cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Khủng bố gây sốc ở thủ đô Paris: Màn đùa giỡn chết chóc với Hồi giáo

08/01/2015 06:31 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - 12 người đã thiệt mạng sau khi 2 phần tử cầm súng trường AK tấn công tòa soạn tạp chí trào phúng Charlie Hebdo có trụ sở ở Paris, Pháp. Tạp chí này đang ở trung tâm của một cuộc tranh cãi liên quan tới việc vẽ biếm họa Nhà tiên tri Mohammed.

Kênh truyền hình iTELE của Pháp dẫn lời nhân chứng cho biết trong ngày 7/1, 2 người đàn ông đội mũ trùm kín đầu màu đen mang theo AK đã tiến vào tòa soạn Charlie Hebdo.

Tạp chí thường xuyên gây tranh cãi

Tiếng súng vang lên chỉ vài phút sau đó. Khi cảnh sát tới hiện trường, 2 kẻ này còn nổ súng làm 3 cảnh sát bị thương, trước khi tẩu thoát. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lập tức gọi sự kiện là vụ tấn công khủng bố.

Đây không phải là lần đầu tiên Charlie Hebdo bị tấn công hay gặp rắc rối, với nguyên nhân đều do các màn trào phúng dễ khiến kẻ khác cáu tiết mà tạp chí này thực hiện. Tạp chí từng bị cấm phát hành một năm, sau khi ra mắt hồi năm 1969. Bộ Nội vụ Pháp là cơ quan ra lệnh cấm, viện lý do tạp chí đã bôi bác việc truyền thông đưa tin về cái chết của cựu Tổng thống Charles de Gaulle.


Hình ảnh 2 tay súng đã bắn chết 12 người ở tạp chí Charlie Hebdo

Khi ấy còn mang tên Hara-Kiri Hebdo, tạp chí đã đổi tên thành như hiện nay để chống lại lệnh cấm. Nó từng sa sút và phải đóng cửa, ngừng hoạt động vào năm 1981, trước khi được hồi sinh vào năm 1992. Do được quảng bá hoành tráng, ấn bản "tái xuất" đầu tiên của Charlie Hebdo đã tiêu thụ tới 100.000 bản.

Tạp chí bắt đầu động tới Hồi giáo vào năm 2006 khi đăng trên trang nhất hình biếm họa Nhà tiên tri Mohammed đang khóc. Màn gây sốc này đã khiến doanh số tăng thêm 60.000 bản. Tuy nhiên Tổng thống Pháp khi ấy là ông Jacques Chirac, đã cảnh cáo rằng báo chí nên tránh các hành vi "gây hấn công khai" với các tôn giáo.

Hồi giáo cũng không "tha"

Ngày 2/11/2011, văn phòng của Charlie Hebdo đột ngột bị tấn công bằng bom cháy. Toàn bộ trụ sở đã cháy rụi, hư hỏng toàn bộ số máy tính bên trong. Nguyên nhân vụ tấn công được xác định là do tạp chí đã đưa tranh biếm họa Nhà tiên tri lên trang bìa.

Khi ấy Tổng biên tập Stephane Charbonnier vẫn nói rằng Hồi giáo không thể miễn nhiễm với quyền tự do ngôn luận của báo chí.

"Sẽ rất khó chịu nếu chúng ta có thể chọc cười mọi thứ ở Pháp, bàn về mọi chuyện tại đất nước này, nhưng chừa lại Hồi giáo và hậu quả của Hồi giáo hóa" - ông nói - "Với tôi, Muhammad chả có gì thiêng liêng. Tôi không trách những người Hồi giáo vì chẳng cười cợt khi nhìn bức vẽ của chúng tôi. Nhưng tôi sống dưới luật Pháp, không phải luật dựa trên kinh Quran".


Một người bị thương được đưa khỏi hiện trường đi cấp cứu

Chỉ một năm sau, Charlie Hebdo lại chọc giận Hồi giáo khi đăng các bức ảnh biếm họa châm chích hình ảnh Nhà tiên tri. Một trong số đó có cảnh Nhà tiên tri đang để lộ đôi mông - một sự xúc phạm lớn tới niềm tin của người Hồi giáo.

Ấn bản có bức biếm họa gây sốc này đã lên sạp chỉ 8 ngày sau khi một đoạn video trêu chọc Nhà tiên tri đã khiến người Hồi giáo toàn cầu phẫn nộ và biểu tình bạo lực. Một vụ biểu tình như thế, diễn ra tại Libya, đã khiến đại sứ Mỹ ở đây thiệt mạng.

Khi đăng bức biếm họa, Charbonnier vẫn khẳng định tạp chí của mình không đổ thêm dầu vào lửa mà chỉ sử dụng quyền tự do ngôn luận để "bình luận về tin tức theo cách thức trào phúng".

"Tin tức tuần này là Mohammed và bộ phim gây ồn ào kia, vì thế chúng tôi đã vẽ biếm họa về đề tài đó" - Charbonnier nói với đài CNN khi ấy. "Bộ phim ồn ào" là Innocence of Muslims, đã nằm yên trên Internet cho tới tận ngày 11/9/2012, khi những kẻ cực đoan phát hiện ra nó. Họ dùng nó làm cái cớ để biểu tình bạo lực, tấn công tòa lãnh sự Mỹ ở Benghazi, Libya, giết chết đại sứ Christopher Stevens và 3 người Mỹ khác. Người biểu tình còn tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Cairo, Ai Cập và xuống đường tại ít nhất 20 nước khác.

Tự do ngôn luận hay tự do gây hấn?

Bất kỳ hành động nào nhằm bôi nhọ hình ảnh Nhà tiên tri Mohammed đều bị người Hồi giáo xem là hành động báng bổ. Pháp có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất Tây Âu, ước tính có 4,7 triệu tín đồ. Hiển nhiên hành động của Charlie Hebdo đã khiến những người Hồi giáo ở đây rất phẫn nộ.

Tuy nhiên vào thời điểm năm 2012, các phóng viên và biên tập viên của tạp chí đều không thừa nhận việc họ đang chọc giận Hồi giáo. Phóng viên Laurent Leger tuyên bố: "Mục tiêu của chúng tôi là gây cười. Chúng tôi muốn cười vào mũi những kẻ cực đoan, mọi loại cực đoan. Họ có thể là người Hồi giáo, Do thái giáo, Công giáo. Ai cũng có thể sùng đạo, nhưng các hành động và tư tưởng cực đoan là điều chúng tôi khó chấp nhận".

Leger bênh vực tờ tạp chí, nói rằng vẽ biếm họa về Nhà tiên tri là quyền của tờ báo và sẽ không chịu trách nhiệm trước phản ứng của người khác. "Ở Pháp, chúng tôi luôn có quyền viết và vẽ. Nếu có ai đó không hài lòng với chuyện này, họ có thể kiện và chúng tôi sẽ tự vệ. Đó là sự dân chủ. Anh không ném bom, chỉ thảo luận và tranh luận. Anh không hành động một cách bạo lực" - Leger nói.

Cộng đồng người Hồi giáo ở Pháp khó chấp nhận những lời lẽ như thế. Một độc giả tên Hend Amry nói với hãng tin AP rằng các bức biếm họa của Charlie Hebdo chỉ nằm trong âm mưu "hiểm độc" nhằm tăng lượng phát hành của báo, thay vì thể hiện quyền "tự do ngôn luận" và quan điểm này được khá nhiều người đồng tình.

Được biết các nhà quan sát đã không loại trừ vụ xả súng chết chóc ở Paris mang màu sắc tôn giáo, do 2 kẻ tấn công hét to "chúng ta đã trả thù cho Nhà tiên tri" khi thực hiện màn bắn giết.

Hồi giáo không phải thứ duy nhất bị Charlie Hebdo đưa ra làm trò cười. Các trang bìa của báo còn có Giáo hoàng Benedict XVI đang âu yếm ôm một vệ sĩ Vatican; cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trông như một con ma cà rồng bệnh hoạn; một người Do thái chính thống hôn một người lính Do Thái. Tạp chí cũng thường có các bài viết điều tra nhắm tới giới nhiều tiền và quyền lực ở Pháp.

Tường Linh (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm