cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Về con người Trịnh Công Sơn

07/04/2009 13:18 GMT+7 | Văn hoá

(TT&VH) - Đọc bài của Trịnh Cung (TC) viết về Trịnh Công Sơn (TCS) làm tôi buồn quá. Tại sao cho đến thế kỷ 21 rồi mà người ta vẫn cứ thích "đốt đền" với những sàm ngôn, lộng nghĩa? Tại sao có thể làm “quan tòa” xét xử một “bị cáo” đã không còn sống trên cõi đời này?

1. Khi còn ở trong hầm tránh bom Mỹ ở thành phố Vinh lúc tuổi mới hơn mười, tôi đã nghe nhạc TCS qua đài Sài Gòn. Hình như tôi đã khóc bởi tôi đã cảm từ vô thức một cách lờ mờ rằng đó là những lời ca, tiếng hát đến từ trái tim đích thực, rất người. Năm 1978 vào Huế công tác, tôi đã có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc, hiểu thêm về Trịnh (xin bạn đọc hiểu rằng tôi nói Trịnh là TCS). Không biết bao lần tôi đã vừa đọc sách, viết tiểu thuyết, truyện ngắn, viết báo trong tiếng nhạc của Trịnh... Dường như nghe những ca từ của anh, mọi nỗi đau đều dịu lại, mỗi niềm vui được chọn, mỗi ngày đã được nhân đôi. Ngày anh mất, tôi đau đến thẫn thờ và đã không giảng bài mà nói cho SV nghe về Trịnh suốt cả hai tiết học. Sau này, tôi đã viết khá nhiều bài về TCS như “Vai anh gầy guộc nhỏ”, “Mưa vẫn mưa bay”, “Trịnh Công Sơn và những con đường”... Những bài viết đó tôi viết như tự nhủ với mình rằng mình đang thắp những nén hương để tưởng nhớ một thiên tài (tôi tin là thế) - nhiều hơn nữa, một trái tim của nhân hậu, tha thiết tuyệt vời. Thật tiếc là tôi chưa được gặp TCS bao giờ để có thể chạm vào tay anh một lần, xem thử có thể có “chút tham vọng chính trị” nào đó như TC đã nói không?
 
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trẻ

2. Bài viết của TC có quá nhiều những điều sai. Thứ nhất, những “chứng cứ” có vẻ thuyết phục nhất đều là chuyện kể từ những người đã... mất. Thứ hai, câu chuyện về việc Tôn Thất Lập đuổi TCS ra khỏi phòng thu của đài phát thanh trong ngày giải phóng 30/4/1975 là bịa đặt hoàn toàn bởi ông Tôn Thất Lập đến tháng 8/1975 mới từ Pháp về Sài Gòn. Thứ ba, rất nhiều cái gọi là dẫn chứng được trưng ra đều thuộc về khoảng thời gian alibi (tình trạng ngoại phạm hiển nhiên), bởi những năm đó TC đang ở trong trại cải tạo thì làm sao biết?...

Có lẽ, không cần nói thêm nữa bởi như thế cũng đã là quá nhiều. Người xưa dạy, nói về người sống phải cẩn trọng một thì nói về người đã chết phải cẩn trọng gấp trăm lần. Tại sao TC không biết nguyên tắc đó? Không hiểu với tư cách là họa sĩ, TC đã có sáng tác nào để người đời nhớ về thân phận của những con người vất vả, lam lũ hay chưa? Huyền thoại mẹ của TCS là một chứng minh rõ nhất cho điều này: Ca ngợi người mẹ Việt Nam anh hùng hay như thế, xúc động như thế là điều không phải ai cũng làm được. Chuyện lao động trồng sắn, trồng khoai là chuyện của thời xa vắng. Chúng tôi là những giảng viên ĐH được đào tạo từ miền Bắc nhưng thứ bảy hàng tuần vẫn phải đạp xe từ Huế về Phú Lộc (30km) để trồng sắn đó thôi.

3. Có một người bạn nhắn với tôi rằng nếu viết về TC thì phải cẩn thận vì “Ông ta to mồm lắm”. Tôi không sợ kẻ to mồm mà chỉ sợ người có đủ chữ tâm.

Tại sao không để TCS được yên thân? Đời người ai chẳng có những giai đoạn khác nhau? Uống rượu hay yêu thì có tội tình gì? Làm sao có thể nói TCS buồn vì “vỡ mộng tham vọng chính trị”? Lịch sử của một đời người không phải là phán xét có từ kết quả của những câu chuyện kể. Hơn nữa, Lev Tolstoi viết trong chồng chất nợ nần mà có ai nói ông đâu. Chỉ cần nhìn tác phẩm mà ông để lại cho đời là đủ rồi. Nhà văn, nhạc sĩ hay bất kể người nào, những gì mình gửi lại cho đời là đáng nhớ nhất, còn cái mình hưởng thụ từ đời (thậm chí là có khi sa đà, lỡ bước) đâu có đáng kể gì.

Xin gửi cho ông TC địa chỉ và tên thật của tôi: Hà Văn Thịnh, Đại học Khoa học Huế.

Hà Văn Thịnh (Đại học Khoa học Huế)


 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm