cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Vĩnh biệt NSND Thế Anh (3/4/1938 - 29/9/2019): 'Phù du và vô thường chính là cuộc đời'

30/09/2019 06:49 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Thế Anh tốt nghiệp diễn viên ngành sân khấu tại Hà Nội năm 1964, định danh cùng các tên tuổi như Ngọc Hiền, Trần Tiến, Cao Khương, Đoàn Dũng, Trọng Khôi, Lê Hùng, Thanh Tú… Ông đã có hơn 60 vai trên sân khấu và gần 70 vai trong phim điện ảnh và truyền hình. Về ý thức nghề nghiệp, từ đầu thập niên 1970 ông đã xác định mình sẽ theo hướng chuyên nghiệp, chỉ sống chết với nghề diễn mà thôi.

Những quan niệm của NSND Thế Anh về nghề nghiệp

Những quan niệm của NSND Thế Anh về nghề nghiệp

Tháng 12/2008 NSND Thế Anh có cuộc trò chuyện cùng tạp chí Mỹ thuật và đời sống về nghề nghiệp và các quan niệm về danh-lợi-tình. Được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi trích giới thiệu một số câu nói của Thế Anh để độc giả có thêm hình dung về nghệ sĩ có nhiều đóng góp này.

“Sau 1975, nếu tôi đi buôn thì bây giờ có thể đã giàu có rồi, chứ đâu phải làm thân ở trọ nhà của bố mẹ. Cuộc đời mỗi người đã có một cái khuôn vô hình định sẵn, muốn khác đi cũng khó lắm” - trong cuộc trò chuyện nhân sinh nhật tuổi 70, NSND Thế Anh chia sẻ.

Ông nói tiếp: “Nhìn lại hàng trăm poster và hàng nghìn bức ảnh của bản thân, tôi chỉ nghiệm ra một điều giản đơn rằng: Mình vốn dĩ là một diễn viên, cuộc đời mình vốn là những khuôn hình và những thước phim định sẵn. Và đó cũng là mục đích và chân lý của một cuộc đời, chẳng có gì phải hối tiếc cả. Những người không thích nghi thì hay chạnh lòng, thương chuyện cũ, nhớ chuyện hôm qua, còn tôi thì cứ đi, chẳng thích ngồi trong ghen tỵ, so đo”.

Thế Anh tên đầy đủ là Nguyễn Thế Anh, sinh năm 1938 tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, trong một gia đình tiểu thương khá giả, có 3 anh em, nhưng người anh trai thứ hai qua đời sớm. Ông học rất giỏi môn toán, từng thi đậu vào khoa toán của Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng học nửa chừng thì nghỉ để theo học diễn viên sân khấu năm 1961. Từ đầu năm 1976, ông chủ yếu sống ở Sài Gòn, làm nghề đến cuối đời.

Chú thích ảnh
NSND Thế Anh tuổi 70. Ảnh: Văn Bảy

Với sân khấu, Thế Anh có các vai tiêu biểu trong Nila - Cô bé đánh trống trận, Đôi mắt, Chuông đồng hồ điện Kremlin, Anh Trỗi, Hoa anh túc, Khúc thứ ba bi tráng, Vụ án Eroxtrat, Đại đội trưởng của tôi, Othello, Bài ca Điện Biên, Người cha thô bạo, Hòn đảo thần Vệ Nữ, Tả quân Lê Văn Duyệt…

Với phim, sau Nổi gió (1966) và Tiền tuyến gọi (1969), Thế Anh còn gây ấn tượng trong Mối tình đầu, Đường về quê mẹ, Không nơi ẩn nấp, Ngày lễ thánh, Tự thú trước bình minh, Hồi chuông màu da cam, Vụ án hồ con rùa, Ngoại ô, Người trong cuộc, Vĩnh biệt chân trời cũ, Gánh xiếc rong, Tình xa, Kiếp phù du, Đêm hội Long Trì, Điện Biên Phủ, Dốc tình…

Thế Anh thường được mời vào vai các sĩ quan Pháp và người nước ngoài, vì ông nói tiếng Pháp khá tốt, bên cạnh đó là một chút tiếng Hoa, tiếng Đức… Ở tuổi 70, ông cũng dành nhiều thời gian học thêm tiếng Anh, học vi tính, học phần mềm xử lý ảnh và kỹ xảo, cũng như tìm hiểu Internet.

Ông nói: “Tri thức làm nên danh dự. Mà danh dự của mình cũng chỉ như que diêm, đốt cái là hết ngay, nên phải biết gìn giữ cái danh dự đó. Danh dự cũng chính là đạo đức của nghề nghiệp, chứ không phải cứ khư khư giữ cái danh tiếng vốn hào nhoáng, ngụy tạo”.

Chú thích ảnh
NSND Thế Anh vào vai Hoàng đế Minh Mệnh trong vở “Tả quân Lê Văn Duyệt” (kịch bản: Phạm Văn Quý, đạo diễn: NSND Doãn Hoàng Giang), công diễn tối 26/9/2008 tại Rạp Công nhân, TP.HCM. Ảnh: Văn Bảy

Trong một cuộc trò chuyện với tôi quãng năm 2009, Thế Anh đã thẳng thắn chia sẻ quan niệm rằng: “Đã là nghệ sĩ, như con thiêu thân, đèn sân khấu đã bật thì “phải chơi” - chơi bằng cả cuộc đời mình, chơi không cần phải so đo chuyện danh lợi. Phải nhớ một điều rằng, quanh mình còn có bao nhiêu người cùng chơi đấy, nhưng liệu đã có mấy người có danh. Vì vậy, cái danh là thứ rất phù phiếm và ta không thể chạy theo nó. Cái nghề diễn thì gần như không thể có kinh nghiệm cố định, bởi mỗi vai diễn là một cuộc đời, mình phải trải nghiệm lại từ đầu. Cho nên chuyện già trẻ, nổi tiếng hoặc vô danh… cũng không quan trọng bằng việc tâm, lực và sở kiến của người diễn viên thế nào, đến đâu”.

Tôi cũng đã viết bài về quan niệm này của anh đăng trên tạp chí Mỹ thuật và đời sống, phát hành tháng đầu năm 2009.

Cũng hơn 10 năm trước, tại sinh nhật tuổi 70, hỏi ông sợ nhất điều gì trong nghề diễn, Thế Anh trả lời: “Tôi sợ nhất là khi các đạo diễn giao cho các vai diễn mà chưa đọc kịch bản thì mình đã hình dung ra rồi. Tôi cũng sợ người xem khi chưa xem đã phán vai này của Thế Anh sẽ khá lăng nhăng, dê xồm, vai kia của Thế Anh là này nọ. Tôi sợ, vì tính bất ngờ không còn, và cũng sợ vì bị những định kiến kiểu đó. Còn khi đã xem xong, muốn chê muốn khen thế nào cũng được, vì hay/dở, đẹp/xấu, thích/không thích là lẽ thường tình”.

Cũng tại cuộc sinh nhật ấm cúng lần thứ 70 đó, khi hỏi ông tự chia cuộc đời của mình ra mấy giai đoạn? NSND Thế Anh thẳng thắn: “Còn cuộc đời tôi chia ra mấy giai đoạn ư, có lẽ chia làm 4 hồi, như trong tiểu thuyết chương hồi ấy: hồi hộp, hồi xuân, hồi đó, hồi kèn. Ai cũng biết cuộc đời nên giữ ở cái hồi xuân, với sức sống và sự vồ vập, nhưng không hề dễ. Tuy nhiên, nếu chỉ sống trong hồi hộp (lo lắng), hồi đó (kể lể) thì nên chấp nhận hồi kèn (đám tang) đến thiệt sớm”.

“Quy luật sinh tử thường tuân theo quy tắc chậm dần đều, nhưng đôi khi cũng bất ngờ, vì phù du và vô thường chính là cuộc đời. Thậm chí cuộc đời thì vốn vô tình và bạc bẽo, vậy thì mình u sầu để làm gì” - Thế Anh từng nói.

NSND Thế Anh đã qua đời ngày 29/9 thọ 81 tuổi. Lễ viếng sẽ diễn ra vào ngày 1/10 tại Nhà tang lễ TP.HCM

Hiền Hòa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm