cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020: Tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc

24/10/2021 21:39 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Tối 24/10, Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV, năm 2020 - Giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc diễn ra tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).

Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV năm 2019: Ghi nhận công sức và tâm huyết của đội ngũ người làm báo

Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV năm 2019: Ghi nhận công sức và tâm huyết của đội ngũ người làm báo

Như thường lệ, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV năm 2019 được diễn ra đúng vào ngày 21/6 - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm báo chí xuất sắc đã có những đóng góp lớn, ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội.

Do tình tình dịch COVID-19 phức tạp, Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 được tổ chức gọn nhẹ, hạn chế số lượng người tham dự.

Các tác giả ở địa phương, Ban Tổ chức sẽ gửi cúp, giấy chứng nhận, kỷ niệm chương, tiền thưởng về Hội Nhà báo địa phương và đề nghị lãnh đạo địa phương tổ chức Lễ trao giải vào thời gian và cách thức phù hợp với thực tế địa phương.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ trao giải báo chí Quốc gia lần thứ XV. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Tôn vinh 112 tác phẩm báo chí xuất sắc

Giải Báo chí quốc gia năm 2020 tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả của 112 tác phẩm báo chí xuất sắc ở 11 loại giải. Trong đó có 1 giải Đặc biệt, 9 giải A, 25 giải B, 45 giải C, 32 giải Khuyến khích. 

Đánh giá về Giải Báo chí Quốc gia 2020, Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV, năm 2020 khẳng định: Giải đã thành công rất tốt đẹp. Các tác phẩm tham dự giải báo chí năm nay đã phản ánh một cách kịp thời, sống động, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của giới báo chí đối với những việc trọng đại, trọng tâm, trọng điểm của đất nước, với những nhiệm vụ khó khăn. Có thể nói, 2020 là một năm báo chí đồng hành với toàn Đảng, toàn dân, luôn đồng hành trên những tuyến đầu của mặt trận chống dịch COVID-19, trên mặt trận chống lũ lụt thiên tai và trên mặt trận phòng, chống lãng phí và tiêu cực. Cùng với đó là sự tôn vinh những cái đẹp, cái tốt, những giá trị cao quý của đất nước chúng ta, từ đó làm đẹp thêm hình ảnh đất nước và tôn vinh vị thế của Việt Nam trong đời sống quốc tế…

Tại Giải Báo chí quốc gia năm 2020, Liên chi Hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam giành 4 giải thưởng ở 3 thể loại: Giải Ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh; Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến (Báo điện tử) và Giải Xã luận, Bình luận, Chuyên luận (Báo in).

Chú thích ảnh
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Trong đó, có 2 giải thưởng thuộc thể loại giải Ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh gồm: 1 giải B (không có giải A) được trao cho tác phẩm: "Cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân đồng lòng chống dịch COVID -19" của nhóm tác giả Lê Trí Dũng (Trí Dũng), Hoàng Thống Nhất (Thống Nhất), Dương Văn Giang (Dương Giang), Bùi Doãn Tấn (Doãn Tấn), Bùi Cương Quyết (Minh Quyết); 1 giải C thuộc về tác phẩm "Cứu nạn thành công toàn bộ thuyền viên mắc kẹt trên tàu Vietship 01" của tác giả Hồ Cầu.

Hai giải thưởng khác gồm: Giải B thể loại Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến (Báo điện tử) thuộc về tác phẩm "Loạn quy hoạch làm biến dạng đô thị: Virus cần phải loại bỏ triệt để" của tác giả Võ Mạnh Hùng – Báo Điện tử VietnamPlus và giải Khuyến khích thể loại Xã luận, Bình luận, Chuyên luận (Báo in) thuộc về tác phẩm "Đoàn kết là sức mạnh đẩy lùi đại dịch COVID-19" của tác giả Đỗ Phương Bình, Ban biên tập tin Trong nước.

Bày tỏ sự vui mừng, xúc động khi nhận giải thưởng Báo chí Quốc gia 2020, Nhà báo Võ Mạnh Hùng, Báo Điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) chia sẻ: Đây là lần thứ 7 anh có tác phẩm gửi tham gia Giải Báo chí Quốc gia và cũng là lần thứ 7 anh được nhận giải thưởng cao quý này. Nhưng có lẽ giải thưởng lần này đã để lại cho anh nhiều cảm xúc nhất, bởi những dấu ấn riêng và hoàn cảnh đặc biệt.

Chú thích ảnh
Ban tổ chức trao giải B cho tác giả Bùi Doãn Tấn đại diện nhóm tác giả Ban Biên tập Ảnh (Liên chi hội Nhà báo TTXVN) với tác phẩm “"Cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19". Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Nhà báo Võ Mạnh Hùng cho biết, đầu tháng 3/2020, anh lên kế hoạch, đi thực tế tìm hiểu về thực trạng quy hoạch và xây dựng đô thị hiện nay. Địa chỉ đầu tiên anh hướng đến là Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh - nơi có hàng ngàn gia đình bị điêu đứng do hệ quả của "siêu dự án" phá vỡ quy hoạch. Nghe người dân kể về những năm tháng cơ cực, cơm đùm, áo đúm đi tìm "chân lý" khiến anh trăn trở, bức xúc. Điều đáng nói là, "siêu dự án" Thủ Thiêm chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm. Thực tế, trong suốt hai thập kỷ qua, tình trạng quy hoạch "thần tốc," xây dựng trái phép, sai phép, "vượt" quy hoạch cũng lây lan nhanh như virus, với hàng loạt "đại" dự án tai tiếng như: Công trình 8B Lê Trực, HH Linh Đàm ở thành phố Hà Nội; dự án Vườn Vạn Tuế ở tỉnh Hưng Yên… Cùng với đó là hàng trăm dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dự án tâm linh… đua nhau bạt núi, lấp sông, lấn biển ra đời.

Sau 3 tháng triển khai, đầu tháng 6/2020, anh hoàn thiện loạt bài viết "Loạn quy hoạch làm biến dạng đô thị: Virus cần phải loại bỏ triệt để". Loạt bài chỉ ra hàng loạt lỗ hổng của Luật, vướng mắc từ cơ chế chính sách, đặc biệt là tình trạng buông lỏng quản lý của chính quyền các cấp địa phương, lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương - khi hàng loạt cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật vừa bị kỷ luật, bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Nhà báo Võ Mạnh Hùng tâm sự, điều đáng mừng nhất là sau khi loạt bài được đăng tải trên Báo điện tử VietnamPlus, nhiều địa phương để xảy ra tình trạng "loạn" quy hoạch, vi phạm xây dựng làm "méo mó" đô thị, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Giang… đã vào cuộc kiểm tra, xử lý các "siêu, đại" dự án sai phạm; đồng thời kỷ luật hàng loạt cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật. Qua đó, từng bước chỉnh đốn lại công tác quy hoạch, diện mạo đô thị, lấy lại niềm tin nhân dân.

Chú thích ảnh
Ban tổ chức trao giải B cho tác giả Võ Mạnh Hùng, Liên chi hội Nhà báo TTXVN. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Ấn tượng với giải thưởng Đặc biệt đầu tiên

Năm nay là năm đầu tiên Hội đồng giải thưởng quyết định trao Giải đặc biệt cho một tác phẩm báo chí, vinh dự này thuộc về bộ phim tài liệu "Việt Nam - Thời đại Hồ Chí Minh, Biên niên sử truyền hình" do nhóm tác giả Nguyễn Lê Anh, Lê Thi, Nguyễn Thành Trung, Ngô Đình Khoát, Nguyễn Thanh Tùng – Liên Chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân thực hiện.

Đây là một dự án phim tài liệu đồ sộ gồm 90 tập phim (25-30 phút/tập), như một "biên niên sử" về dòng chảy lịch sử, sự phát triển trường tồn của dân tộc, đất nước, thời đại… song hành cùng với sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu trong cả một tiến trình lịch sử, từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra thời đại Hồ Chí Minh cho đến nay.

Nhà báo Hồ Quang Lợi đánh giá, đây là lần đầu tiên có một bộ phim truyền hình có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, được làm rất công phu về lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và lịch sử đất nước ta trong suốt thế kỷ XX cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI. Trong bộ phim này, nhiều tư liệu được khai thác từ nước ngoài lần đầu tiên được công bố và công khai. Chính vì vậy, sau khi trao đổi cả về thể thức, chất lượng nội dung, cũng như hình thức thể hiện, đặc biệt là về ý nghĩa sâu sắc và tác dụng to lớn, độ lan toả rộng và sâu của tác phẩm này trong đời sống xã hội, Hội đồng Chung khảo đã đề nghị lên Hội đồng Giải báo chí Quốc gia trao Giải Đặc biệt cho tác phẩm này.

Chú thích ảnh
Ban tổ chức trao giải B cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Nhà báo Nguyễn Lê Anh, đại diện nhóm tác giả lên nhận giải thưởng xúc động chia sẻ: Hôm nay, được thay mặt những đồng nghiệp làm phim "Việt Nam Thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình" nhận giải, tôi thấy rất vinh dự, nhưng cũng thấy hơi tiếc vì đại dịch COVID-19, số người tham dự bị hạn chế, nên một số đồng nghiệp làm phim không có mặt để nhận giải, cùng chia sẻ niềm vui với nhau ngay lúc này.

Nhà báo Nguyễn Lê Anh cho biết, khi biết tin phim tài liệu "Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình" đoạt giải thưởng Đặc biệt giải Báo chí Quốc gia năm 2020, anh cùng các thành viên trong nhóm làm phim đều có chung cảm xúc vui mừng, xúc động, vinh dự và biết ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu trong quá trình nhóm thực bộ phim rất kỳ công này.

Nhà báo Nguyễn Lê Anh cho biết, ý tưởng về bộ phim xuất phát từ việc những người làm phim của Báo Nhân Dân rất mong muốn thực hiện một bộ phim tài liệu như một "biên niên sử bằng hình ảnh" phản ánh một cách có hệ thống, đầy đủ xuyên suốt, trung thực, nhiều chiều… về cả một quá trình phát triển từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra thời đại Hồ Chí Minh cho đến nay… Những bước đi thăng trầm, đầy cam go, thử thách của Đảng, dân tộc, nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước…

Chú thích ảnh
Ban tổ chức trao giải C cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Cơ duyên đã may mắn để nhóm được làm bộ phim tài liệu này. "Chúng tôi nhận nhiệm vụ sản xuất bộ phim trong một cảm xúc rất đặc biệt, vừa đan xen khát vọng, quyết tâm, vừa là những áp lực vời vợi trong một khối lượng công việc vô cùng đồ sộ... cùng với sự hoài nghi của không ít nhà chuyên môn về dự án "bom tấn" sẽ nằm ngoài khả năng thực hiện của Báo Nhân Dân... Rất may là cuối cùng, vượt qua tất cả, nhóm đã hoàn thành 90 tập phim", Nhà báo Nguyễn Lê Anh nói.

 "Cả một quá trình chuẩn bị và sản xuất phim, có rất nhiều câu chuyện khiến chúng tôi nhớ mãi. Đó là cảm xúc vỡ oà khi tiếp cận được những nguồn tư liệu quý trong lúc tưởng chừng như đã bế tắc, là ấn tượng đặc biệt khi được gặp những nhân chứng từng ở hai đầu chiến tuyến, là những nuối tiếc bởi có nhiều nhân chứng khi chúng tôi gặp đã già yếu, không chờ kịp đến khi phim phát sóng… Tất cả những điều đó sẽ là những kỷ niệm sâu sắc mà những người làm phim "Việt Nam, Thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình" chúng tôi không thể nào quên", nhà báo Nguyễn Lê Anh xúc động chia sẻ.

Chú thích ảnh
Ban tổ chức trao giải C cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Kể chuyện cũ theo cách mới

Nhà báo Thu Hoà, Ban Thời sự Đài tiếng nói Việt Nam (VOV1), đại diện nhóm tác giả Thu Hòa, Minh Hạnh, Quang Dũng – Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam lên nhận giải B cho tác phẩm phát thanh "Bác Hồ của chúng ta" cho biết, khi nhận nhiệm vụ làm chủ biên chương trình phát thanh đặc biệt kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chị trăn trở làm thế nào để có một chương trình hấp dẫn được công chúng. Có một câu hỏi được đặt ra là tại sao đã hơn 50 năm Bác đi xa nhưng các thế hệ người Việt Nam, dù là những người từng được gặp, chưa từng gặp hay như các em nhỏ chỉ biết Người qua những trang sách, bài thơ vẫn dành cho Bác một niềm kính yêu vô hạn? Và ê kíp làm chương trình thống nhất đi theo mạch cảm xúc này để trả lời cho câu hỏi vừa nêu.  

Có ý tưởng, nhưng việc thực hiện cũng không dễ. Để có một chương trình "chạm" đến cảm xúc của người nghe một cách tự nhiên nhất, chương trình phải có yếu tố mới, nhân vật mới, câu chuyện mới, chi tiết mới và hình thức thể hiện cũng mới.

Chú thích ảnh
Tiết mục văn nghệ chào mừng lễ trao giải. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

"Điều may mắn cho chúng tôi ở thời điểm đó là tìm ra nhạc sỹ Trần Viết Bính, người từng gặp Bác Hồ và hát cho Bác nghe bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" của nhạc sỹ Phong Nhã vào năm 1946 khi Bác Hồ từ Pháp trở về nước. May mắn nữa là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Pháp trước đó đã được tiếp cận những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người hoạt động tại Pháp. Trong đó có câu chuyện về mật thám Pháp theo dõi Nguyễn Ái Quốc nhưng sau này lại trở thành bạn của Bác là chi tiết thú vị mà chúng tôi có thể khai thác".

Bên cạnh những câu chuyện thú vị, khách mời đặc biệt của chương trình gồm: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ, người có nhiều năm nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nhà sử học người Pháp Alain Ruscio; Nhạc sỹ Trần Viết Bính; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phùng Văn Khầu… cùng phóng sự tại quê hương của Bác Hồ - Nam Đàn, Nghệ An, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa chương trình chạm tới cảm xúc của hàng nghìn người nghe đài, người xem qua livestream trên fanpage Thời sự - VOV… Rất nhiều thính giả gọi điện về bày tỏ sự xúc động khi nghe chương trình.

Nhà báo Thu Hoà bày tỏ, điều mà những người làm chương trình cảm thấy thành công nhất đó là khi nghe chương trình, có lẽ mỗi người đều có thể tự lý giải theo cách của riêng mình về câu hỏi mà chương trình đưa ra từ đầu chương trình: Vì sao các thế hệ người Việt Nam hay những người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều dành cho Người một tình cảm đặc biệt? Bởi vì Người là "Bác Hồ của chúng ta".

Buổi lễ tôn vinh các nhà báo, tôn vinh các tác phẩm báo chí xuất sắc đã khép lại, nhưng giá trị của các tác phẩm báo chí vẫn sẽ còn mãi, khẳng định những đóng góp quan trọng của báo chí đối với sự phát triển của xã hội, của đất nước, khẳng định giá trị tích cực của báo chí cách mạng Việt Nam.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm