cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau hải sản ích lợi khám phá

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy đại học

29/05/2018 20:40 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Kết luận phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo và Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị sớm đưa vào chương trình giảng dạy của các trường vấn đề khởi nghiệp một cách sâu sắc và thực tế hơn. Ươm mầm khởi nghiệp là một mục tiêu của đại học.

Tại phiên họp kéo dài gần 4 giờ đồng hồ, các thành viên của Ủy ban, Hội đồng là các nhà quản lý giáo dục, các trường đại học, chuyên gia, doanh nghiệp… đã phát biểu, tập trung vào 4 vấn đề mà Thủ tướng gợi ý khi mở đầu phiên họp là về đội ngũ giáo viên; chương trình, sách giáo khoa; tự chủ đại học; phong hàm giáo sư, phó giáo sư.

Lắng nghe các ý kiến phát biểu, Thủ tướng bày tỏ, rất muốn kéo dài cuộc họp hơn nữa để nghe được thêm nhiều ý kiến của các đại biểu, đều là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề.

Nhất trí với một số ý kiến về việc xây dựng công dân toàn cầu, Thủ tướng khẳng định, nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng không chạy theo xã hội thị trường. Công dân toàn cầu nhưng phải mang bản sắc văn hóa Việt Nam, hiểu biết lịch sử Việt Nam, chứ không phải là công dân toàn cầu của một xã hội thị trường không có lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị sớm đưa vào chương trình giảng dạy của các trường vấn đề khởi nghiệp một cách sâu sắc và thực tế hơn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cùng quan điểm với các ý kiến khẳng định thành quả của giáo dục Việt Nam, Thủ tướng bày tỏ, “chúng ta vui mừng thấy Việt Nam là xã hội hiếu học”. Điều này có thể thấy được qua các cuộc thi suốt nhiều năm liền. Học sinh Việt Nam thông minh, chịu khó, đạt nhiều thành tích, đặc biệt trong thi cử quốc tế. Đây là vốn quý mà chúng ta cần khơi dậy, để có nguồn nhân lực tốt phục vụ sự phát triển đất nước.

Nhiều ý kiến như phát biểu Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc đề cập đến việc thúc đẩy, vận dụng công nghệ mới trong giảng dạy, học tập dưới nhiều hình thức phong phú, xây dựng môi trường tự học, tự đào tạo; gắn đào tạo, nghiên cứu với thực tiễn, gắn giáo dục đào tạo với công nghệ. Các ý kiến cũng lưu ý việc xóa mù công nghệ. Thủ tướng cho rằng, điều này rất cần cho xây dựng Chính phủ điện tử, công dân điện tử, thành phố thông minh.

Chú thích ảnh
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhất trí với ý kiến của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về tinh thần học tập suốt đời, kể cả với giáo sư, chứ không phải lấy xong danh hiệu, tấm bằng là xong, Thủ tướng cho rằng vấn đề này rất quan trọng khi hiện nay, còn sự trì trệ trong bộ máy “do không phấn đấu, không học tập, không xông pha trong công việc để rèn luyện, trưởng thành, chỉ bổn cũ chép lại, ngày hôm qua giống ngày hôm nay thì đất nước khó phát triển”. Do đó, phương pháp dạy và học cần thay đổi. Nội dung học là quan trọng nhưng phương pháp học, kỹ năng học và xử lý thông tin còn quan trọng hơn.

Không hạ chất lượng tiêu chí xét duyệt giáo sư, phó giáo sư

Đề cập đến 4 nội dung đã nêu đầu phiên họp, Thủ tướng cho biết, về phát triển đội ngũ giáo viên, đây là yếu tố quyết định, được các đại biểu thảo luận đầu tiên.

Tại phiên họp, các ý kiến đều nói về việc quy hoạch lại cơ sở các trường sư phạm, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, kể cả đầu vào sư phạm, chính sách, chế độ cho giáo viên, truyền thông và tôn vinh người thầy, đổi mới phương pháp giảng dạy.

Đồng tình với ý kiến của GS. Nguyễn Minh Thuyết, GS. Nguyễn Văn Minh (Đại học Sư phạm Hà Nội) về việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên định kỳ, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển cơ sở đào tạo giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp thu cái mới. Giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo, cần được chú trọng, quan tâm hơn.

Cho rằng khởi nghiệp là vấn đề quan trọng, Thủ tướng đề nghị cần sớm đưa vào chương trình giảng dạy của các trường vấn đề khởi nghiệp một cách sâu sắc và thực tế hơn. Vì vậy, ươm mầm khởi nghiệp trong đại học là một mục tiêu của trường đại học.

Về xét phong hàm giáo sư, phó giáo sư, Thủ tướng nhất trí với các ý kiến đại biểu nhấn mạnh, cần phải chặt chẽ hơn trong xét duyệt, rõ ràng hơn về tiêu chí, không hạ chất lượng các tiêu chí mà có nhiều ý kiến còn đề nghị nâng tiêu chí. Bên cạnh đó, tăng cường minh bạch, công khai và phấn đấu làm sao tiếp cận sớm, lộ trình nhanh hơn trong hội nhập quốc tế về vấn đề này.

Về tự chủ giáo dục đại học, đồng tình với các ý kiến cho rằng đang được triển khai rất tốt, Thủ tướng lưu ý, bước đi, cách làm phải hết sức chặt chẽ, tốt hơn để không gây rối loạn, nhảy từ cực này sang cực kia.

Chú thích ảnh
Thủ tướng và các thành viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo và Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT tổng hợp, nghiên cứu đề xuất để cách hiểu thống nhất, cách chỉ đạo thống nhất hơn trên tinh thần là hướng tới tiếp cận mới về tự chủ đại học với cách làm phù hợp ở Việt Nam, trong đó, tự chủ về học thuật, về tổ chức bộ máy, tài chính. Thủ tướng nêu rõ, tự chủ tài chính không có nghĩa là nhà nước không đầu tư nữa.

Về vấn đề sách giáo khoa, Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội về lộ trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phê duyệt, ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới và tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đủ các môn học, lớp học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, bảo đảm yêu cầu giảm tải, khoa học, thiết thực, khả thi, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trình Thủ tướng ký ban hành trong tháng 6/2018.

Hãy khởi nghiệp bằng... đọc sách

Hãy khởi nghiệp bằng... đọc sách

Chuỗi hoạt động chào mừng Ngày sách Việt Nam (21/4) lần thứ V đã được khai mạc tại Hà Nội từ hôm qua 18/4. Ở nước ta, những năm gần đây rộ lên phong trào Khởi nghiệp (startup).

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm