cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Văn khấn Giao thừa đón chào năm mới

31/01/2022 23:12 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Tại tư gia, văn khấn Giao thừa, đón chào năm mới như thế nào? Dưới đây là một vài bài văn khấn Giao thừa theo sách và Thượng tọa Thích Lệ Trang, Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo TP HCM gợi ý.

Văn khấn Tất niên Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 trong nhà và ngoài trời

Văn khấn Tất niên Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 trong nhà và ngoài trời

Vì sao có nghi lễ đón Giao thừa? Nghi lễ đón Giao thừa tại gia như thế nào? Đọc lời khấn nguyện ra sao trong nghi lễ đón Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022?

Vì sao có nghi lễ đón Giao thừa?

Thượng tọa Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo TP.HCM, chia sẻ trên báo Giác ngộ về nghi lễ đón Giao thừa.

Thượng tọa cho biết, trong văn hóa phương Đông, Giao thừa, còn gọi là lễ trừ tịch, là mốc thời gian giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thường bắt đầu từ giờ Tý (23 giờ đến 1 giờ) của ngày mùng một tháng Giêng âm lịch.

Nguồn gốc lễ Giao thừa có từ tập tục ngàn xưa, thời Ngũ Đế, Tam Vương. Triều đại Hạ, vua chuộng màu đen nên lấy tháng Dần là tháng Giêng, còn đời Thương, nhà vua lại chuộng màu trắng nên lấy tháng Sửu làm tháng Giêng, nhưng đến đời Châu thì nhà vua chuộng màu đỏ nên chọn tháng Tý là tháng Giêng…

Qua những sự đổi dời như thế nên mốc Giao thừa ở mỗi thời khác nhau. Đến thời Khổng Tử lại chọn lại tháng Dần làm tháng Giêng, thời Tần Thủy Hoàng lại chọn tháng Hợi làm tháng Giêng, đến đời Hán thì nhà vua lại quay về lấy tháng Dần như nhà Hạ và cho đến bây giờ không còn thay đổi nữa.

Văn khấn Giao thừa, bài cúng giao thừa, Văn khấn giao thừa ngoài trời 2022, Văn khấn Giao thừa 2022, Văn khấn giao thừa trong nhà 2022, Giao thừa, cúng giao thừa

Theo quan điểm của Tam giáo, mỗi một năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Thế nên lễ Giao thừa trong dân gian có thể hiểu như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân” - tiễn đưa những vị thần năm cũ đi và nghinh đón những vị thần mới. Đây chính là một tập tục đẹp thể hiện sự tri ân báo đức, cũng như bày tỏ lòng mong ước được gia hộ cho bình an, hạnh phúc và ấm no.

Ngày xưa lễ Giao thừa được tổ chức ở tại đình làng hoặc Văn miếu, được thực hiện bởi những vị tiên chỉ (người có địa vị, niên cao nhất) chủ trì, dân làng tập trung lễ bái rồi rước lộc về nhà. Lộc ở đây là những chồi non của năm mới. Người ta quan niệm ở những nơi thiêng liêng này thì tinh khiết và trang nghiêm nhất, vì thế rước n

hững điều tốt đẹp của Thánh về nhà với mong ước có một năm mới kiết tường như ý…

Nhưng khi Phật giáo du nhập vào bản địa thì ngôi chùa dần dần trở thành điểm tựa tâm linh cho mọi người, nên vào thời khắc giao thừa nhân dân cũng đến chùa để đón giao thừa và lễ Phật đầu năm. Trên tinh thần khế lý khế cơ, chư Tổ đã dung hợp lễ chúc tán thù ân vẫn được các tự viện hành trì vào các ngày sóc - vọng (rằm và mùng một âm lịch) với tập tục dân gian thành một nghi thức giao thừa để sử dụng trong thiền môn.

Theo nghi lễ thiền gia, vào đầu giờ Tý, các chùa đều thỉnh 108 tiếng đại hồng chung để trừ tịch, kế đến là khai chuông, bảng, nghinh thiên tiếp giá, dâng hương trì chú, tụng kinh để chúc phúc đến đạo tràng và ban lộc mừng xuân đến Phật tử.

Nghi lễ đón Giao thừa tại gia

Hiện nay các tự viện chưa có sự thống nhất về nghi thức cho lễ Giao thừa. Theo Thượng tọa Thích Lệ Trang, cần có một văn bản thống nhất để mọi người có thể hòa âm nhiếp niệm trong các nghi lễ đại chúng. Việc Việt hóa và thống nhất văn bản như thế để tránh những điều lúng túng không cần thiết cho Phật tử khi tham dự các khóa lễ tại các tự viện trong thời khắc Giao thừa.

Thượng tọa khuyên các Phật tử tại gia: Khi cử hành nghi lễ ở nhà mình cũng phải có tuệ giác soi sáng ý thức về những việc mình đang làm trong giây phút hiện tại. Như vấn đề tội phước của con người, nếu hạnh phúc của ta được xây dựng trên nền tảng đau khổ của muôn loài thì hương vị của hạnh phúc đó sẽ không còn nguyên vẹn. Thế nên trong nghi lễ cúng kính như lễ rước giao thừa ở nhà cũng nên bày biện lễ phẩm trang nghiêm tinh khiết, tránh những đồ huyết nhục theo tập quán hủ tục.

Nhiều Phật tử lo lắng về việc chọn ai là người “xông đất” đầu năm cho nhà mình. Xưa nay người phương Đông vẫn quan niệm tìm người hợp tuổi để xông nhà đầu năm, nhưng mình lựa chọn tuổi, lại quên chọn tính tình của người đó, thì tại sao chúng ta không là người làm chủ vận mệnh của mình mà đi lệ thuộc vào người khác.

Người ta quan niệm rằng phải tìm người hợp tuổi với gia chủ mà quên rằng người có đạo đức quang lâm mới là quý. Theo Phật giáo, ta phải tự làm chủ vận mệnh của mình (tội phúc vô môn, duy nhân tự triệu - tội phúc không có cửa vào, chỉ do ta đem đến mà thôi). Vì thế, vào thời khắc giao thừa năm mới, mọi người đến chùa dâng hương lễ Phật để tu phúc, tích đức rồi đem những lộc Phật về xông đất nhà mình là tốt nhất.

Theo quan niệm Đông phương, con người bị chi phối bởi ngũ Hành (kim-mộc-thủy-hỏa-thổ), nên lễ cúng Giao thừa đầu năm thường bày mâm ngũ quả, tức là chọn năm loại trái cây có năm màu sắc chính: xanh, vàng, đỏ, trắng và đen để tượng trung cho ngũ hành tương sinh và cũng cầu mong được ngũ phúc lâm môn (Phú-Quý-Thọ-Khương-Ninh). Thế nhưng người đời không hiểu lại quan trọng hóa năm loại trái cây dựa theo tên gọi (chôm-cầu-dừa-đủ-xoài-sung…), đây là một điều gây ngộ nhận thật đáng tiếc.

Về nghi lễ Giao thừa tại tư gia, sau khi đèn nến lung linh, hương trầm quyện tỏa, vị trưởng thượng trong gia đình sẽ dâng hương tham lễ hoàng thiên, hậu thổ nghinh xuân tiếp phước và đọc lời khấn nguyện, sau đó tuần tự mọi người trong nhà ra bái yết. Đây là truyền thống thể hiện sự biết ơn trời đất che chở, cội nguồn tâm linh và sự tôn ti trật tự cần được duy trì khi văn hóa đạo đức đang trên đà xuống dốc như hiện nay.

Về việc hóa sớ Giao thừa hay là các bản văn trong việc cúng kính cũng không hẳn là hình thức mê tín dị đoan mà đây là vấn đề khéo léo khi xử lý bản văn sớ. Trong văn sớ có ghi Hồng danh chư Phật, Bồ-tát và tên họ của ông bà cha mẹ của mình nên không thể vứt bỏ lung tung mà phải hóa đi để thể hiện sự trang trọng và lòng tôn kính của người có hiểu biết.

Văn khấn Giao thừa, bài cúng giao thừa, Văn khấn giao thừa ngoài trời 2022, Văn khấn Giao thừa 2022, Văn khấn giao thừa trong nhà 2022, Giao thừa, cúng giao thừa

1. Thượng tọa Thích Lệ Trang giới thiệu trên Giác ngộ online một bài sớ - văn khấn Giao thừa tại tư gia:

Phục dĩ:

Tam dương khai thái, Ngũ phước lâm môn.

Giờ giao thừa đảnh lễ đấng Từ Tôn,

Mùa tuế đán đón mừng xuân Khánh Triệu

Nước Bát Đức thắm hoa lòng hàm tiếu

Mây Tam Đa vờn hương giới khai minh

Hướng tâm thành: lợi lạc chúng sanh

Trình ý khẩn: quang huy quốc độ.

Duyên nay có:

Nước Việt Nam (địa chỉ nơi gia đình cư ngụ): ……….

Chúng con tên (tên các thành viên trong gia đình, từ lớn đến nhỏ): ………...

Nhân buổi giao thừa năm mới, đảnh lễ đấng Từ Tôn

Cúng dường chư Phật, Bồ-tát, Thánh Hiền

Bổn thổ Tài thần, Địa thần, Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần.

Kỳ nguyện cho đệ tử chúng con:

Thân thể vinh an, gia đình hòa lạc, dân chúng đều hưởng chữ an vui, mọi người được triêm ân phước lợi.

Giờ đây:

Trước cảnh thiêng liêng của mùa Tuế Đán, chúng con thành tâm đảnh lễ: Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam-mô Từ Thị Di Lặc Tôn Phật.

Nam-mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Nam-mô Diệu Cát Tường Bồ-tát.

Nam-mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát.

Nam-mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát.

Nam-mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.

Kim Niên Đương Cai Hành Khiển Lỗ Vương Chí Đức Tôn Thần.

Hành Binh Ngũ Nhạc - Cự Tào Chí Đức Tôn Thần.

Kính nguyện:

Chư Phật nhủ từ bi vô lượng, ban ân lành khắp cõi nhân gian,

Chúa xuân đem phước lộc đề đa, tạo cảnh mới đại đồng hoàn vũ.

Khiến mọi người ân triêm pháp nhũ, giữ giới mà giác ngộ tâm vương,

Để chúng con tắm ánh xuân huy, niềm vui được tràn lan quốc độ.

Khắp mọi nhà: nhân phong vật phụ,

Khắp mọi người: an lạc thọ khương.

Chúng con tắm gội ánh đạo vàng,

Nhân loại xưng dương mùa xuân thủ.

Người già lão đội ân sâu: Phật từ gia hộ,

Khách thanh niên nhờ đức cả: Cam lộ huân triêm.

Cảnh vui tươi nhuần thấm, điều lợi lạc thực thi.

Cùng sát cánh chen vai làm quang huy quốc độ,

Quyết chung lòng góp sức mà phổ độ quần sanh.

Nhân dân an lạc, thế giới an bình,

Chúng con vô cùng cảm bội chư Phật chứng minh.

Mùa Tuế Đán - giờ giao thừa - Xuân Canh Tý

Đệ tử chúng con chí thành dâng sớ.

Văn khấn Giao thừa, bài cúng giao thừa, Văn khấn giao thừa ngoài trời 2022, Văn khấn Giao thừa 2022, Văn khấn giao thừa trong nhà 2022, Giao thừa, cúng giao thừa

2. Bài văn khấn cúng Giao thừa trong nhà, dẫn từ nguồn sách Văn khấn Nôm:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương niên hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy các cụ Tổ Tiên nội ngoại, chư vị tiên linh

Nay nhân phút Giao thừa năm Nhâm Dần

Chúng con là: ................

Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên Đán, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cúng Tổ Tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các ngài bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này.

Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc chư vị hương linh, cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ hậu chủ, y thảo thụ mộc ở đất này. Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, vạn sự cát tường. Bốn mùa bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Tâm thành cẩn nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

3. Bài văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời, dẫn từ nguồn NXB Văn hóa thông tin:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển

Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Tân Sửa để bước sang năm Nhâm Dần 2022

Chúng con là: ………………

Hành canh: ……………

Cư ngụ tại số nhà: ……… Ấp/khu phố:…………. Xã/phường: …………

Quận/huyện/ thành phố: …………… Tỉnh/thành phố: ……………

Nhân phút thiêng liêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Văn khấn Giao thừa, bài cúng giao thừa, Văn khấn giao thừa ngoài trời 2022, Văn khấn Giao thừa 2022, Văn khấn giao thừa trong nhà 2022, Giao thừa, cúng giao thừa
Văn khấn Giao thừa, bài cúng giao thừa, Văn khấn giao thừa ngoài trời 2022, Văn khấn Giao thừa 2022, Văn khấn giao thừa trong nhà 2022, Giao thừa, cúng giao thừa
Văn khấn Giao thừa, bài cúng giao thừa, Văn khấn giao thừa ngoài trời 2022, Văn khấn Giao thừa 2022, Văn khấn giao thừa trong nhà 2022, Giao thừa, cúng giao thừa
Văn khấn Giao thừa, bài cúng giao thừa, Văn khấn giao thừa ngoài trời 2022, Văn khấn Giao thừa 2022, Văn khấn giao thừa trong nhà 2022, Giao thừa, cúng giao thừa
Văn khấn Giao thừa, bài cúng giao thừa, Văn khấn giao thừa ngoài trời 2022, Văn khấn Giao thừa 2022, Văn khấn giao thừa trong nhà 2022, Giao thừa, cúng giao thừa

Thảo Nhi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm