cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Văn hóa thực sự quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước

11/05/2021 19:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu lên các định hướng lớn về phát triển đất nước trong giai đoạn 2021 -2030. Trong đó, về văn hóa, có nêu: “… Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa”.

Diễn văn bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Đại hội XIII của Đảng

Diễn văn bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Đại hội XIII của Đảng

Sau 8 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, dân chủ, với ý thức trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân, sáng 1/2/2021, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bế mạc và thành công tốt đẹp.

Vậy, mức đầu tư cho văn hóa giai đoạn vừa qua như thế nào, có tương xứng với tầm quan trọng của văn hóa? Và, cần tăng đầu tư vào những nội dung/ hạng mục nào của văn hóa để tạo dựng sức mạnh cho dân tộc vượt qua những thử thách của thời đại, góp phần làm cho đất nước phát triển. Đó là những câu hỏi lớn đang được nhân dân, cũng như những người làm văn hóa đặc biệt quan tâm.

Về vấn đề này, Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Bùi Hoài Sơn (Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam).

Chú thích ảnh
PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam

Theo PGS Bùi Hoài Sơn, trong giai đoạn 5 năm vừa qua và tính chung cho cả giai đoạn 10 năm 2011 - 2020, chúng ta đã đầu tư nhiều hơn cho văn hóa, cả ở khu vực Nhà nước lẫn tư nhân, và chính nhờ sự đầu tư đó, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều thay đổi tích cực trong đời sống văn hóa.

Cụ thể, hệ thống các thiết chế văn hóa dần hiện đại và đồng bộ hơn, các di tích, công trình tín ngưỡng, tâm linh được bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị, đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, các chương trình nghệ thuật được đầu tư bài bản hơn, hấp dẫn hơn, nhiều sản phẩm nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh có chất lượng tốt... giúp đời sống văn hóa của nhân dân phong phú hơn.

Chú thích ảnh
Điện Kính Thiên trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: TTXVN

Có được sự đầu tư đó, theo người đứng đầu Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, chính là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa. Kể từ khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm (Ban chấp hành Trung ương khóa VIII) được ban hành năm 1998, nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hóa đối với sự phát triển đất nước ngày càng toàn diện hơn, đã giúp lĩnh vực văn hóa nhận được sự quan tâm đầu tư của toàn xã hội.

Tuy nhiên, đúng như trong Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu quan điểm về "Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa " vì dù đầu tư trong những năm vừa qua có tăng nhưng chưa tương xứng với vị trí và vai trò của văn hóa trong phát triển đất nước.

Chú thích ảnh
Theo PGS-TS Bùi Hoài Sơn, các sự kiện văn hóa nghệ thuật có uy tín cũng là những giải pháp đầu tư quan trọng cho văn hóa. Trong ảnh: Tiết mục múa cổ "Tát nước đêm trăng" trong tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long". Ảnh: TTXVN

PGS-TS Bùi Hoài Sơn đưa ra thống kê: “Năm 2019, phát biểu trong kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn thừa nhận đầu tư cho văn hóa mới chỉ đạt 1,71% tổng chi ngân sách Nhà nước, thấp hơn mục tiêu 1,8% đã được nêu ra từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm (Ban chấp hành Trung ương khóa VIII) năm 1998 (dù đã qua 23 năm tính đến thời điểm năm 2021). Đấy còn là mức đầu tư chung của cả quốc gia! Một số địa phương, mức đầu tư cho văn hóa còn ít hơn nữa! Và đấy cũng chỉ là đầu tư về tài chính, đầu tư nguồn lực cho văn hóa cần phải tính đến cả những yếu tố khác như nguồn nhân lực hay cơ sở vật chất - những yếu tố quyết định đến sự phát triển chung của văn hóa”.

PGS-TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh rằng, “đầu tư cho văn hóa rất quan trọng ở chỗ: Thứ nhất nó thể hiện sự nhất quán trong nhận thức và hành động là văn hóa thực sự quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước; thứ hai, đầu tư cho văn hóa sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát triển, từ đó có tác động lan tỏa đến những lĩnh vực khác. Văn hóa chính là sức mạnh nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước, vì thế, phải xem đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển”!

Để tăng hiệu quả đầu tư cho văn hóa, theo PGS-TS Bùi Hoài Sơn, nguồn nhân lực có ý nghĩa then chốt.

“Kinh nghiệm của tôi cho thấy, nếu chúng ta có cán bộ tốt, đội ngũ cán bộ này sẽ khai thác được tiềm năng của văn hóa, biến những tiềm năng này trở thành tài sản có giá trị, tạo lợi thế cho sự phát triển đất nước. Điển hình điện ảnh Trung Quốc có Trương Nghệ Mưu, Hàn Quốc có Kim Ki Duk nhờ đó thay đổi cả một ngành công nghiệp điện ảnh” - PGS-TS Bùi Hoài Sơn nói.

Ông chia sẻ thêm: Còn nhiều ví dụ khác nữa khiến cho việc tạo dựng được một thế hệ nghệ sĩ tài năng và cả những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa vừa tâm huyết vừa thấu hiểu công việc là một mong ước thực sự đối với đất nước. Bên cạnh đó, việc có các cơ sở vật chất xứng tầm, các sự kiện văn hóa nghệ thuật có uy tín, thương hiệu để thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ quốc tế cũng là những giải pháp đầu tư quan trọng khác.

“Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước” (Trích “Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”).

(Còn tiếp)

Huy Thông (ghi)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm