cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

90 năm "Chén thuốc độc"

18/08/2011 10:55 GMT+7 | Văn hoá

(TT&VH) - LTS: Ngày 21/8 tới, tại thôn Mục Xá, xã Cao Dương (Thanh Oai, Hà Nội), quê hương của nhà viết kịch, nhà xuất bản Vũ Đình Long (1896 - 1960), Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp cùng địa phương sẽ tổ chức hội thảo “Vũ Đình Long - Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 115 năm sinh và 90 năm công diễn vở kịch nói Chén thuốc độc.

TT&VH xin giới thiệu bài viết của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội (đầu bài và các tít phụ do TT&VH đặt).

Vũ Đình Long sinh năm 1896, trong một gia đình có truyền thống hiếu học, đồng thời cũng rất mê ca kịch dân ca. Năm 1921, ông đã cho in và trình diễn tại NH Lớn Hà Nội vở kịch Chén thuốc độc, mở màn cho ngành kịch nói Việt Nam.

Khai sinh ra nền “kịch nghệ” mới

Kịch nói là bộ môn nghệ thuật hoàn toàn mới đối với truyền thống Việt Nam. Chúng ta vốn chỉ có kịch hát (chèo, tuồng). Đầu thế kỷ 20, khi văn học nghệ thuật Việt Nam chuyển từ loại hình trung đại sang loại hình hiện đại theo mô hình phương Tây, kịch nói không được thừa hưởng gì nhiều của truyền thống, như văn và thơ. Nhưng chính vì cái mới gần như hoàn toàn khác lạ đó mà kịch nói lại xuất hiện sớm.

Thơ mới phải đến năm 1932 mới xuất hiện. Nhưng vở Chén thuốc độc của Vũ Đình Long (1896 - 1960) in tạp chí Hữu Thanh số 4, 5 (9/1921) và trình diễn tại NH Lớn Hà Nội (22/10/1921) được coi là cột mốc mở đường của kịch nói Việt Nam cả về văn học và sân khấu. Xin chú ý đến ngày tháng của việc công bố kịch bản và trình diễn ở đây: chỉ trong vòng một tháng. Một tháng ấy đã là thời gian khai sinh cho nền kịch nghệ mới Việt Nam.

Đứng ở tính chất bộ môn nghệ thuật thì kịch nghệ mới là kịch nói. Chính tác giả Vũ Đình Long khi viết đến vở kịch thứ ba của mình trong vòng hai năm, đã thừa nhận ông thích đọc kịch Tây nên có nắm được “những phép tắc của việc soạn kịch”. Theo ông: “Soạn kịch theo lối Tây là một việc rất khó, khó nhất là ở sự kết cấu, kết cấu thế nào cho sen nọ sen kia liên tiếp nhau như thực, mà hồi nào hồi ấy có vẻ hoạt động tự nhiên”.

Kịch tác gia Vũ Đình Long và tác phẩm của ông

Sau Cách mạng tháng Tám, Vũ Đình Long gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc. Khi hòa bình lập lại, ông trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ngay khi thành lập (1957), được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa I. Vũ Đình Long mất vào ngày 14/8/1960, thọ 63 tuổi.

Những vở kịch đầu tay

Chén thuốc độc, vở kịch đầu tay của Vũ Đình Long, là hý kịch. Đến vở thứ ba, Tòa án lương tâm, là bản thứ nhất về bi kịch.

Đọc các văn bản kịch này có thể thấy Vũ Đình Long đã cố gắng làm theo thuật soạn kịch phương Tây mà ông đã học hỏi được qua các vở kịch Pháp. Tuy còn có phần đơn giản trong việc sắp xếp lớp lang, tình tiết, còn có sự ngẫu nhiên trong sự thắt nút, mở nút, nhưng nếu coi kịch là tạo ra những tình huống căng thẳng, là có xung đột và đẩy xung đột đến độ căng thẳng, thì kịch Vũ Đình Long đã bước đầu làm được điều này.

Do tính chất luân lý răn dạy, một ảnh hưởng từ đạo đức truyền thống và từ quan niệm truyền thống về chức năng giáo hóa của văn chương mà người viết không dễ thoát khỏi và có khi không nghĩ là cần nên thoát khỏi, nên các nhân vật chính trong kịch của ông không linh hoạt, sinh động, vì phải biến thành cái loa phát ngôn cho tư tưởng của tác giả, so với các nhân vật khác. Điều này đặc biệt thấy rõ ở ngôn ngữ kịch của các nhân vật. Lời lẽ từ miệng của những nhân vật như Thằng Quýt, Mẹ Đồng Quan (Chén thuốc độc), Cô giáo Quý, Bộc (Tòa án lương tâm) tự nhiên hơn, thực hơn lời lẽ của thầy Thông Thu, thầy Ký Phú.

Nỗ lực “Việt hóa” các danh tác kịch nước ngoài

Đóng góp của Vũ Đình Long cho kịch nói Việt Nam không chỉ là ở những vở kịch đầu tay viết ra, mà còn ở sự Việt hóa của ông đối với những danh tác kịch nước ngoài. Việc bản ngữ hóa các tác phẩm nước ngoài trong quá trình tiếp nhận văn học, nhất là khi nền văn học tiếp nhận ở một bực cấp thấp hơn so với nền văn học được tiếp nhận, là một hiện tượng tự nhiên, bình thường.

Ở ta, trong quá trình hiện đại hóa văn học (mà thực chất do hoàn cảnh lịch sử là Âu hóa, cụ thể hơn nữa là Pháp hóa), việc Việt hóa (phóng tác, phỏng dịch) các tác phẩm nước ngoài có thể thấy khá rõ ở trường hợp Hồ Biểu Chánh. Ở Vũ Đình Long việc này diễn ra chỉ hơi ngược lại, nghĩa là ông sáng tác trước, phóng tác sau, và phóng tác mãi về sau này. Ông đã Việt hóa vở L’Aventurière (1848) của Émile Augier (1820 - 1889) thành Công tôn nữ Ngọc Dung (1947), vở Horace (1639) của Pierre Corneille (1606 - 1684) thành Tổ quốc trên hết hay Tình trong khói lửa (1949), vở Le légataire universel (1708) của Jean-Francois Regnard (1655-1709) thành Gia tài (1958).

Ông quan niệm “Việt Nam hóa là dịch hay phóng tác và đưa vào hoàn cảnh Việt Nam một bản kịch ngoại quốc”. Và nguyên tắc “Việt Nam hóa” của ông là “dịch sát nguyên văn hay dịch tự do tùy tiện, cố gắng giữ lấy thật nhiều cái đẹp, cái hay của nguyên tác, thêm bớt, thay đổi, cắt xén... biến vở kịch nước ngoài thành vở kịch Việt Nam”. Ông cho rằng: “Một vở kịch Việt Nam hóa như thế có khuyết điểm, nhưng theo chủ quan của chúng tôi, thì cũng có một số ưu điểm đáng kể, là gần ta hơn, dễ thông cảm hơn, truyền cảm mạnh và sâu sắc hơn, và dễ diễn xuất hơn là kịch dịch thẳng theo nguyên bản”. Quả thực, đọc các vở kịch Việt hóa của Vũ Đình Long thấy như được sống trong khung cảnh Việt Nam, với những câu chuyện lịch sử và đời sống Việt Nam, với những tâm tình của con người Việt Nam.

Năm 2009, một tuyển tập kịch Vũ Đình Long đã được xuất bản, ghi công ông là người viết vở kịch nói đầu tiên của nền sân khấu hiện đại Việt Nam.

Nên có đường phố hay trường học... mang tên Vũ Đình Long

Bên cạnh sự khai phá một bộ môn kịch nghệ mới cho nước nhà, Vũ Đình Long còn cả một sự nghiệp to lớn cũng mang tính chất khai phá trong lĩnh vực xuất bản và báo chí. Ông đã thực thi được một mô hình báo chí và xuất bản theo kiểu hiện đại của thế giới, từ đó đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn chương và báo chí nước nhà đầu thế kỷ 20, khi xã hội Việt Nam đang chuyển mình phát triển theo quỹ đạo hiện đại hóa.

Công lao của ông về kịch nghệ và xuất bản, báo chí xứng đáng được trân trọng ghi nhận, tôn vinh. Kỷ niệm 115 năm sinh của Vũ Đình Long - kịch tác gia, ông chủ báo, ông chủ xuất bản, kỷ niệm 90 năm vở kịch nói đầu tiên Chén thuốc độc là dịp để chúng ta nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của ông, và đề nghị với TP Hà Nội có một hình thức tôn vinh ông, như đặt một tên trường hay tên đường, hay khôi phục ngôi nhà cũ của ông ở quê, thành một địa chỉ văn hóa. Kính trọng công đức văn hóa tiền nhân là mở đường cho các thế hệ tương lai.

Phạm Xuân Nguyên

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm