cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoạt động vào cuối năm, 2 phút 1 chuyến

06/03/2018 20:22 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đang hoàn thành những hạng mục cuối, với mốc tiến độ đặt ra là đủ điều kiện để đưa vào vận hành, khai thác thương mại trong quý 4/2018 và Tổng thầu phải bảo hành đến năm 2021.

“Bộ Giao thông Vận tải xác định đây là dự án trọng điểm và đang tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan nỗ lực triển khai, bám sát các mốc tiến độ đề ra. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ được Bộ chuyển giao cho Hà Nội khi hoàn thành”, Thứ trưởng Đông cho biết.

Ông Vũ Hồng Phương, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, đến nay, dự án đã hoàn thành trên 95% khối lượng công việc. 13 đoàn tàu đã được chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam tập kết ở depot Hà Đông. Bên cạnh đó, 80% thiết bị đã được nhập về để lắp đặt, hoàn thiện các hạng mục cuối cùng.

Theo ông Phương, trong năm 2017, tiến độ dự án bị chậm một thời gian do chậm được cấp nguồn vốn bổ sung 250,6 triệu USD. Đến ngày 28/12/2017 vừa qua, các vướng mắc về thủ tục đã được tháo gỡ xong, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Eximbank Trung Quốc) chính thức thực hiện thủ tục giải ngân nguồn vốn bổ sung trên.

Chú thích ảnh
Đoàn tàu đô thị Cát Linh-Hà Đông được tập kết tại khu Depot Hà Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+).

“Nhà thầu đang hoàn thiện nốt hệ thống nhà ga để dự án có thể vận hành chạy thử vào tháng Chín năm nay. Công tác đào tạo nhân sự cũng đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngay khi tuyến đường sắt này đi vào hoạt động,” ông Phương nhấn mạnh.

Bổ sung thêm, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, việc vận hành chậm hơn thời gian Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tiến độ dự án phụ thuộc vào tổng thầu. Đến nay, phần vốn đã lo xong, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với Tổng thầu giải quyết các khó khăn còn lại.

Là đơn vị trực tiếp thực hiện dự án, ông Đường Hồng, Giám đốc điều hành dự án (Tổng thầu EPC) khẳng định, dự án hiện nay không còn khó khăn về vốn. 95% khối lượng công việc đã hoàn thành. Các hạng mục đấu nối thiết bị đang được gấp rút thực hiện để đảm bảo đến cuối năm nay sẽ bàn giao cho chủ đầu tư.

Đại diện Tổng thầu Trung Quốc cũng thừa nhận, để đạt được mục tiêu hoàn thành, bàn giao cuối năm 2018 còn rất nhiều khó khăn dù khối lượng không nhiều nhưng còn phức tạp, ít đơn vị thực hiện. Một số việc không thể làm cùng một lúc.

Ngoài ra, Tổng thầu Trung Quốc đề xuất nên nghiệm thu từng phần bởi nếu để xây dựng hoàn thành mới nghiệm thu thì thời gian chờ đợi rất lâu đồng thời đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và thành phố Hà Nội không lập các ban chuyên trách thì dự án khi hoàn thành sẽ gặp khó khăn trong vận hành.

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỷ đồng) được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA Trung Quốc.

Dự kiến, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên này được đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải liên tục điều chỉnh tiến độ vì nhiều lý do trong đó về nguồn vốn giải ngân là điểm nghẽn lớn nhất. Mới đây, Tổng thầu cam kết đưa dự án vào khai thác trong năm 2018.

Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.

Việt Hùng (VIETNAM+)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm