cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Viết "Khi tóc thầy bạc" để tri ân thầy giáo cũ

28/02/2010 14:02 GMT+7 | Âm nhạc

(TT&VH) - Nhắc đến nhạc sĩ Trần Đức nhiều thế hệ học sinh thường nhớ ngay đến những ca từ nhẹ nhàng, sâu lắng qua bài hát Mơ ước ngày mai: Em mang trên vai mầu khăn tươi thắm/Bao niềm mơ ước tươi sáng ngày mai/Ngọn cờ trao tay, theo Đoàn em tiến bước/Thành người chiến sỹ cho ngày hôm nay/Thành người chiến sỹ xây cuộc đời trong tương lai. Nhưng có lẽ nhiều học sinh nhớ đến ông hơn cả là qua ca khúc Khi tóc thầy bạc: “Khi tóc thầy bạc/Tóc em vẫn còn xanh/Khi tóc thầy bạc trắng/Chúng em đã khôn lớn rồi…” Ông viết bài hát này là để tri ân người thầy giáo cũ của mình.

Từ ấn tượng sâu sắc về thầy giáo dạy văn

Nhạc sĩ Trần Đức sinh năm 1937 tại Vị Xuyên, Nam Định, Ngày còn nhỏ, ông theo gia đình sơ tán vào Thị xã Thanh Hóa. Kháng chiến chống Pháp nổ ra, gia đình tiếp tục chuyển vào Nông Cống, cách Thị xã Thanh Hóa gần 20km. Đây là nơi được ông xem như quê hương thứ hai và là nơi tuổi thơ của ông trôi đi trong mối tình cảm bạn bè một thời đánh bi, đánh đáo, chơi khăng, đi tát vũng, tát vụng bắt cá bắt tôm.

Ông kể: “Thời ở Nông Cống, tôi được học với một người thầy giỏi, tên là Nguyễn Đức Ninh. Không chỉ giỏi về kiến thức mà thầy Ninh còn rất giỏi về tầm định hướng cho học sinh. Một lần, thầy Ninh ngồi uống trà với mẹ tôi có nói: Bác cố gắng nuôi nấng cho cháu thành người, sau này lớn lên cháu phát triển khả năng của bản thân mình, tôi nghĩ cháu sẽ thành một văn nhân, giúp ích cho đời. Hôm ấy, tôi quạt nước hầu trà hai cụ nên nghe trọn câu chuyện giữa thầy và mẹ nên đến bây giờ còn nhớ mãi câu của thầy nói với mẹ.


Nhạc sĩ Trần Đức và cháu ngoại
Thời tôi học, người ta chưa gọi là Tập làm văn mà là Luận. Tôi học văn, nói cho nó khiêm nhường vào loại khá. Những bài luận của tôi thường được thầy giáo Ninh đọc trước lớp, khen ngữ nghĩa trong sáng và nhiều tứ. Học văn và dạy văn trước kia đem ra so với ngày nay thì không thể so được và tôi cũng không dám luận bàn với các thầy giáo đương đại về môn văn họ đang giảng dạy. Nhưng, “văn” là “người”. Dạy văn là dạy người. Con người như thế nào thì nó sẽ thể hiện qua câu chữ, văn chương như thế. Thầy giáo của tôi, trong 50 học sinh, thầy đều nắm được tính cách, năng lực,tâm lý của từng trò qua những bài luận của chính các em. Ai có thể phát triển về con đường văn chương, chữ nghĩa thầy đọc luận sẽ biết. Ai mà thầy thấy văn chương sau này sẽ không thuận cho cuộc đời họ thầy cũng sẽ khuyên nhủ và định hướng cụ thể. Cho nên, tôi không dám so thầy giáo của tôi với thầy giáo bây giờ nhưng thầy giáo thời tôi được học khó mà tìm được, ít nhất là trong quãng đời làm học sinh của tôi.

Viết bài hát tri ân thầy

Những năm 90 của thế kỷ trước, trong một chuyến công tác về Thanh Hóa, nhạc sĩ Trần Đức có trở về Nông Cống tìm thầy Ninh. Ông xúc động: Gặp được thầy, một hình ảnh làm tôi rất xúc động đó là tóc thầy đã bạc trắng. Ngày tôi học với thầy, tôi chỉ cao đến ngang vai thầy nhưng trong lần gặp gỡ ấy, đứng so với tôi thầy chỉ cao ngang vai tôi. Năm 1994, trong cuộc vận động viết về người giáo viên nhân dân, tất cả những hình ảnh lần gặp gỡ thầy Ninh lại sống dậy trong tôi và tôi đã viết Khi tóc thầy bạc:

Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh
Khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã lớn khôn rồi
Thời gian trôi nhanh mau
Cầu Kiều thầy đưa qua sông
Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường
Một con đò sang ngang
Ôi lòng thấy mênh mang
Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao
Cho em biết yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan
và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng
Bài học làm người em vẫn nhớ ghi Công cha ơn nghĩa mẹ ơn thầy

Năm 1999, báo  Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ VN, Ban Khoa học Giáo dục VTV, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói VN tổ chức cuộc bình chọn “50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20”  thì nhạc sĩ Trần Đức có 2 bài Khi tóc thầy bạc Mơ ước ngày mai.

Nhạc sĩ, NSƯT Trần Đức xúc động: Sau khi ca khúc được bình chọn, tôi đã mang thành tích này về lại Nông Cống. Đến cầu Quan, tôi dừng lại, đặt bài hát lên án thư, thắp ba nén nhang “báo cáo” với thầy. Trong tâm khảm tôi, tôi luôn nhớ và biết ơn những gì thầy Ninh đã định hướng, dạy dỗ tôi nên người. Tôi cũng mong rằng, thế hệ ngày hôm nay cần phải hiểu sâu sắc về người thầy, biết ơn những người thầy vì như các cụ đã nói Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy), Vạn thế sư biểu (Người thầy của muôn đời). Các thế hệ học sinh, sau khi trưởng thành, quyền cao, chức trọng, làm nên ông này, bà nọ đi chăng nữa thì nên nhớ lấy công ơn người đã gieo hạt mầm trí tuệ đầu tiên cho mình.

Kỳ sau (Chủ nhật 5/3): “Cha đẻ” của “Những bông hoa nhỏ”

Yên Khương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm