập chúng thể hiện các hình phạt mà Satan xứng đáng phải nhận lấy. Tháng 6/1997, Tòa án Tối cao Brazil đã cấm lễ hội này. Tuy nhiên chính quyền Santa Catarina đã không xiết chặt lệnh cấm nên lễ hội vẫn diễn ra tới nay, với tên mới là Brincadeira Do Boi.

Lễ hội Toro Dela Vega ở Tây Ban Nha diễn ra trên các con phố của vùng Tordesillas. Trong lễ hội này, một con bò bị đuổi và chạy trên phố,  khi hàng trăm thanh niên cầm giáo sắc đuổi theo nó. Các mũi giáo sẽ khiến con bò chảy máu, kiệt sức và gục xuống chết. Truyền thống này từng bị cấm trong nhiều năm, trước khi được phép tổ chức hợp pháp vào năm 1999.

Còn tại lễ hội Villanueva de la Vera, một con lừa bị đuổi chạy trên các con phố của làng Villanueva de la Vera ở Tây Ban Nha. Những người đàn ông, thường là trẻ tuổi và say xỉn, sẽ vui vẻ đánh, đấm, kéo và đạp vào thân thể con lừa. Khi con lừa gục xuống vì thương tích, người ta sẽ dựng nó dậy, bắt chạy tiếp. Cuộc đuổi bắt chỉ kết thúc khi con lừa bị thương rất nặng, không thể đứng lên được nữa, hoặc đã chết. Các tổ chức bảo vệ động vật dĩ nhiên đã phản đối lễ hội này. Tuy nhiên giới chức du lịch Villanueva de la Vera nói rằng họ sẽ không từ bỏ lễ hội, vì đây là “truyền thống” lâu năm của vùng.

Tường Linh (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Thăm dò ý kiến

Theo bạn có nên tiếp tục Lễ hội Chém lợn


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm