cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Vì sao căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục tăng cao?

16/09/2018 07:55 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Trung Quốc từng hy vọng rằng đã “dỗ dành” được Tổng thống Donald Trump với lời hứa sẽ mua hàng tỷ USD hàng hoá của Mỹ, song hy vọng sớm kết thúc xung đột thương mại có vẻ như đã bị dập tắt.

Ngược lại, cuộc chiến sẽ còn leo thang trong những ngày tới nhất là bởi tuyên bố của Washington dự kiến đánh thuế thêm 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

“Đối phó với Tổng thống Donald Trump, Trung Quốc chuẩn bị Chiến tranh lạnh” là tựa đề bài phân tích đăng trên nhật báo Les Echos mới đây. Theo bài viết, dù bị bất ngờ trước cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ khởi xướng song Trung Quốc đang bắt tay chuẩn bị cho một cuộc xung đột trường kỳ và toàn diện.

Chú thích ảnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: TTXVN phát

Còn theo bài viết trên tờ Tin tức Thế giới, của chuyên gia kinh tế Cao Thiện Văn, chiến tranh thương mại được coi là sự mở đầu cho chiến lược kiềm chế Trung Quốc toàn diện của Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc những kỳ vọng của Mỹ đối với Trung Quốc đã đổ vỡ.

Cụ thể, Mỹ ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhưng lại chịu cảnh thâm hụt thương mại ngày càng tăng đối với Trung Quốc. Không những thế, cùng với sự phát triển về kinh tế, tự do hóa thị trường, mở cửa xã hội, Trung Quốc không dần chuyển hóa theo hướng đồng chất với phương Tây.

Các chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình, bao gồm sự cứng rắn trong vấn đề Biển Đông, đề ra chiến lược Vành đai và Con đường (BRI), chủ trương xuất khẩu “mô hình Trung Quốc”…, đều khiến phương Tây cảnh giác và lo lắng về mặt chiến lược, từ đó tăng cường nhận thức chung trong việc kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” nhằm đưa Trung Quốc lên vị thế hàng đầu thế giới về công nghệ bị Washington coi là biểu tượng của tham vọng hất cẳng Thung lũng Silicon. 

Hơn thế nữa, trong khi ông Trump tuyên bố sẽ làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại”, thì ông Tập khẳng định “giấc mơ Trung Hoa” và mục tiêu “Đại phục hưng”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng liên tục nhấn mạnh ngôi vị hàng đầu thế giới của Trung Quốc, đồng thời với các nỗ lực củng cố quyền lực cá nhân.

Hiện nay tại Trung Quốc đã có những ý kiến cho rằng các tuyên bố khoa trương về sức mạnh kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc chỉ làm Mỹ thêm nghi ngại. Chính vì vậy báo chí tại đại lục đã được chỉ thị tránh nhắc đến kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” - một động thái mà theo Les Echos là chưa đủ để làm dịu bớt căng thẳng với Mỹ.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ tăng lên mức kỉ lục trong tháng Tám vừa qua ngay cả khi tăng trưởng xuất khẩu của nước này giảm nhẹ. Thông tin này có thể thúc đẩy Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện quyết liệt hơn các chính sách thuế quan nhằm gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp thương mại ngày càng gay gắt giữa hai nước.

Theo các số liệu hải quan của Trung Quốc được công bố ngày 8/9, trong tháng qua, thặng dư thương mại của nền kinh tế số 2 thế giới với Mỹ đã đạt 31 tỷ USD, tăng gần 3 tỷ USD so với mức 28,08 tỷ USD hồi tháng Bảy và vượt qua mức kỷ lục 28,97 tỷ USD được ghi nhận hồi tháng Sáu. 

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang nền kinh tế số 1 thế giới tăng 13,4% lên mức 44,4 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 11,1% lên 13,3 tỷ USD. Tính từ đầu năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc với thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này đạt hơn 192 tỷ USD, cao hơn con số gần 168 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái.

Sau khi cuộc chiến thuế quan diễn ra, thái độ của Bắc Kinh đã có sự thay đổi. Ban đầu, truyền thông Trung Quốc tuyên bố “nhất định sẽ trả đũa” và “chiến đấu tới cùng”. Nhưng sau đó, khi Trung Quốc bộc lộ điểm yếu chí mạng về công nghệ then chốt, thị trường chứng khoán lao dốc, đồng nhân dân tệ (NDT) trượt giá mạnh, ông Tập đích thân yêu cầu phải “ổn định việc làm, ổn định tài chính, ổn định ngoại thương, ổn định đầu tư và ổn định kỳ vọng”, cho thấy Trung Quốc đang phải đối mặt với quá nhiều nguy cơ cũng như bộc lộ rõ điểm yếu và khiếm khuyết.

Dù Bắc Kinh đe dọa sẽ “ăn miếng trả miếng” song mức thuế đánh vào 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ là một đòn nặng đối với người khổng lồ châu Á. Do vẫn lệ thuộc vào xuất khẩu, Trung Quốc sẽ là bên thiệt thòi nhiều trong “trò chơi” đánh thuế qua lại này.

Khối lượng hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ chỉ bằng 1/4 so với số 506 tỷ USD hàng Trung Quốc xuất sang thị trường Mỹ hàng năm. Hơn thế nữa, Tổng thống Donald Trump cũng không loại trừ khả năng đánh thuế toàn bộ các mặt hàng nhập khẩu từ quốc gia châu Á này.

Các thị trường tài chính hoang mang, đồng NDT sụt giá, vì vậy Bắc Kinh đành phải thay đổi chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng. Một số nhà quan sát lo ngại nền kinh tế Trung Quốc sẽ đối diện với nguy cơ nghiêm trọng khi nợ công đã vượt quá 260% GDP.

Les Echo cho rằng ban đầu Bắc Kinh từng bị bất ngờ trước quyết tâm của ông Trump trong cuộc chiến thương mại song giờ đã “chấp nhận” một cuộc chiến lâu dài và mở rộng với Mỹ. 

Báo chí nhà nước Trung Quốc hiện nay nhận định cuộc chiến thương mại mà Mỹ phát động không đơn thuần là chỉ nhằm làm giảm thâm hụt thương mại, mà thực chất là một phần trong chiến lược tổng thể nhằm ngăn chặn đà tiến của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Long Quốc Cường, một trong những nhà kinh tế nhiều ảnh hưởng nhất, bình luận trên Nhân dân nhật báo rằng Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ “cạnh tranh chiến lược”, tương tự những gì họ từng làm để ngăn cản Liên Xô trước đây. 

Bắc Kinh nay cho rằng xung đột thương mại chỉ là cái cớ, đây là tiền đề của một cuộc Chiến tranh lạnh mới mà Trung Quốc phải đối phó và không thể nhường bước. Cơ quan tư vấn Trivium ở Bắc Kinh nhận định: “Các lãnh đạo không còn coi đây là cuộc đấu đá thương mại, mà là sự tấn công vào mô hình kinh tế chính trị Trung Quốc”.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn liên tục đưa ra các chính sách thương mại đối đầu nhau, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. 

Hôm 7/9, Tổng thống Trump đã cảnh báo sẽ áp thuế quan lên hầu hết hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, đe dọa đánh thuế lên thêm 267 tỷ USD giá trị hàng hóa, ngoài 200 tỷ USD hàng nhập khẩu sắp chịu thuế trong những ngày tới.

Nấc thang đối đầu căng thẳng giữa Tổng thống Trump với Bộ Tư pháp Mỹ

Nấc thang đối đầu căng thẳng giữa Tổng thống Trump với Bộ Tư pháp Mỹ

Căng thẳng giữa Tổng thống Donald Trump với Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions đã lên tới đỉnh điểm sau khi ông Trump liên tục đưa ra các lời chỉ trích công khai quan chức cấp dưới của mình trong hơn một năm qua, mà lý do chính là Bộ trưởng Sessions quyết định đứng ngoài cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm