cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Vạn Lý Trường Thành đang dần 'biến mất'

01/07/2015 12:17 GMT+7 | Di sản

(Thethaovanhoa.vn) - Khoảng 30% đoạn thành thuộc Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng trong đời Minh (1368-1644), đã biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đây là thông tin gây sốc về số phận của công trình nổi tiếng, đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1987.

Vạn Lý Trường Thành liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên tới thế kỷ 16, dài khoảng 21.196km (theo số liệu mới được công bố). Tường thành bắt đầu được xây dựng từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột, chạy dài tới Lop Nur ở phía Đông Nam Khu tự trị Tân Cương.

Nạn nhân của thiên nhiên và con người

Đoạn tường thành chính đầu tiên được Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN. Ước tính 300 ngàn binh lính, phạm nhân, nho sĩ không tuân lệnh đốt sách... đã phải lao động khổ sở suốt một thời gian dài để xây tường thành.

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác, đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Con đường trên Vạn Lý Trường Thành còn đóng vai trò như một hành lang giao thông vận tải.


Vạn Lý Trường Thành đang biến mất

Các phần tường thành còn tồn tại hiện nay được chủ yếu xây dựng trong đời Minh, trải dài hơn 8.800km, gồm cả những đoạn dùng để đón khách tham quan ở phía Bắc thủ đô Bắc Kinh.

Hiện chưa đầy 10% Tường Thành được coi là còn nguyên vẹn, trong khi 30% đã biến mất. Nhiều phần tường bị xói mòn do thời tiết. Cây mọc bám rễ trên tường thành cũng khiến nhiều đoạn rơi vào cảnh đổ nát.

“Mặc dù nhiều đoạn tường thành được xây bằng gạch và đá, chúng vẫn không thể chống lại tác động của thời tiết, trải dài qua nhiều thế kỷ. Nhiều tháp canh đang trong tình trạng mong manh và có thể đổ sụp chỉ sau một trận mưa bão trong mùa Hè” - Dong Yaohui, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc, cho biết.

Ngoài ra, hành động của khách du lịch và dân địa phương cũng gây tổn hại lớn tới Vạn Lý Trường Thành - bức tường thành dài nhất thế giới do con người xây dựng.

Đơn cử như dân nghèo ở huyện Lô Long, tỉnh Hà Bắc, đã cậy nhiều viên gạch từ đoạn tường thành chạy qua làng của họ để xây nhà. Họ cũng mang bán gạch tường thành ở chợ đen với giá 30 – 40 NDT (4,8 – 6,4 USD) mỗi viên.

Theo quy định được Trung Quốc ban hành, bất cứ ai lấy gạch từ Vạn Lý Trường Thành có thể bị phạt tiền tới 5.000 NDT. “Tuy nhiên, không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm kiểm soát và thực hiện quy định này. Khi thấy Vạn Lý Trường Thành bị hư hại, họ chỉ có thể báo cáo lên cấp trên. Ngoài ra, hoạt động xử lý hư hại sẽ khó khăn hơn khi tường thành chạy qua vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh” - Jia Hailin, một chuyên viên về bảo vệ di sản văn hóa ở tỉnh Hà Bắc, nói.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều người thích tham gia những chuyến khảo sát các đoạn tường thành hẻo lánh thuộc Vạn Lý Trường Thành. Trong quá trình, họ đã có các hoạt động phá hoại văn hóa, gây tổn hại tới tường thành.


Mặc dù đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, tuy nhiên hiện chỉ còn 8% đoạn tường thành được xây trong đời Minh là còn nguyên vẹn

Khó bảo vệ toàn bộ Vạn Lý Trường Thành

Hồi năm 2006, một quy định về bảo vệ Vạn Lý Trường Thành đã được ban hành. Tuy nhiên, do công trình quá dài nên người ta khó có thể bảo vệ nó một cách  nghiêm ngặt. Ông Dong Yaohui cho biết: “Giới chức bản địa thiếu tiền bạc và nhân lực để bảo tồn thật tốt Vạn Lý Trường Thành”.

Ví dụ đoạn tường thành chạy qua huyện Phụ Ninh dài 140km, nhưng chỉ có 9 người quản lý. Ở Trương Gia Khẩu, tường thành chạy qua rất nhiều huyện nghèo và chính quyền nơi đây có nhiều vấn đề cần ưu tiên hơn là bảo tồn tường thành cổ. Được biết một số vị chức sắc có thiện chí, đã cho tiến hành tu bổ tường thành. Nhưng do thiếu kiến thức văn hóa, họ đã phá hỏng cấu trúc gốc của tường thành.

Theo ông Dong Yaohui, người ta không nên chỉ trông chờ trung ương để bảo vệ Vạn Lý Trường Thành. “Bên cạnh việc đầu tư vốn, chính quyền các cấp trung ương và địa phương nên huy động nguồn vốn tư nhân và khuyến khích người dân địa phương tham gia quá trình bảo vệ Vạn Lý Trường Thành” – ông nói.

Theo ông, hiện mới chỉ có 1% Vạn Lý Trường Thành được phát triển thành các điểm du lịch. Những đoạn tường này đang ở trong tình trạng tốt hơn rất nhiều so với các đoạn tường nằm ở những nơi hẻo lánh. Ông cho rằng người ta cần nhân rộng mô hình kinh doanh tường thành như thế này, vừa giúp tăng thu nhập cho dân địa phương, vừa giúp gìn giữ tốt di sản văn hóa.

Việt Lâm (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm