cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Chữ và nghĩa: 'Nó bảo sao không đến'?

20/07/2022 06:53 GMT+7

“Nó bảo sao không đến?”, hoặc “Không bảo sao nó đến?”, hoặc “Không bảo nó đến sao”… Đây là những câu nói bình thường trong tiếng Việt. Nhưng sẽ là không bình thường nếu nhìn từ góc độ từ điển học, ta xem xét một vấn đề: Từ một số yếu tố cho trước, ta sẽ có bao nhiêu các kết hợp ngôn từ?

Chữ và nghĩa: Mắm mặn chết dòi

Chữ và nghĩa: Mắm mặn chết dòi

Đây có phải chỉ là kinh nghiệm làm mắm không nhỉ?

Xem chuyên đề "Chữ và nghĩa" TẠI ĐÂY

Chẳng hạn, ta có một “tập hợp” gồm 5 âm tiết tiếng Việt, xếp theo ABC: Bảo, đến, không, nó, sao. Nếu lần lượt hoán vị, xáo trộn 5 âm tiết này, ta sẽ có rất nhiều các phát ngôn (câu) khác nhau với nội dung ngữ nghĩa khác nhau.

Dưới đây là khá nhiều kết hợp (tạo câu) được hình thành từ con số 5 giới hạn kia: Bảo nó sao không đến. Bảo nó đến không sao. Bảo sao nó không đến. Bảo nó đến sao không. Bảo nó không đến sao. Bảo không sao nó đến. Bảo sao nó đến không. Đến bảo nó không sao. Đến không bảo nó sao. Đến không nó bảo sao. Đến sao không bảo nó. Đến bảo nó sao không. Đến sao nó không bảo. Đến sao nó bảo không. Đến nó không bảo sao. Không bảo sao nó đến. Không đến bảo nó sao. Không sao bảo nó đến. Không bảo nó đến sao. Không đến bảo nó sao. Không đến nó bảo sao. Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao. Nó bảo sao không đến. Nó đến không bảo sao. Nó đến bảo không sao. Nó đến bảo sao không. Nó không bảo sao đến. Nó không bảo đến sao. Nó không đến bảo sao….

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa

Nếu kéo cho hết tận cùng, ta sẽ có bao nhiêu biến thể lắp ghép, giống như cách xếp trò chơi lego mà trẻ em vẫn làm? Theo lý thuyết tập hợp (set theory) thì trong tập hợp n phần tử, người ta có thể áp dụng công thức chỉnh hợp và tổ hợp để tạo ra vô số các tập hợp con.

Chỉnh hợp (arrangement) là cách lựa chọn những phần tử từ một nhóm cho trước (khác với tổ hợp (combination), chỉnh hợp có phân biệt thứ tự).

Trong ví dụ 5 đơn vị âm tiết trên (bảo, đến, không, nó, sao), ta có thể áp dụng công thức chỉnh hợp (chỉnh hợp chập k của n) để tạo ra các phát ngôn. Như vậy, chỉnh hợp chập 5 của 5 sẽ cho ra 5x4x3x2x1 = 120 khả năng (tập hợp con).

120 khả năng tức là 120 kết hợp khác nhau. Nhưng không phải kết hợp nào cũng có nghĩa, khi hoán vị sẽ tạo ra một số cấu trúc vô nghĩa, ví dụ: Không nó đến sao bảo, Bảo đến không nó sao, Không nó sao đến bảo... Theo GS Nguyễn Đức Dân (người từng dạy về lý thuyết tập hợp) thì trong 120 cấu trúc tối đa chỉ có chừng 40 cấu trúc có nghĩa được chấp nhận trong giao tiếp tiếng Việt.

Thế cũng đã là quá nhiều rồi. Có lẽ, chỉ với tiếng Việt (một ngôn ngữ đơn âm, phân tiết tính) thì mới xảy ra kết hợp kỳ lạ này. Khi thay đổi trật tự từ, ta sẽ có một cấu trúc câu khác với nghĩa khác. GS Cao Xuân Hạo đã có một phát hiện thú vị khi phân tích 2 cấu trúc “đi bao giờ?” và “bao giờ đi?” (đổi vị trí 2 từ “bao giờ” và “đi”). Theo ông, cấu trúc “đi bao giờ?” chỉ thời quá khứ, chỉ sự tình đã diễn ra. Ví dụ: Nam đi Huế bao giờ vậy? → tiền giả định: Nam đã đi Huế. Còn cấu trúc “bao giờ đi?” chỉ thời tương lai. Ví dụ: Nam bao giờ đi Huế? → tiền giả định: Nam sắp đi Huế.

Trong ngôn ngữ, có một nguyên lý rất quan trọng: Từ cái hữu hạn có thể tạo ra cái vô hạn. Chúng ta biết, trong toán học, người ta dùng hệ đếm cơ số 10. Có nghĩa là từ 10 con số hữu hạn (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) sẽ cho ra vô vàn các số tự nhiên, kết hợp từ cơ số 10 đó. Ngôn ngữ cũng sản sinh theo cơ chế này. Theo Trung tâm Từ điển học, số âm tiết tiếng Việt (tiếng) có nghĩa là 6.765 (kể cả âm tiết có nghĩa ngữ pháp - yếu tố cấu tạo từ). Con số này hoàn toàn không nhiều, nếu không nói là một con số rất thấp. Nhưng từ “cơ số” ngữ vựng này, người Việt đã tạo ra hàng vạn từ và hàng chục vạn thuật ngữ đang được dùng hiện nay (và còn tiếp tục sản sinh chưa dừng lại). Quả là thú vị.

Bắt đầu chỉ năm tiếng thôi

Mà qua em, thành trăm lời yêu thương

PGS-TS Phạm Văn Tình

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm