cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhà thơ Mai Văn Phấn 'xuất khẩu' trường ca ra thế giới

12/09/2019 07:42 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Chỉ trong một thời gian ngắn, trường ca Thời tái chế của nhà thơ Mai Văn Phấn đã được tái bản 2  lần. Và chưa hết, dù mới ra lò, tác phẩm này đã được một số dịch giả nước ngoài triển khai dịch sang tiếng Nga, tiếng Thụy Điển, tiếng Đức và tiếng Hàn.

Cùng nhà thơ Trần Mai Hưởng nhớ về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc

Cùng nhà thơ Trần Mai Hưởng nhớ về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc

Mười cô gái đi lấp hố bom/Bóng người lồng trong bóng nước/Vẻ đẹp không bao giờ còn có được/Một tuần sau các cô hy sinh...

"Khi mới đến với văn chương tôi từng quan niệm rằng, viết để khai sáng chính mình, để thấy mình khác những người khác. Với tôi, cái khác ấy chính là tiêu chí đánh giá kẻ sáng tạo có đi tiếp được nữa hay không. Vậy dĩ nhiên Thời tái chế là bước đi gần đây nhất của tôi" - nhà thơ Mai Văn Phấn mở đầu cuộc trò chuyện với Thể thao & Văn hóa (TTXVN). 

* Lần này, anh muốn minh chứng  gì qua những cái "khác"ấy?

- Nó là sự hoàn thiện về kết cấu trường ca theo quan niệm của tôi. Các trường ca Người cùng thời (1999), Hình đám cỏ (2010) và một số tiểu trường ca của tôi trước đây chưa thực sự thay đổi về cấu trúc so với các trường ca đơn tuyến truyền thống. Còn ở tác phẩm này, tôi muốn minh chứng một kiểu kết cấu trường ca hậu hiện đại, viết với tinh thần tự do, phá vỡ các chủ thuyết, các siêu văn bản... 

Chú thích ảnh
Nhà thơ Mai Văn Phấn

Đó là sự phân mảnh trong mỗi chương, tạo những điểm sáng đủ để lan tỏa trong toàn bộ không gian của tác phẩm đa-phương-chiều, kéo dài suốt lịch đại và biên giới đồng đại mà tôi muốn đặt dấu mốc đề cập. Với lối kết cấu này, các sự kiện, nhân vật làm dữ liệu trong đó được chuyển động theo những vòng tròn đồng tâm, khi kết thúc một chu kỳ, chúng lại hiển thị với diện mạo và tinh thần khác. 

* Hiện thực “tái chế” có phải là điểm mấu chốt của trường ca này để “hồi sinh, tái sinh, khai sinh” một chân lý mới?

- Hiện thực “tái chế” không phải điểm mấu chốt. Mỗi sự kiện, nhân vật ở đây có thể ví như những quân cờ xuất hiện trong rất nhiều ván cờ trong toàn bộ tác phẩm. 
Nói theo “Đạo Cờ Tướng” thì có nước cờ sinh và nước cờ tử. Tôi mong muốn kết cục mỗi ván cờ trong trường ca này đều mở ra hướng nhìn lại lịch sử, nhận diện chân giá trị đương thời, và thấy rõ hơn con đường tới tương lai. Mấu chốt của Thời tái chế” nằm ở người đọc. 

* Tác giả Yên Nguyên nhận xét về "Thời tái chế":"Trường ca này đem đến một trải nghiệm thẩm mĩ chưa từng có. Nó phá vỡ hầu hết những đặc trưng quen thuộc của thể loại, đảo lộn toàn bộ những gì đã biết, đẩy người đọc ra khỏi vùng an toàn và đối diện với một kinh nghiệm cá nhân mới mẻ, tái định hướng người đọc đến một khu vực tiếp xúc gần với tương lai hơn là hiện tại của thể loại. Đó có phải là một cách tân của nhà thơ để làm khác biệt tác phẩm của mình?

- Nhận xét trên đã khái quát toàn bộ ý đồ sáng tạo của tôi cho tác phẩm này. Có một chủ ý, không cần nhìn từ góc độ cách tân: Đây là lần đầu tiên tôi xây dựng một thế giới linh hồn cho một trường ca. 

Chú thích ảnh

Bạn đọc sẽ có cảm giác các nhân vật không còn bị vây bọc bởi tam độc  tham, sân, si, cũng như các sự kiện như bị bứng ra khỏi nền tảng của ý thức hệ. Tất cả chuyển động tựa những chiếc bóng được ánh sáng hắt lên tường. Những cái bóng ấy đan xen, đối thoại với nhau trong xét đoán riêng của mỗi người đọc.

* Được biết "Thời tái chế" của anh dù mới ra đời, vẫn còn "thơm mùi mực" nhưng đã có dịch giả nước ngoài dịch?

- Hiện có một số dịch giả nước ngoài đang dịch Thời tái chế của tôi sang tiếng Nga, tiếng Thụy Điển, tiếng Đức và tiếng Hàn.Tháng trước tôi đã ký hợp đồng với Nhà xuất bản Hind Yugm, Ấn Độ. Theo hợp đồng, Nhà xuất bản sẽ tổ chức dịch Thời tái chế của tôi từ tiếng Anh sang tiếng Hindi và ấn hành, đồng thời sẽ chuyển cho tôi 10% tiền nhuận bút tính theo giá bìa và số lượng sách in. Dự kiến sách sẽ phát hành tại Ấn Độ vào trung tuần tháng 11 năm nay.

* Cũng liên quan đến thơ của anh, tới đây tập thơ “Nơi trời rộng” sẽ được xuất bản bằng tiếng Ả Rập. Nhân đây xin anh có thể thông tin đến độc giả những điều thú vị về tập thơ này?

- Từ đầu năm 2017, dịch giả - nhà thơ Raed Anis Al-Jishi (Ả-rập Xê-út) đã dịch chùm thơ đầu tiên của tôi đăng trên tạp chí Văn học của Ả-rập Xê-út. 

Sau chùm thơ này, một số Nhà xuất bản trong thế giới Ả-rập đã đặt nhà thơ Raed Anis Al-Jishi dịch 100 bài thơ của tôi để in thành một tuyển tập. Raed đã cùng tôi tuyển chọn những bài thơ tiêu biểu từ 8 tập thơ tiếng Anh của tôi đã công bố. Cuối cùng, Nơi trời rộng của tôi được Nhà xuất bản Alfarasha có địa chỉ tại Kuwait xuất bản và sẽ phát hành tại các nước nói tiếng Ả-Rập. 

Chú thích ảnh

Trong lời giới thiệu về tập thơ đăng trên website của Nhà xuất bản Alfarasha có viết: "Mặc dù nhà thơ độc lập với những dư âm sáng tạo khác, nhưng ông đã gặp nỗi cô đơn nhân loại tựa một thế giới hoàn mỹ. Tuyển tập thơ này được chọn từ bản Anh ngữ, ngôn ngữ trung gian, nhưng đã được các dịch giả Anh ngữ tuyển lựa để chuyển dịch chính xác. Giờ đây chúng được tái lập sinh động và giản dị trong ngôn ngữ Ả-rập để tiếp cận tối ưu phương thức biểu cảm của ngôn ngữ truyền thống Việt Nam…

Chúng tôi mong rằng cuốn sách sẽ được bổ sung vào các thư viện thế giới Ả-rập, giúp độc giả tìm thấy sự thanh thản và duy linh mà chúng tôi đã khám phá, và cũng tin rằng, bạn đọc sẽ được hành trình trong một thế giới đầy quyến rũ”.

* Xin cảm ơn nhà thơ Mai Văn Phấn! 

Huy Thông (thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm