cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Leonard Cohen - người duy nhất đủ sánh với Bob Dylan

27/11/2016 10:15 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Có một giai thoại mà Leonard Cohen ưa lặp lại về cuộc gặp gỡ với Bob Dylan trong thập niên 80. Bob Dylan hỏi Cohen đã viết bài hát Hallelujah trong bao lâu, và Cohen thẹn thùng trả lời “2 hay 3 năm gì đó”. Rồi một cách lịch sự Cohen hỏi lại Dylan đã viết I and I trong bao lâu, và Dylan đáp, “à, chừng mười lăm phút”.

Nếu Bob Dylan là người viết ca khúc vĩ đại nhất của thời đại, thì Leonard Cohen vẫn là cái tên duy nhất đủ để sánh cùng trong nhận định ấy.

Những tu sĩ thiền tông Kyoto ngấu nghiến bài hát của Cohen về đêm, còn cánh phụ nữ Iceland tơ tưởng đến gã gypsy Cohen lánh đời.

Theo thống kê của fan cuồng, trước cái chết của ông, đâu đó đã có 890 bản cover các sáng tác của Leonard Cohen, trong đó có 78 bản Bird on a Wire, 44 bản Hallelujah và 124 bản Suzanne.

Cohen, tên ông, có nghĩa là Kohen, thầy tư tế trong tiếng Do thái. Giới phê bình gọi ông là đệ nhất thi nhân của bi quan, bố già của sầu bi. Fan của Cohen là những kẻ yêu chữ, tin rằng ca từ của một ca khúc quan trọng hơn ca từ của một ca sĩ. Có lẽ bọn họ, trong đó có chúng ta, đều là những kẻ lãng mạn vô vọng, mắc kẹt trong cơn phẫn nộ đối với thời đại tiện dụng.

Một nhà văn viết cho những nhà văn đã chết

“Trong số hàng ngàn kẻ được biết hay muốn được biết là nhà thơ, có lẽ chỉ có một hay hai là thứ thiệt và số còn lại là lũ rởm đời, cứ bu bám quanh những địa hạt linh thiêng, cố tỏ ra mình là thứ thiệt. Chẳng phải bàn, tôi là một trong những lũ rởm đó” - Leonard Cohen từng tuyên bố tuyên bố.

“Lorca là thi sĩ đầu tiên thật sự khiến tôi lay động. Tôi còn nhớ đã phát hiện một quyển thơ của ông khi chừng mười lăm hay mười sáu tuổi và thế giới mà ông đã hé lộ và những vùng đất mà ông cư ngụ dường như rất quen thuộc. Tôi nghĩ đó là chính là điều chúng ta tìm kiếm khi đọc thi ca; ta tìm kiếm một ai đó để soi rọi một cảnh trí mà trước đó ta cho rằng chỉ có mình là kẻ đơn độc bước vào”, Cohen nói tiếp.


Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, tiểu thuyết gia Leonard Cohen

Nhưng có lẽ ngạc nhiên với không ít người, thi ca đầu tiên ảnh hưởng đến Cohen lại nằm trong giáo đường Do Thái, trong lễ nghi, và trong các câu chuyện Kinh Thánh và “chúng khiến tôi run bật từ sống lưng”. Kinh Thánh chính là quyển sách quan trọng nhất cuộc đời Leonard Cohen.

Ông nói, từ rất rất sớm ông biết rằng mình sẽ trở thành một nhà văn. Do đó chẳng bao giờ ông có một chút nghi ngờ hay khó khăn gì khi phải quyết định muốn trở thành ai. Và “đó là một nhà văn không thuộc về văn hóa đại chúng; trái lại, đó là một nhà văn viết cho những nhà văn đã chết”.

Khi viết, Cohen luôn mang một cảm giác dò dẫm ở đáy thùng. Chẳng bao giờ có cảm giác đứng trước một bàn buffet thịnh soạn món ăn. “Tôi thấy mình giống một anh thợ - một gã đóng tủ quần áo hay đại để thế - với những việc lặt vặt phải làm. Và tôi thấy cần có vô cùng lớn sự tập trung và sức lực để hoàn thành những thứ lặt vặt ấy”.

Ông thử mọi thứ có thể để giải mã một bài hát. Từ suy tư, thiền định, uống rượu đến vỡ mộng, mất ngủ, nghỉ mát… Và khi bài hát đã vào guồng, nó sẽ thao tác với tất cả những gì ông có thể tìm được. “Tôi cần mọi thứ. Tôi thử mọi thứ. Tôi cố gắng lờ, nén, cố say mèm, cố tỉnh táo, tất cả những hình thái tôi có thể để dự phần vào tác phẩm. Tôi sẽ làm mọi cách. Bằng mọi phương tiện có thể”.

Đối với Cohen, thi ca là chứng cứ của cuộc sống. Nếu cuộc sống thiêu cháy, thi ca chỉ là tàn tro.

Không phải nghệ sĩ mua vui

Leonard Cohen rõ ràng không phải là nghệ sĩ mua vui cho lũ trẻ hư hỏng, hay những viên chức cổ cồn trắng đạo mạo lời ăn tiếng nói. Ông là một ca sĩ bậc thầy của những bài ca mang bản sắc Do thái, bên những dòng nước ô nhiễm của Babylon hậu Ki tô giáo.

Người ta nói, phong cách viết lời đặc trưng của ông là một sự pha trộn hoàn toàn đương đại các bài Thánh thi, những tác phẩm của nghệ sỹ Federico Garcia Lorca, khách sạn Chelsea, thánh địa đồng quê Nashville, các hòn đảo Hy Lạp, Thiền tông và Sách Diễm ca, triết gia Franz Rosenzweig (tác phẩm Star of Redemption) và Bob Dylan.

Ông vào đời trong những bài ca dân ca Châu Âu nhưng lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi hình ảnh trại tập trung thảm sát của Đức Quốc xã.

Đời ông có 4 đặc điểm nhận diện: Thứ nhất, sinh ra đã là một người Do Thái. Thứ hai, ngập chìm trong thi ca, nhạc và kinh điển Do Thái. Thứ ba, khám phá tất cả những thứ ấy bằng một sự tươi mới đột phá. Thứ tư, là một khách trú mong manh tại thế gian.

Danh tiếng của ông tuy nhiên lại dành cho đam mê, thay vì khả năng quyến rũ. Trong cuộc sống và trong cả thi ca của mình ông không bao giờ là Don Juan hay Casanova. Ông vẫn gần gũi với những người phụ nữ trong đời mình thay vì xem họ như những cuộc chinh phục, ông tôn thờ họ nhưng lại bỏ đi để tìm lại tự do và sự cô độc cần có cho sáng tạo.

Tất cả các ấn bản thi ca và bài hát của ông đều được cảm tác bởi và dành cho những người phụ nữ mà ông biết, ngoại trừ Book of Mercy (1984) là một bản thánh thi của riêng ông dành tặng Chúa.

Leonard Cohen tham gia vào trào lưu hồi sinh nhạc folk cuối thập niên 50 và đầu 60 ở Mỹ, cùng hàng loạt những cái tên về sau đi vào lịch sử âm nhạc đại chúng, nhưng ông nhanh chóng từ giã khi những tay thương lái nhón tay vào. Chưa bao giờ ông khuất phục trước những quyền lực đen tối của công nghiệp âm nhạc. Trái lại, ông vẫn luôn hát những sáng tác về sự lưu đày, cách li buồn bã.

Leonard Cohen – Anh hùng của kỹ nghệ đau thương

“Tôi không tự cho mình là một kẻ bi quan. Tôi nghĩ kẻ bi quan là kẻ muốn chờ cơn mưa. Còn tôi đẫm ướt đến tận da” - Cohen từng nói.

Ông là một người Do Thái, sinh ra và chết đi vẫn là người Do Thái, một kẻ lữ thứ, một kẻ luôn luôn tìm kiếm, miên viễn không mái nhà.

Các sáng tác âm nhạc ban đầu của ông nằm trong nghi thức nhạc tụng của gia đình, luôn đều đều, như hun đúc một sự gắn kết giữa những người cầu nguyện có giọng hát hay và những người hát không hay.

Kẻ du mục, người Do Thái, theo một nhận định của Michael Grade chủ tịch BBC, lạ thay, có thể thích ứng giỏi nhất với “thay đổi nhỏ nhất trong cơn gió” để sinh tồn, và nó trở thành một công cụ để xác định và thao túng thẩm mỹ của công chúng.

Có gì đó đặc biệt trong gen của người Do Thái khiến họ cực giỏi đồng hóa, có một sự cởi mở rất lớn với những gì diễn ra xung quanh. Tuy nhiên, với Cohen, cộng đồng Do Thái chuộng vật chất, đời sống dư dả cũng giống một quảng trường nước Anh, ở giữa trống hoác chẳng có gì.

Cohen nhìn nhận những thảm trạng trong cuộc sống hiện tại một cách nhân văn, đậm tính tôn giáo. Nhận thức tiên tri của ông nói về sự sụp vỡ khôn cưỡng của xã hội, của chính trị, nhưng ông vẫn tìm thấy sự lạc quan thậm chí trong cái bất toàn, hối thúc sự bền bỉ và đức tin, bất chấp cái vụn vỡ của mọi thứ xung quanh.

Ông được cho là một trong những hiện thân đẹp nhất mà ta từng có và sẽ có được về phẩm chất chịu đựng cái tổn thương và đeo đẳng chúng ta, khi ông là biểu tượng cho việc làm thế nào để sống trong ân sủng và cái đẹp, giữa những thất bại và thất vọng.

Một khía cạnh không được báo chí đăng tải trong tour diễn Mỹ - Canada của Cohen là các chặng dừng ở các bệnh viện tâm thần, chẳng phải bởi mục đích thiện nguyện, mà đơn thuần vì ông thích, vì những bệnh nhân ở đó thật sự hòa mình vào các bài hát. “Họ ở cùng cái nơi mà những bài hát ấy xuất phát. Tôi cảm thấy mình hiểu được họ”.

Trong lễ gia nhập vào Sảnh danh vọng Canada, ông cảm ơn những ai đã mang sáng tác của ông vào cuộc sống của mình, vào những nơi và những hoàn cảnh khác nhau (nhà bếp, phòng ngủ, những đêm thao thức), trong đó có cả những nơi vô định của con tim mà dường như chỉ có một bài hát mới có thể tiến vào.

Vài nét về Leonard Cohen

Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, tiểu thuyết gia Leonard Cohen qua đời ngày 10/11, hưởng thọ 82 tuổi.

Cohen sinh ra trong gia đình Do Thái, sống ở Canada. Ông đến New York (Mỹ) từ năm 1966 để phát triển sự nghiệp. Nhiều sáng tác của ông như Hallelujah, Bird on the Wire, Suzanne, So Long Marianne... có một vị trí đặc biệt trong lòng người hâm mộ.


Cohen có tên trong Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll tại Mỹ lẫn Đại sảnh Danh vọng Âm nhạc và Đại sảnh Danh vọng nhạc sĩ Canada. Ông cũng từng được trao danh hiệu Hiệp sĩ, danh tước cao nhất cho công dân Canada. Năm 2011, ông được tôn vinh tại Giải thưởng Hoàng tử xứ Asturias về những đóng góp văn học của mình.

Du Lê
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm