cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhân 45 năm thống nhất đất nước: Tự hào Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung Bộ

26/04/2020 08:40 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Tháng 10/1960, Thông tấn xã Giải phóng chính thức ra đời, với lực lượng nòng cốt là các cán bộ của Việt Nam Thông tấn xã từ miền Bắc vào tác nghiệp tại chiến trường miền Trung và miền Nam.

Năm bộ phim tài liệu dịp kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam

Năm bộ phim tài liệu dịp kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2020), Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm bộ phim tài liệu, thể hiện góc nhìn mới về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong suốt quá trình 15 năm hoạt động dưới bom đạn kẻ thù (1960-1975), Thông tấn xã Giải phóng đã thực hiện và hoàn thành “sứ mệnh” thông tin chuẩn xác, kịp thời về cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. TTXVN trân trọng giới thiệu hai bài viết về các cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung Bộ, những nhân chứng lịch sử đồng hành cùng Đoàn quân Giải phóng trên khắp mặt trận miền Trung – Tây Nguyên.

Bài 1: Chứng nhân lịch sử

“Tự hào được là nhân chứng của cuộc chiến”, đó là tâm lý chung của những người lính thông tin thuộc Thông tấn xã Giải phóng. Không ngại hiểm nguy, gian khổ, các phóng viên tin, phóng viên ảnh, điện báo viên chiến trường luôn có mặt tại các “điểm nóng”, kịp thời ghi lại những khoảnh khắc quý giá, kịp thời truyền đi những tin vui thắng trận cho đồng bào trong nước và quốc tế.

* Tác nghiệp trên địa bàn “da báo”

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 1970, chàng thanh niên Hồ Phước Huề được cử về làm phóng viên tại Việt Nam Thông tấn xã. Cuối năm 1972, khi đã dạn dày kinh nghiệm, Nhà báo Phước Huề nhận nhiệm vụ tăng cường cho chiến trường khu V, trở thành một phóng viên Thông tấn xã Giải phóng. Năm 1975, Nhà báo Phước Huề trực tiếp tác nghiệp trên các chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, Nha Trang và theo đoàn quân giải phóng tiến về tận miền Nam. Đến khi thống nhất đất nước, ông lại chọn thành phố Đà Nẵng để sinh sống và tiếp tục làm báo. Nghỉ hưu đã lâu nhưng ông vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn và đang viết lại những trang hồi ký về quãng thời gian được làm “nhân chứng lịch sử” của mình.

Lật giở lại những bức ảnh chiến trường đã hoen màu thời gian, Nhà báo Phước Huề nhớ lại: Năm 1973, ông thường xuyên tác nghiệp tại các tỉnh từ Quảng Nam vào Bình Định, khi đó các vùng đã giải phóng và các vùng bị địch chiếm xen kẽ nhau, không phân chia ranh giới rõ ràng mà “loang lổ như da báo”. Quân ngụy thường chiếm đóng những thị xã, thị trấn, thành phố lớn. Quân Giải phóng  xây dựng căn cứ, bảo vệ những vùng rừng núi, nông thôn. Từ nơi đóng quân của Khu ủy V ở Quảng Nam, các phóng viên phải đi bộ, hành quân tới các vùng giải phóng khác, mỗi đợt hàng chục ngày. Một tổ công tác thường có phóng viên viết, phóng viên ảnh, hai điện báo viên. Bên cạnh công cụ, máy móc nghiệp vụ báo chí, các phóng viên cũng được trang bị súng, lựu đạn để tự vệ.

Chú thích ảnh
Hai nhà báo, phóng viên chiến trường Hồ Phước Huề và Triệu Thị Thùy ôn lại kỷ niệm những tháng ngày tác nghiệp tại chiến trường. Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

“Từ căn cứ này sẽ có giao liên dẫn đường đến căn cứ khác, phải đi qua khu vực của địch nên cứ chờ đến đêm thì đi, gặp địch là tránh. Các giao liên thông thuộc rất rõ địa bàn, nơi an toàn, nơi nguy hiểm và giờ giấc tuần tra của bọn ngụy nên phải tuyệt đối bám sát, nếu bị lạc, khi trời sáng sẽ bị địch bắt. Ban ngày chúng tôi được đồng bào che chở trong nhà, được cho ăn uống lấy sức để tiếp tục hành quân. Nhờ có sự giúp đỡ ân cần, không ngại nguy hiểm của bà con miền Trung, chúng tôi mới có thể thực hiện các chuyến công tác, hoàn thành nhiệm vụ”, Nhà báo Phước Huề nhớ lại.

Khi đó, Phước Huề là phóng viên viết tin nhưng cũng tự trang bị cho mình hai chiếc máy ảnh để ghi lại những hình ảnh chiến sự quý giá. Trong điều kiện thiếu thốn, để kịp thời gửi những cuộn phim về cơ quan, ông phải tự xử lý theo cách của một phóng viên chiến trường. Ở rừng không có phòng tối, ông phải chờ đến đêm, ra khe suối ngồi tráng phim. Dụng cụ tráng phim là một chiếc đèn pin bịt lá cây (để che bớt ánh sáng và có màu xanh lá cây), bát sắt đựng thuốc tráng phim, thuốc hãm và nước suối để rửa phim. Sau khi tráng, Nhà báo Phước Huề phơi khô cuộn phim, bọc cẩn thận trong giấy nilon và gửi giao liên mang về căn cứ, tại đây phim sẽ được rửa thành ảnh để gửi tiếp ra Hà Nội.

Nhiều người lính đã gặp ông mong muốn xin một kiểu ảnh để gửi về cho gia đình làm kỷ niệm. Tuy không có điều kiện để rửa ảnh, ông cũng cố gắng làm tặng họ những bức ảnh nhỏ bằng cách in phim trực tiếp lên giấy ảnh. Sau khi chụp, ông cắt rời tấm phim khổ 3x4 cm, cho vào một khuôn bằng nhựa rồi úp lên giấy ảnh, sau đó nhúng ảnh vào thuốc, phơi khô và cắt ra.

Nhà báo Phước Huề cho biết: "Cách làm này không phóng được ảnh to mà ảnh chỉ nhỏ đúng bằng kích cỡ của tấm phim, nhưng rất tiện vì có thể rửa được mọi lúc, mọi nơi. Chỉ là một tấm ảnh nhỏ nhưng các chiến sỹ rất vui mừng khi được nhận. Kỷ niệm vô giá này được các chiến sỹ gửi về nhà cho người thân, để báo cho gia đình biết rằng hôm nay mình vẫn còn sống".

Chú thích ảnh
Các đoàn viên thanh niên Thông tấn xã Việt Nam chăm sóc, tu bổ di tích bia tưởng niệm Thông tấn xã Giải phóng. Ảnh: Võ Văn Dũng - TTXVN

* Tin vui chiến thắng gửi về hậu phương

Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời làm báo của ông Hồ Phước Huề là lần tác nghiệp tại trận đánh lịch sử Buôn Mê Thuột tháng 3/1975. Đã 45 năm trôi qua, ông vẫn nhớ chính xác tới từng giờ, từng chi tiết nhỏ.

Đêm 9/3/1975, Nhà báo Phước Huề cùng một phóng viên ảnh, một phóng viên quay phim được lệnh di chuyển lên đài quan sát tại một ngọn đồi sát thị xã Buôn Mê Thuột để ghi hình và tường thuật trận đánh. Suốt cả đêm, ông không ngủ được, chuẩn bị dụng cụ, máy móc và cố hình dung trước những việc sẽ làm khi trận đánh diễn ra.

Đúng 2 giờ ngày 10/3/1975, pháo binh ta bắt đầu gầm lên, trút đạn vào các mục tiêu trọng điểm của địch: Sư đoàn 23 ngụy, Sở Chỉ huy Tiểu khu Đắk Lắk, Trại pháo binh... Cuộc pháo kích kéo dài tới lúc rạng sáng, chỉ chờ có thế, ông lắp ngay ống kính tele (ống kính chụp khoảng cách xa), dùng đá kê máy ảnh, chụp cảnh pháo binh ta nã đạn vào địch.

Nhà báo Hồ Phước Huề bồi hồi xúc động: “Đứng trên đồi, quan sát quang cảnh quân ta pháo kích vào thị xã Buôn Mê Thuột, tôi thấy mình thật vinh dự và tự hào khi là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng, là nhân chứng cho sự kiện lịch sử trọng đại này”.

Chú thích ảnh
Đoàn thanh niên cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực Miền Trung - Tây Nguyên thăm căn cứ xưa của Thông tấn xã Giải phóng tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Võ Văn Dũng - TTXVN

Trận đánh mở màn thuận lợi, quân ta tấn công và chiếm được hầu hết các mục tiêu trong thị xã. Ngay trong ngày hôm đó, các phóng viên trong nhóm của ôngđã phân công nhau đi thu thập tin tức, hình ảnh tại các địa điểm vừa xảy ra giao tranh. Đến 17 giờ cùng ngày, ông cùng hai điện báo viên phát tin đầu tiên về Tổng xã, tường thuật trận đánh “phủ đầu” của quân ta vào Buôn Mê Thuột. Đến 21 giờ 30 phút, Đài Tiếng nói Việt Nam phát ra cả nước bản tin của tác giả Phước Huề, phóng viên Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung Bộ. Nghe đài, nhóm phóng viên liên hoan bằng lương khô, nước chè, tận hưởng niềm vui chiến thắng với nhân dân cả nước.

Trưa 11/3/1975, quân ta tấn công Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy, giành thắng lợi vẻ vang. Nhà báo Phước Huề đã chụp được bộ ảnh quân địch lũ lượt kéo nhau ra đầu hàng và viết bài “Giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Mê Thuột” gửi về lúc 16 giờ 30 phút. Ngay sáng hôm sau, bài viết đã được đăng trên trang nhất các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân... và phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Những ngày sau đó, địch điên cuồng phản kích tại nhiều địa phương, ném hàng chục quả bom vào thị xã, hòng chiếm lại Đắk Lắk. Nhà báo Phước Huề bị mảnh bom gây chấn thương mềm ở mặt và tay nhưng vẫn quyết tâm thực hiện theo đến cùng đà chiến thắng của quân ta. Ông tiếp tục "chạy đua với thời gian", thực hiện loạt tin vui chiến thắng: Chặn đường rút chạy của địch ở Gia Lai, giải phóng Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn, Đức Lập, Gia Nghĩa... rồi xuống giải phóng Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh. Trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975, cùng đoàn quân tiến về miền Nam, Nhà báo Phước Huề vừa hành quân, vừa phát những tin vui rộn ràng gửi về hậu phương.

Hoạt động nơi chiến trường ác liệt nhưng các cán bộ, phóng viên Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung Bộ đều háo hức, nhiệt huyết, nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Khi nói về những phóng viên, kỹ thuật viên đã sát vai chung mái nhà Thông tấn xã Giải phóng, Nhà báo Hồ Phước Huề khiêm tốn: “Chúng tôi là những phóng viên, chiến sỹ của một - thời- như - thế”. (Còn nữa)

Bài 2: Nhịp cầu nối những niềm vui- TTXVN 26/4

Quốc Dũng - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm