cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Văn hóa Hà Nội năm 2017 - 2018: Giữ gìn nét cổ kính, nâng cao văn hóa ứng xử

08/01/2018 07:05 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - “Cái quý nhất của Hà Nội là văn hóa. Văn hóa của Hà Nội là cội nguồn, là cái gốc để xây dựng được một cái gọi là “trường phái Hà Nội”.

Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Vương Duy Biên trong khuôn khổ “Hội nghị Tổng kết công tác Văn hóa Thể thao năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018” do Sở VH&TT Hà Nội tổ chức tuần qua.

Khó khăn trong ngân sách tu bổ di tích

Theo Thứ trưởng Vương Duy Biên, Hà Nội quý giá nhất ở những nét cổ kính còn sót lại. Nếu những di tích cổ kính mất đi, phần hiện đại của Hà Nội sẽ chẳng là gì khi đem ra so sánh với thủ đô của các nước láng giềng.

“Nếu không cẩn thận, hiện đại hóa sẽ kéo theo việc mất dần bản sắc văn hóa. Ngành văn hóa Hà Nội cần tham mưu cho lãnh đạo thành phố để đầu tư cho văn hoá, có những tính toán chiến lược cho thiết chế văn hóa mang bản sắc Hà Nội” - thứ trưởng Vương Duy Biên chỉ đạo tại hội nghị.

Chú thích ảnh
Theo báo cáo của Sở VH&TT Hà Nội, ước tính cả năm 2017, di tích đền Ngọc Sơn đón 930.000 khách, thu 27.600.000 đồng

Mong muốn gìn giữ những nét cổ kính của Hà Nội được Thứ trưởng Vương Duy Biên đưa ra gắn liền với công tác quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên toàn địa bàn Hà Nội.

Đề cập đến vấn đề này, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội - Ngô Văn Quý - đưa ra khó khăn về kinh phí. “Hiện nay trên toàn địa bàn Hà Nội, có đến trên 5.000 di tích trong đó được xếp hạng là khoảng 2.000. Để tu bổ một di tích tối thiểu phải bỏ ra 1 tỷ đồng, đó là chỉ riêng chi phí quét vôi, đảo ngói, sửa chữa. Nếu không kêu gọi xã hội hóa tốt và chỉ đạo quyết liệt thì khả năng rất cao các di tích sẽ xuống cấp” - ông Ngô Văn Quý nhấn mạnh và chỉ đạo cho Sở VH,TT tham mưu cho thành phố phương án giải quyết.

Tập trung nâng cao văn hoá ứng xử

Năm 2017 là năm chẵn của nhiều sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Ngô Văn Quý - đánh giá tại hội nghị, năm 2017 ngành văn hóa Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế.

Đáng nói nhất, với vai trò là đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo chương trình 04-Ctr/TU, Sở VH,TT đã tham mưu cho thành phố ban hành và triển khai 2 bộ quy tắc ứng xử dành cho công nhân viên chức trong các cơ quan tại Hà Nội, cũng như bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng điểm được lãnh đạo thành phố đưa ra để xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Tuy nhiên, ông Ngô Văn Quý cũng cho biết theo phản ảnh tại 5 quận, huyện, việc triển khai chương trình 04-Ctr/TU vẫn chưa có được chuyển biến rõ nét. Ông yêu cầu trong năm tới Sở VH,TT TP Hà Nội tập trung thực hiện quyết liệt nhiệm vụ trên để 2 bộ quy tắc ứng xử đi vào đời sống.

Việc triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của Sở VH,TT Hà Nội dù đạt được nhiều kết quả nhưng theo ông Ngô Văn Quý, chất lượng các mô hình văn hóa trên địa bàn thành phố vẫn còn hạn chế. “Chúng ta vẫn báo cáo rằng trên 80, 90% gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa… nhưng thực chất vẫn còn nhiều vấn đề về văn hóa ứng xử mà chỉ cần tham gia giao thông là thấy rõ. Thay đổi hành vi ứng xử là nội dung khó, nhưng cần phải được quan tâm trong thời gian tới” - ông Ngô Văn Quý nói.

Trong năm 2018, ngoài khắc phục những hạn chế kể trên, Sở VH,TT Hà Nội sẽ tập trung thực hiện dự án trọng điểm Bảo tàng Hà Nội để đảm bảo mục tiêu đến 10/10/2019 hoàn thành việc trưng bày, chào mừng 65 năm ngày giải phóng Thủ đô.

Giữ nét văn hóa hàng rong

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên phát biểu: “Gánh hàng rong gắn liền với văn hóa Hà Nội. Sở VH,TT Hà Nội cần quy hoạch, tổ chức làm sao để quản lý nhưng vẫn gìn giữ được nét văn hóa hàng rong, văn hóa vỉa hè. Chứ nếu ăn bát phở mà cũng phải vào nhà hàng cửa kính máy lạnh thì không còn là phở ngày xưa nữa”.

Phát huy nét đẹp văn hóa ứng xử của người dân phố cổ Hà Nội

Phát huy nét đẹp văn hóa ứng xử của người dân phố cổ Hà Nội

Để tìm lại nét hào hoa, lịch lãm của người dân đất Kinh kỳ, phát huy những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội xưa và nay; đề án “Một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ” đã được xây dựng.

Hà My

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm