cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nghệ sĩ lồng tiếng (kỳ 2): Bích Ngọc - Nữ hoàng lồng tiếng phim bộ

18/03/2020 19:06 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu là khán giả của các phim bộ Hong Kong (Trung Quốc) nói chung và TVB nói riêng, hẳn bạn sẽ biết người nghệ sĩ này. Khi giọng nói này cất lên, bạn sẽ thấy rất quen thuộc như… người trong nhà. Bởi đơn giản, đây là giọng nói của rất nhiều bộ phim lồng tiếng mà những năm 1990 “bám sát” đời sống người dân từ thành thị đến nông thôn, hầu như gia đình nào (đặc biệt ở miền Nam, miền Trung) cũng đều nghe qua giọng của chị. Đó là nghệ sĩ lồng tiếng Bích Ngọc.

Nghệ sĩ lồng tiếng (kỳ 1): Văn Ngà - miễn được khóc, cười cùng các nhân vật

Nghệ sĩ lồng tiếng (kỳ 1): Văn Ngà - miễn được khóc, cười cùng các nhân vật

Nếu bất chợt hỏi một ai đó trong giới làm nghề phim ảnh: Có biết Văn Ngà không? Chắc trong 10 người được hỏi thì sẽ có 8-9 người trả lời không. Thế nhưng, nếu xem một phim của Hollywood (Mỹ), Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… mà được lồng tiếng, khả năng có Văn Ngà trong ấy rất cao. Hoặc ngay cả nhiều phim Việt Nam có Mạc Can và NSND Thanh Nam đóng, nhiều hãng đã mời Văn Ngà lồng tiếng.

Người ta thường gọi Bích Ngọc là “phù thủy lồng tiếng”, hoặc “nữ hoàng lồng tiếng phim bộ”, âu có lẽ cũng không quá. Bởi những đóng góp đậm nét của chị cho nghề lồng tiếng phim vốn rất cực thịnh trong nhiều thập niên trước. Các bộ phim đình đám của Hong Kong đều có sự góp giọng của chị, từ phim kiếm hiệp đến điều tra hình sự, tâm lý tình cảm, đặc biệt là các phim của hãng TVB, vốn hầu như bá chủ thị trường phim bộ ở Việt Nam vài thập niên trước.

Đó là chưa kể hàng loạt phim truyền hình Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn, Singapore… Nhưng ấn tượng mạnh nhất vẫn là lồng tiếng cho các nữ diễn viên tên tuổi của Hong Kong như Ôn Bích Hà (Mối hận Kim Bình, Tây du ký, Đắc Kỷ Trụ Vương), Trần Tú Văn (Hồ sơ công lý, 40 tuổi đời một mái ấm), Tuyên Huyên (Xin chào thầy, Mỹ vị thiên vương, Chú chó thông minh), Châu Hải My (Mối tình nồng thắm, Tình yêu là mù quáng)…

Duyên nghiệp tình cờ

Bích Ngọc xuất thân là diễn viên sân khấu. Chị học diễn viên tại Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (tiền thân của Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM ngày nay), cùng khóa với ông xã Công Hậu, Ái Như, Phương Dung, cố NSƯT Thanh Hoàng… Lăn lộn với nghề một thời gian, sau khi lập gia đình, chị nghỉ diễn, ở nhà chăm lo nội trợ. Năm 1991, khi Bích Ngọc ở nhà chăm con đầu lòng, là lúc hãng phim TVB đang có sự thay đổi lớn, muốn lồng giọng chuẩn Sài Gòn cho các bộ phim của mình và đang tìm tuyển diễn viên lồng tiếng.

“Lúc đó, anh Văn Ngà (một nghệ sĩ lồng tiếng - PV) rủ tôi đi thử xem sao. Tố chất diễn viên sẵn có nên tôi lồng giọng thử đạt yêu cầu khá dễ dàng. Ngay sau buổi ứng tuyển, thầy Tạ - người phụ trách lớp lồng tiếng - đã nói ngay từ ngày mai em có thể quay lại vừa làm vừa học được không. Đang lúc tôi suy nghĩ mình cần làm một cái gì đó để có thêm thu nhập, nên nhận lời ngay” - Bích Ngọc kể.

Chú thích ảnh
Hình ảnh quen thuộc của “nữ hoàng lồng tiếng phim bộ” Bích Ngọc. Ảnh: TL

Chị cũng không ngờ cái gật đầu để mình vừa học vừa làm cho biết ấy lại là cái duyên đẩy chị đến một công việc không hề có sự chuẩn bị trước, cho chị một chỗ đứng ở lĩnh vực mà chị không hề biết đến trước đó. Và trở thành công việc chính nuôi sống mình đến tận bây giờ.

Lúc ấy, đây là công việc cực kỳ mới mẻ ở Sài Gòn, rất ít người làm. Những kiến thức của một diễn viên sân khấu hóa ra lại phục vụ rất tốt cho công việc đòi hỏi diễn xuất trong giọng nói. Bích Ngọc làm nghề một cách cần mẫn, chăm chỉ. Từ ban đầu là một việc làm có tính cứu cánh về kinh tế, nhưng dần dà cho chị một cái tên, một uy tín trong lĩnh vực này. Chị nói đó là sự sắp đặt của số phận.

Bích Ngọc có một chất giọng biến hóa khá uyển chuyển, không trùng lặp. Chị hay lồng tiếng cho các nữ diễn viên Lý Nhược Đồng, Ôn Bích Hà, Đặng Túy Văn, Trần Tùng Linh, Tuyên Huyên… Và gần như mặc định trong tai nghe khán giả, giọng chị chính là giọng của các ngôi sao này.

Chú thích ảnh
Nghệ sĩ lồng tiếng Bích Ngọc hiện tại. Ảnh: Sơn Trà

Chị kể: “Mình đã lồng cho Tuyên Huyên, thì bất cứ phim nào của Tuyên Huyên cũng được phân công để lồng, để khán giả có cảm giác quen thuộc, tưởng chừng như giọng thật của diễn viên ấy. Quen, nên hiểu luôn đài từ, cách diễn, thói quen của từng diễn viên mình lồng để chọn cách minh họa giọng nói cho phù hợp. Thí dụ Châu Huệ Mẫn, trước khi nói cô hay hít hơi lên, thì mình cũng phải lồng cho phù hợp. Chuyện này tiện mà cũng dễ thành áp lực, khi người ta quen nghe mình cho các diễn viên này rồi, nếu người khác lồng, không quen tai, dễ cho cảm giác là người này lồng không hợp, người kia lồng không hay”.

Giọng nói thanh xuân và sự khiêm tốn

Bích Ngọc được ví von là người có tiếng nói trẻ mãi không già, vì ưu điểm giọng nói của mình. Sẽ rất bất ngờ cho những ai biết được tuổi thật của chị ngoài đời. Đã bước qua tuổi trung niên từ lâu mà giọng lên phim vẫn cứ như thiếu nữ. Bích Ngọc cho hay, chị thầu đủ hết, từ giọng trẻ con đến thiếu nữ mới lớn, cô gái trưởng thành, phụ nữ trung niên… đều diễn gọn ơ.

“Mình giọng kim, mỗi khi diễn vai người già rất mệt, phải gồng giọng rất nhiều” - chị tâm sự. Có thời gian, lồng tiếng cho vai già luôn là một thách thức đối với Bích Ngọc. Một người bạn khuyên là muốn đổi giọng khàn, già đi thì nên hút thuốc lá. Bích Ngọc cũng thử và kết quả là… mất giọng! Phải mấy ngày sau uống thuốc, giọng mới trong trở lại”.

Chị nói tiếp: “Bây giờ thì cổ họng mình giống như dây đàn rồi, lúc cần thì căng, lúc không thì chùng, nên việc xử lý vai già không còn là vấn đề nữa. Nhưng lồng tiếng cho vai già hoặc diễn vai đào mụ trên sân khấu, vẫn là điều khiến Bích Ngọc bận tâm nhất cho giọng nói luôn cứ mãi thanh xuân của mình”.

Chú thích ảnh
Bích Ngọc và diễn viên - đạo diễn Công Hậu (ông xã của chị) trong một buổi làm việc. Ảnh: TL

Gần 30 năm buồn vui với cái nghề đã chọn mình, có chỗ đứng nhất định trong giới, Bích Ngọc nói điều cần thiết là phải biết giữ lấy giá trị công việc. Chị khẳng định: “Chưa bao giờ tôi xem mình hay ho cả, tôi hay xem lại những đoạn phim trong các bộ phim mình đã lồng để tự nhận xét và điều chỉnh”.

Chị phân tích tên gọi nghề nghiệp của mình: “Diễn viên lồng tiếng phải có cảm xúc với vai diễn của diễn viên, khóc cười theo đúng tình huống tâm lý, khớp với thoại nhân vật, không được tùy tiện thêm bớt. Bạn phải có tố chất của diễn viên, có sự nhạy cảm, thì mới theo đuổi công việc này dài lâu được”.

Bích Ngọc nói công việc của những nghệ sĩ lồng tiếng, đúng như đặc thù của nghề, luôn đứng thầm lặng phía sau. Và cảm ơn truyền thông những năm gần đây đã bắt đầu quan tâm đến họ, cho công chúng biết đến họ nhiều hơn trước. Nếu không thì những nghệ sĩ lồng tiếng cũng mãi chỉ là những người làm công việc thầm lặng. “Nhờ vậy mà tôi thêm tự tin xuất hiện cùng ông xã trong nhiều sự kiện hơn. Vì trước đó, tôi đi rất thầm lặng sau lưng người chồng nổi tiếng của mình. Không ai biết mình là ai cho tới khi mình cất giọng” - chị hóm hỉnh.

(Hỏi đáp về quá khứ - hiện tại - tương lai)

Trong lòng lúc nào cũng đau đáu về sân khấu

* Chị có hài lòng về cuộc sống hiện tại không?

- Nói chung là hài lòng. Tôi đâu chọn nghề, mà nghề đã chọn tôi đấy chứ. Nghề này không cho tôi nhà cao cửa rộng, xe hơi như người ta, nhưng cũng có nhà cửa khang trang, xe máy vừa đủ cho nhu cầu thường nhật. Ngành nghề nào cũng vậy, tùy bản tính của mình, khéo co thì ấm mà thôi.

* Nếu quay trở về thời kỳ đầu, chị có theo nghề lồng tiếng?

- Không. Nghề này, ban đầu mình làm không hẳn do đam mê, mà do nó cũng liên quan ít nhiều đến nghệ thuật, cho đỡ nhớ nghề diễn viên, lại phù hợp nhu cầu mưu sinh để lo cho gia đình. Đây cũng là thu nhập chính của mình. Làm riết thành nghề, nhưng trong lòng lúc nào cũng đau đáu về sân khấu, vì gốc của mình là dân sân khấu.

* Vậy chị mong muốn điều gì cho nghề lồng tiếng?

- Tôi mong khán giả vẫn yêu thích phim lồng tiếng và những diễn viên lồng tiếng, vì có như vậy người diễn viên lồng tiếng mới có thêm động lực phấn đấu hơn trong công việc thầm lặng này. Ở nhiều nước, diễn viên lồng tiếng rất được trân trọng, nên cũng mong ước rằng trong tương lai gần, Việt Nam cũng sẽ có các giải thưởng cho nghề này. Tôi mong phim lồng tiếng không bị mai một, để diễn viên lồng tiếng có thể sống được với nghề và tiếp tục trau dồi bộ môn nghệ thuật này, không phụ lòng khán giả đã yêu thương và quý trọng bao nhiêu năm nay.

(Còn nữa)

Sơn Trà

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm