cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Mỹ và Ai Cập đầu hàng cuộc chiến giành lại mặt nạ xác ướp 3.200 tuổi

30/07/2014 16:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) – Mặt nạ của xác ướp 3.200 tuổi Ka-Nefer-Nefer sẽ tiếp tục ở lại Bảo tàng Nghệ thuật St Louis (bang Missouri) bởi chính phủ Mỹ đã từ bỏ cuộc chiến đòi lại cổ vật này cho Ai Cập sau nhiều năm tranh cãi.

Luật sư Mỹ Richard Callahan cho biết, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sẽ không có thêm bất cứ hành động pháp lý nào giúp Ai Cập giành lại mặt nạ của Ka-Nefer-Nefer, một phụ nữ quý tộc qua đời trong năm 1186 TCN, từ tay Bảo tàng Nghệ thuật St Louis.

Chiếc mặt nạ mạ vàng được cho là đã bị đánh cắp của Bảo tàng Ai Cập ở Cairo hơn 40 năm trước. Tuy nhiên, Bảo tàng Nghệ thuật St Louis khẳng định đã nghiên cứu tìm hiểu và chắc chắn cổ vật này có nguồn gốc hợp pháp rồi mới mua lại vào năm 1998. 

Mặt nạ của xác ướp 3.200 tuổi Ka-Nefer-Nefer.

Năm 2012, một thẩm phán liên bang Mỹ đưa ra phán quyết tuyên bố chính phủ nước này không có bằng chứng nào khẳng định được đó là "hành vi trộm cắp, buôn lậu hoặc nhập khẩu lén lút": "Hồ sơ cho thấy đây là một cuộc chuyển nhượng hợp pháp và không đủ bằng chứng nào để đi đến kết luận chiếc mặt nạ là đồ ăn cắp”.

Luật sư Bảo tàng Nghệ thuật St Louis David Linenbroker nói: "Chúng tôi tin rằng kết quả vụ kiện là công bằng và rất vui mừng khi mọi chuyện đã đến hồi kết thúc". 

Bảo tàng Nghệ thuật St Louis đã chiến thắng vụ kiện.

Chiếc mặt nạ dài 50 cm, làm bằng thạch cao mạ vàng được bọc trong một tấm vải lanh đựng trong một hòm thủy tinh chạm gỗ, được khai quật từ một trong các kim tự tháp Saqqara, phía nam thủ đô Cairo vào năm 1952. 

Các nhà điều tra của chính phủ Mỹ nghi ngờ cổ vật này bị đánh cắp vào năm 1966 khi được chuyển đến một cuộc triển lãm ở Cairo. Tuy nhiên, đến tận năm 1973, Bảo tàng Ai Cập mới phát hiện chiếc mặt nạ đã mất tích. 

Bảo tàng Ai Cập ở Cairo.

Năm 1998, Bảo tàng nghệ thuật St Louis mua lại cổ vật có niên đại 3.200 năm tuổi với giá 499.000 USD từ một đại lý nghệ thuật ở New York. Kết quả nghiên cứu của bảo tàng cho thấy chiếc mặt nạ quý giá nằm trong bộ sưu tập riêng của Kaloterna trong những năm 1960, trước khi nhà sưu tập Croatia Zuzi Jelinek mua nó ở Thụy Sĩ và bán lại cho Bảo tàng Nghệ thuật Phoenix (New York) năm 1995. 

Năm 2006, khi phát hiện cổ vật đang ở Mỹ, các quan chức Ai Cập đã cố gắng giành lại chiếc mặt nạ nghìn năm tuổi nhưng tất cả các cuộc đàm phán đều thất bại khi cuộc chiến pháp lý từ năm 2011 đã nghiêng phần thắng về Bảo tàng nghệ thuật St Louis.

Dương Trần
Theo AP

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm