cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhiều địa phương phát hiện thêm ổ dịch tả lợn châu Phi

22/05/2019 22:21 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 22/5, ông Nguyễn Thanh Dương, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai cho biết, mặc dù tỉnh quyết liệt thực hiện nhiều biện pháp ngăn chăn, kiểm soát dịch tả lợn châu Phi, nhưng đến nay đã có 5 địa phương trong tỉnh gồm: các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và thành phố Lào Cai xuất hiện dịch bệnh này.

CẬP NHẬT Tình hình dịch tả lợn châu Phi mới nhất

CẬP NHẬT Tình hình dịch tả lợn châu Phi mới nhất

Sáng 4/3 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi.

Như vậy, trên địa bàn tỉnh hiện có 49 hộ tại 14 thôn, tổ của 6 xã, phường xuất hiện dịch tả lợn châu Phi gồm: Bản Lầu, xã Lùng Vai của huyện Mường Khương; xã Bảo Hà của huyện Bảo Yên; thị trấn Phong Hải của huyện Bảo Thắng; phường Pom Hán của thành phố Lào Cai và huyện Văn Bàn với 534 con lợn phải tiêu hủy.

Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do một số hộ chăn nuôi nhập lợn giống không rõ nguồn gốc về chăn nuôi nhỏ lẻ và lây truyền từ các hộ bán thức ăn gia súc trong vùng dịch. Thêm vào đó, với phương thức chăn nuôi lợn chủ yếu ở quy mô nông hộ, chưa chủ động các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin, tiêu độc, khử trùng, diễn biến thời tiết bất thường... làm tăng nguy cơ dịch bệnh.

Trước tình hình diễn biến phức tạp và có khả năng lây lan nhanh trên địa bàn, tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; yêu cầu các tổ, chốt kiểm dịch động vật tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn vào địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp phương tiện vận chuyển không đảm bảo theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chú thích ảnh
Tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp

Bên cạnh đó, các địa phương căn cứ vào tình hình chăn nuôi, nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm để xem xét thành lập các tổ, chốt kiểm dịch tạm thời. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối hợp với các xã tổ chức giám sát, phát hiện sớm, báo cáo nhanh, xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh. Những huyện có dịch, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chủ động cấp kinh phí từ nguồn dự trữ phòng, chống dịch của địa phương, đảm bảo nguồn lực để triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch.

Tỉnh cũng đảm bảo đầy đủ kinh phí phòng, chống dịch để hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến từng khu dân cư, từng cán bộ, đảng viên, nhân dân và người chăn nuôi nhằm giúp mọi người nhận rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của dịch tả lợn châu Phi đối với các hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân, từ đó động viên toàn dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch; thông tin kịp thời, chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.

Còn tại thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục phát hiện thêm ổ dịch tả lợn châu Phi tại hộ gia đình ông Nguyễn Trọng Cuông ở thôn Hoàng Hoa. Ngay sau khi phát hiện đàn lợn 12 con gồm: 3 lợn nái và 9 con lợn con với trọng lượng trên 800 kg có dấu hiệu bỏ ăn, ốm chết không rõ nguyên nhân, gia đình đã báo cáo với các cơ quan chức năng để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.

Ngày 22/5, sau khi lấy mẫu phân tích, kết quả cho thấy đàn lợn nhà ông Cuông dương tính với dịch tả châu Phi nên cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn ốm chết; đồng thời thành lập các chốt kiểm dịch, hạn chế người ra vào vùng dịch, tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại và áp dụng các biện pháp để phòng chống, ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan.

Như vậy, đến nay tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã có hai ổ dịch tả lợn Châu Phi. Trước đó, ngày 16/5, ổ dịch tả lợn châu Phi đã được phát hiện trên đàn lợn 55 con của gia đình ông Đặng Văn Đoàn, tổ dân phố 6, thị trấn Cẩm Xuyên.

Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương của tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai đồng bộ các biện pháp để phòng chống, ngăn chặn nguy cơ dịch có thể lây lan trên diện rộng.

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tuyên Quang cho biết, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa. Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiến hành các biện pháp xử lý, chống dịch bệnh lây lan. 

Trước đó, ngày 21/5, tại hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thái, thôn Vĩnh Bảo, xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa có lợn ốm, chết với số lượng 65 con; trong đó, có 12 con lợn đã chết và 53 con ốm nặng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở NN& PTNT tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra, xác minh và lấy 6 mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, 6/6 mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm đều dương tính với virut dịch tả lợn châu Phi. 

Nhằm khống chế không để dịch lây lan trên diện rộng, Sở NN&PTNT đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành, tiêu hủy toàn bộ đàn lợn đang nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Thái với tổng số 166 con; thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng toàn bộ thôn Vĩnh Bảo và các thôn giáp ranh.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, chủ động tự giác, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng chống; vận động người dân cam kết không giấu dịch, không bán chạy lợn bệnh, không vứt xác động vật ra môi trường; thực hiện nghiêm "5 không" trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Ngoài ra, tỉnh Tuyên Quang cũng lập các chốt chặn, nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển ra, vào thôn Vĩnh Bảo, xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa; chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cử cán bộ thường xuyên bám sát địa bàn kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, nếu phát hiện có lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân, tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân gây bệnh…

Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 550.000 con lợn. Vì vậy, người chăn nuôi, các đơn vị liên quan cần nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm