cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Mạnh tay xử lý tin nhắn rác, sim giả tên

01/12/2016 08:17 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Tin nhắn rác khiến dư luận bức xúc nhiều năm qua là do việc quản lý lỏng lẻo đối với thuê bao di động trả trước. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) quyết tâm thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối để ngăn chặn tin nhắn rác.

Bà T.T.Toan gần 70 tuổi (phố Bùi Ngọc Dương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) than thở: “Ngày nào điện thoại của tôi cũng nhận được tin nhắn rác. Mệt mỏi nhất là những tin xuất hiện vào lúc tối, thậm chí 1, 2 giờ sáng để chào bán chung cư, sim đẹp, mời xem bói, chơi game". Chung tình trạng trên, chị N.M.Thu (phố An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội) bức xúc vì suốt ngày phải trả lời điện thoại mời làm đẹp spa, mua bảo hiểm hay nhận trúng thưởng iphone với cú pháp ABC gửi xxxx…

Đó là chưa kể rất nhiều người dùng điện thoại, đặc biệt vùng nông thôn đã bị kẻ xấu dùng tin nhắn rác để lừa đảo. Thủ đoạn của các đối tượng này sử dụng sim rác để thực hiện các cuộc giao dịch, làm ăn phi pháp, buôn bán hàng cấm, bắt người vòi tiền chuộc hay gián tiếp thực hiện nhiều hành vi tội ác khác…

Theo Bộ TT-TT, mỗi ngày Việt Nam có hàng triệu tin nhắn rác được phát tán. Nhiều đối tượng sử dụng sim rác để gửi tin nhắn nặc danh, gây rối trật tự, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân cũng như an ninh thông tin, an ninh quốc phòng.


Các nhà mạng cam kết sẽ thu hồi sim đã kích hoạt sẵn trên thị trường trong năm nay

Trước tình hình đó, Bộ TT-TT đã ban hành Quyết định số 1911/QĐ-BTTTT thành lập đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối. Theo kết quả mới nhất của đoàn thanh tra Bộ TT-TT, các doanh nghiệp viễn thông di động đã xác định trên hệ thống kỹ thuật được hơn 12 triệu thuê bao có dấu hiệu kích hoạt sẵn. Nhiều sim dùng chứng minh nhân dân (CMND) mang tên và hình ảnh rất vô lý như: "ảnh phong cảnh", “khong co ten”, Con Heo Dat”, “Happyzone”, “njhv nfjhf njh”, ảnh Pikachu, ảnh Triển Chiêu, tranh vẽ… để đăng ký cho hàng loạt thuê bao khác nhau nhưng vẫn được cung cấp dịch vụ viễn thông. Với cách thức này, nhiều đại lý sim đã bán được vô số sim điện thoại tên giả, có đại lý chỉ trong 12 tháng đã đăng ký được 134.357 sim thuê bao.

Theo lãnh đạo Bộ TT-TT, tình trạng tin nhắn rác tràn lan gây bức xúc xã hội là do việc bán sim điện thoại trả trước không được quản lý chặt chẽ. Nhiều người dân đã bị sử dụng thông tin cá nhân mà không hề được thông báo. Mặc dù đã tồn tại nhiều năm nhưng vấn nạn này chưa giải quyết triệt để do lợi ích của nhiều bên: Nhà mạng - được hưởng lợi vì điều này giúp phát triển số lượng thuê bao di động; đại lý sim thẻ khai báo sẵn thông tin không chính xác và duy trì sim tồn tại thì sẽ có được doanh số bán hàng; người dùng cũng được lợi vì các sim mới được khuyến mại nhiều.

Trước con số hơn 12 triệu thuê bao được kích hoạt sẵn, Bộ TT-TT đã yêu cầu các nhà mạng nhắn tin đến các thuê bao để những sim nào đã được bán đến tay người sử dụng cần đăng ký lại thông tin. Sau 15 ngày các sim đang tồn trên kênh phân phối hoặc không đăng ký lại thông tin sẽ bị thu hồi, khóa dịch vụ.

Ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra, Bộ TT-TT cho biết: Đến thời điểm này chỉ có 800.000 thuê bao đi đăng ký lại thông tin cá nhân. Hiện các nhà mạng đã thu hồi hơn 10,7 triệu sim không có thông tin cá nhân chính xác. “Việc các nhà mạng, các địa phương đồng loạt ra quân xử lý sim kích hoạt sẵn sai quy định cho thấy chủ trương của Bộ TT-TT đang được làm quyết liệt và nghiêm túc”, lãnh đạo Thanh tra Bộ TT-TT nói.

Đại diện Thanh tra Bộ TT-TT cho biết thêm: Việc thu hồi sim kích hoạt sẵn chắc chắn làm giảm doanh thu và lợi nhuận của các nhà mạng. Nếu một mạng di động vì lợi nhuận của mình mà vi phạm sẽ làm ảnh hưởng các nhà mạng khác. Vì vậy, để thực hiện nghiêm túc thì các nhà mạng phải giám sát chéo nhau. Nếu phát hiện nhà mạng nào vi phạm khuyến mại, vi phạm quản lý thuê bao trả trước trước thì báo ngay cho các Sở TT-TT để xử phạt.

Quy trách nhiệm lãnh đạo nhà mạng

“Việc quản lý thuê bao trả trước tùy thuộc vào các chính sách quản lý cũng như chiến lược kinh doanh của từng nhà mạng nhưng phải trên cơ sở tuân thủ pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin. Với số lượng hàng chục nghìn đại lý sim thẻ, đây chính là kênh kinh doanh vô cùng quan trọng mang lại sự phát triển vượt bậc của các nhà mạng. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có chính sách quản lý, giám sát hệ thống đại lý của các nhà mạng và đây là một trong các việc cần kíp phải làm ngay”, Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn nói.

Trên thực tế, việc kích hoạt sim của các nhà mạng đều có quy trình rõ ràng nhưng nhiều cá nhân, đại lý đã cố tình thực hiện sai khâu kích hoạt mà không có biện pháp quản lý giám sát sẽ dẫn tới tình trạng sim rác như hiện tại. Vì vậy các chuyên gia viễn thông cho rằng: Việc quy trách nhiệm của lãnh đạo các nhà mạng cần phải được thực hiện nghiêm túc, từ đó mới có thể chấn chỉnh lại việc thực hiện quy trình kích hoạt sim được chặt chẽ hơn. Tại nhiều quốc gia trên thế giới hay ngay trong khu vực như ở Singapore, các thuê bao trả trước hay trả sau đều phải cung cấp đầy đủ thông tin (scan passport) cho các nhà cung cấp dịch vụ di động trước khi được khai thác dịch vụ, để từ đó, Chính phủ hoặc các nhà mạng có thể quản lý thuê bao một cách chính xác nhất.

Trước sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TT-TT, 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động gồm: Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile và GTel đã cam kết với Bộ TT-TT về việc thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối. Các doanh nghiệp đã đồng thuận cao về việc tăng cường để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý thuê bao trả trước và Thông tư 14/2012/TT-BTTTT, thu hồi sim đã kích hoạt sẵn và xử lý nghiêm các đại lý, điểm bán vi phạm. Trong quá trình triển khai sẽ được Bộ TT-TT giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chủ tịch, Tổng Giám đốc các doanh nghiệp cũng cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ TT-TT về việc thực hiện thu hồi sim kích hoạt sẵn.

Bên cạnh đó, Bộ TT-TT còn có Công văn số 3992 gửi các sở TT-TT đồng loạt tiến hành thanh tra việc kích hoạt thuê bao, khuyến mại, chiết khấu không đúng quy định trên phạm vi toàn quốc. Những sim đã bị thu hồi mà còn liên lạc được hoặc doanh nghiệp tiếp tục kích hoạt sim sẽ bị xử phạt ngay. Bộ cũng có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các ban ngành liên quan như công an, quản lý thị trường, chính quyền địa phương phối hợp với sở TT-TT để triển khai thanh tra.

Ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT-TT): Đợt thanh lọc bước đầu có kết quả tốt

Sự quyết tâm của Bộ TT-TT để “dẹp loạn” sim rác đã giúp đợt thanh lọc này có kết quả rất tốt. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp viễn thông di động sẽ tiếp tục rà soát, tăng cường việc thu hồi sim kích hoạt sẵn trên kênh phân phối dưới sự giám sát của Bộ TT-TT.

Ông Nguyễn Tiến Sỹ, Trưởng phòng Bưu chính, Viễn thông (Sở TT-TT Hà Nội): Hà Nội “trảm” hơn 12.000 số điện thoại quảng cáo rao vặt

Từ năm 2010 tới nay, Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp tạm dừng cung cấp dịch vụ với 12.046 số điện thoại quảng cáo rao vặt trái phép. Sở cũng ban hành 17 văn bản yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ với gần 1.000 số điện thoại phát tán tin nhắn rác, lừa đảo và 1 văn bản yêu cầu nhà mạng thông báo tới chủ thuê bao của 186 số điện thoại không được nhắn tin rác và sẽ xử nghiêm nếu tái phạm. Dù rất cố gắng nhưng công tác quản lý thuê bao trả trước vẫn chưa đạt như mong muốn.

Anh Nguyễn Quốc Dũng (Tổng công ty đầu tư phát triển nhà đô thị HUD): Cần khuyến khích thuê bao trả sau

Tôi dùng thuê bao trả sau của mạng Viettel hơn chục năm nay. Nhưng tôi thấy nhà mạng thực hiện rất ít các chương trình ưu đãi cho thuê bao trả sau, ngoại trừ dịp sinh nhật. Nhà mạng nên có các chính sách giữ chân thuê bao trung thành thay vì mải mê kích cầu thuê bao “ảo”. Thuê bao trả trước vốn dĩ hay được hưởng lợi từ đợt khuyến mại, gói cước mới nên hay mua sim dùng 1 lần rồi không sử dụng. Trong khi đó, thông tin hòa mạng trả sau thường là chủ thuê bao có thông tin rõ ràng, chính xác, cam kết sử dụng dịch vụ lâu dài nên tâm lý hạn chế đổi số vì liên quan đến giao dịch công việc, làm ăn.

Theo báo Tin tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm