cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Ra mắt bộ cổ sử “Tam Quốc chí”: 10 năm cho 2.400 trang sách

01/06/2016 17:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) -Không liên quan tới nghề dịch thuật, nhưng lại sẵn sàng bỏ ra 10 năm để dịch 2.400 trang sách, nhóm dịch thuật Bùi Thông, Phạm Thành Long, Võ Hoàng Giang vừa chính thức đưa ấn bản “Tam quốc chí” ra thị trường.

"Tam quốc chí" được học giả Trần Thọ viết vào thế kỷ thứ III và được Bùi Tùng Chi bổ sung, chú giải khoảng hơn 100 năm sau đó. Bộ cổ sử này chính là cơ sở để La Quán Trung viết tác phẩm văn học "Tam quốc diễn nghĩa" trong thế kỷ XIV. Tuy nhiên, so với tác phẩm phái sinh từ nó, Tam quốc chí lại chưa có điều kiện được dịch ra tiếng Việt – một phần bởi độ dày 2400 trang và sự phức tạp của ngôn ngữ Hán cổ.

“Với những người say mê Tam Quốc diễn nghĩa, nhu cầu tìm hiểu về các dữ liệu lịch sử của thời đại này,về ranh giới giữa “thực” và “hư” trong sáng tác của La Quán Trung luôn được đặt ra. Chúng tôi tự tìm đến Tam Quốc chí qua mạng internet” – Võ Hoàng Giang, một thành viên trong nhóm biên dịch, cho biết.

Bìa sách Tam quốc Chí

Võ Hoàng Giang là nhà báo tại Hà Nội. Năm 2006, anh và Bùi Thông, một cán bộ trong ngành kỹ thuật, gặp nhau trong mục bàn luận về Tam quốc diễn nghĩa tại một diễn đàn. Xuất phát từ một thú chơi lúc trà dư tửu hậu , như lời người trong cuộc tự nhận, Bùi Thông bắt đầu hì hục dịch từng tiểu truyện trong "Tam Quốc chí" để cung cấp cơ sở bàn luận một cách hợp lý và khoa học. Rồi, từ sự hưởng ứng của những người mê Tam Quốc khác, ý tưởng xuất bản trọn bộ Tam Quốc chí ra đời.  Ngoài Bùi Thông và Võ Hoàng Giang, thêm một gương mặt xuất hiện là Phạm Thành Long (đang làm việc tại Czech) với vai trò biên tập hiệu đính và rà soát tư liệu.

Năm 2013, "Tam Quốc chí" cơ bản được dịch xong. Tuy nhiên, 3 năm tiếp theo là thời điểm nhóm 3 người này tập trung tinh sửa, hiệu đính và đặc biệt là dụng công nhiều cho các chú thích, vốn đòi hỏi một khối lượng kiến thức khổng lồ về các điển tích và hình ảnh ước lệ. Như lời chia sẻ , ngôn ngữ thể hiện trong bản dịch là khó khăn lớn nhất với họ, khi vừa muốn chuyển tải chân thực nội dung của bộ cổ sử, giữ được hồn cốt, thần thái cổ văn, với đặc trưng biền ngẫu, ước lệ và giàu điển tích.

“Chúng tôi có may mắn không chịu áp lực về thời gian. Với cả nhóm, bộ sách này được làm bởi sự đam mê, cũng như tình bằng hữu với sự ủng hộ của rất nhiều anh em ham mê Tam quốc trên mọi diễn đàn” – Hoàng Giang nói. “Nhưng ngược lại, chính vì tinh thần, làm cho mình, cho những người đồng điệu với mình, nên cả nhóm mới chỉ tạm yên tâm sau 3 năm chỉnh sửa bản thảo.”

So với những tiểu truyện lẻ tẻ được dịch thô và đưa lên mạng từ trước đây, 2400 trang "Tam Quốc chí" vừa được NXB Văn học ấn hành là một sản phẩm chuyên nghiệp cả về ngôn ngữ, tư liệu, chú khảo và đặc biệt là dung lượng (có tới 300 tiểu truyện thay vì 100 như ban đầu). Phần nào, sự khác biệt ấy đến từ thay đổi của chính nhóm dịch giả so với xuất phát điểm ban đầu, sau 10 năm lao động cầu thị và nghiêm túc…

Cúc Đường

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm