cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Sự thật về “chú em” nghèo khổ của Tổng thống Obama

14/08/2012 10:31 GMT+7 | Trong nước


(TT&VH)  - Câu chuyện về người đàn ông da đen sống trong một khu ổ chuột ở Kenya đã làm xôn xao dư luận trong những ngày qua khi người ta biết rằng đó chính là George Hussein Obama người anh em cùng cha khác mẹ của đương kim Tổng thống Mỹ Obama.

Đó là sự thật, nhưng còn một sự thật khác nữa, ấy là vì sao người đàn ông chung dòng máu với vị Tổng thống quyền lực nhất thế giới này lại sống như vậy? Vì nghiện ma túy hay vì ông ta tự nguyện làm một “ông Bụt đen” ở Kenya để giúp đỡ những người nghèo?

Mỗi sáng thức dậy từ căn lều trong một làng quê nghèo ở Kenya nơi có những con người nghèo khổ lam lũ, sống chật vật giữa những đống rác lớn đầy ruồi nhặng, những dòng nước thải đen ngòm tanh hôi, hàng xóm vẫn thường chào ông George Hussein Obama, người em cùng cha khác mẹ của đương kim Tổng thống Mỹ với lời chào hóm hỉnh “Chào ngài Tổng thống ạ”.

Tự nguyện sống cùng khổ để trở thành “Ông Bụt đen”?

Khi được chào như thế, nhất là được “đón nhận” lời chào từ các em nhỏ thì George Hussein Obama thấy rất vui và thường cười khúc khích với chúng.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Goerge Hussein Obama là anh em cùng cha khác mẹ. Trong khi ngài Tổng thống sinh ra ở Hawai Mỹ là con bà hai, còn chú em Goerge Hussein sinh ở Kenya là con bà tư của người cha Obama Snr.

Ông Obama ôm vai mẹ kế khi trở về quê nhà năm 2006 ở Kenya. Ảnh Reuteurs

Goerge Hussein đã đồng ý cho một đoàn làm phim nước ngoài biết thông tin chi tiết về đời sống nghèo khó của mình trong một bộ phim Tư liệu. Theo đoàn làm phim thì họ không có ý chỉ trích hay phê bình tổng thống Barack Obama, tuy nhiên bộ phim đã làm “xúc động” , thậm chí khiến người xem ngỡ ngàng  vì những cảnh quay làm day dứt, não nuột buồn thương về số phận, cuộc sống cơ cực người em cùng cha khác mẹ của đương kim tổng thống Mỹ.

George Hussein Obarack đã viết một cuốn hồi ký có tựa đề Quê nhà, xuất bản năm 2012. Cuốn hồi ký cho độc giả biết lý do vì sao Goerge Hussein Obarack lại rời xa tầng lớp trung lưu khá giàu có ở Kenya để hòa mình và sống trong cảnh cùng khổ với những người dân nghèo khổ nhất trong khu ổ chuột tồi tàn, nhách nhác Nairobi. Đọc tác phẩm của Goerge, chúng ta sẽ biết được tấm lòng yêu thương người dân nghèo khổ của Goerge, thậm chí anh còn tỏ vẻ thân thiện, tốt bụng như một “ông Bụt đen”, đến để cùng chung sống, giúp đỡ họ, đặc biệt là trẻ em, vượt qua những khó khăn trong đời sống hàng ngày.

Goerge đã trích lời mình trong cuốn tự truyện như sau: “ Anh trai tôi hiện là nhà lãnh đạo quốc gia hùng cường nhất thế giới. Còn ở đây, quê hương Kenya yêu dấu! Mục đích của tôi là giúp đỡ những người nghèo khó nhất thế giới, cộng đồng dân cư sống trong các khu ổ chuột”. Nghe rất xúc động.

Goerge cho biết, anh rất phấn khởi vì những nỗ lực của mình đã giúp ích được cho người dân, cụ thể như đã “đỡ đầu” cho một đội bóng của khu dân nghèo trở thành đội tuyển hàng đầu Kenya, được dân chúng ngưỡng mộ gọi bằng cái tên mộc mạc “các nhà vô địch Obama”.

Những việc làm tốt đẹp và sự cống hiến nhiệt tình của George là mong muốn được đại diện cho người dân Kenya nói riêng và người dân châu Phi nói chung, kêu gọi những nhà lãnh đạo quyền lực và tầm ảnh hưởng nhất thế giới như Tổng thống Mỹ hãy chia sẻ, giúp đỡ để thay đổi cuộc sống nghèo khó của họ.

Hay một gã nghiện?

Tuy nhiên, còn một sự thật khác. Sự thật đó là Goerge khó có thể, thậm chí không thể làm được những điều tốt đẹp vượt quá khả năng của mình, do nghiện rượu và nghiện ma túy lâu năm. Em trai cùng cha khác mẹ của đương kim Tổng thống Mỹ thường xuyên đứng lảm nhảm nói chuyện một mình, người lúc nào cũng lơ mơ, khật khưỡng, chao đảo, đi trên đường thì chân nam đá chân chiêu, đến nỗi người ta thấy tồi tội cho anh ta mà thốt lên “thật khó khăn cho ông ấy đi trên đường thẳng”.

Cũng chẳng có điều gì đáng ngợi ca về vẻ anh hùng và lòng vị tha của Goerge, lý do chính của Goerge khi sống trong các khu “khách sạn ngàn sao” ngập ngụa rác và nước thải là sẵn có nguồn cung rượu, heroin, cocain và cần sa.

George Hussein Obama bên cạnh nhà tồi tàn của mình ở Nairobi. Ảnh: Frederic Courbet

Đằng sau lời nói sáng lòa là một hiện thực tối tăm, Goerge phải sống chui rúc trong các khu ổ chuột chỉ để thỏa mãn “thú vui chết người” với ma túy và rượu. Trên thân thể tiều tụy của anh ta chằng chịt, ngang dọc những vết kim chích, dao đâm chém vì ma túy và bạo lực. Và nhờ thế Goerge trở nên nổi tiếng.

Tuy vậy, Goerge luôn tự thanh minh là mình không nghiện heroin hay cocain. Hàng ngày anh thường xuyên uống rượu “lai rai” với những kẻ “nhàn cư vi bất thiện” không chịu làm ăn. Rượu ở Nairobi được biết đến với tên gọi Chang a, một loại rượu mạnh được chưng cất với ngô và lên men với hóa chất. Khi rượu đã no say, Goerge thường bất tỉnh và ngủ li bì.

Bị trói chặt trong men say, cùng với việc sử dụng ma túy theo cách quái dị là kết hợp nó với hóa chất ướp xác để có ảo giác “thăng thiên” mạnh hơn, sự sống của Goerge và những bạn nghiện ngày càng ngắn đi, vì chất ma túy theo dạng này thường gây mù lòa. Chỉ cần “lên tiên” độ 10 phút, người nghiện không thể tự nhân ra ta… là ai? Dần dần các chất này gây ra suy gan, suy thận cũng như gây suy giảm thần kinh, tổn thương não bộ và gây úng thủy não dẫn đến cái chết từ từ.

Goerge thường có thói quen điểm tâm sáng bằng thuốc phiện và rượu Chang a, rồi vui vẻ cùng một ả gái điếm nào đó  trên một chiếc giường ọp ẹp được giấu sau túp lều rách nát, bẩn thỉu.

Kiếm tiền trên cái tên Obama

Chua xót biết bao khi Goerge luôn miệng rên rỉ than vãn về cái họ Obama của mình như một lời nguyền oan trái. Anh ta thật trơ trẽn khi sử dụng tên họ của mình để kiếm bội tiền rồi đốt tan theo làn khói ma túy và hơi rượu.

Goerge nức nở, thở dài cho biết “người ta quan tâm đến tôi vì anh trai tôi. Tôi căm hận cái họ của mình. Tất cả mọi người ở đây đều muốn tôi là kẻ khác”

Goerge được gặp anh trai Barack khi còn học tiểu học, cả hai anh em cùng chơi bóng trên sân trường, sau cuộc đoàn tụ ngắn ngủi này, chỉ vài năm sau đó, thân phụ hai người là ông Barack Obama Sr qua đời trong một tai nạn xe hơi.

Lần thứ hai, anh em George và Barack tái ngộ là khi vị thượng nghị sỹ Mỹ Barack Obama có chuyến tham quan du lịch đến Đông Phi năm 2006 và ghé thăm Nairobi quê cũ của mình. Họ ôm hôn nhau, nhưng hai thế giới thật khác biệt dưới ánh nắng châu Phi nóng rực.

“Anh ấy là nguồn động viên. Chúng tôi đã gặp nhau vài lần. Chúng tôi đã nói chuyện…. Anh ấy là anh trai tôi” - Goerge trầm tư.

Tổng thống Mỹ Barack Obama có nhắc đến người em cùng cha khác mẹ Goerge Hussein Obama trong cuốn tự truyện Giấc Mơ của Cha tôi. Trong tác phẩm của mình ông Barack Obama miêu tả em trai mình là một “cậu bé đẹp”. Nhưng thừa nhận rằng, khi trưởng thành, rồi gặp lại em ở Nairobi thì Tổng thống Mỹ có cảm giác giống như là đang gặp một người xa lạ.

Còn chú em Goerge thì khoe mình như là một áp lực trên con đường chính trị của anh trai mình, và có nhiều người “đặt” cho anh ta vị trí của một đại biểu quốc hội. Nhưng anh ta rất “khiêm tốn”  nói rằng “Tôi không quan tâm đến chính trị”.

Goerge thổ lộ, giá như mình là…Tổng thống Kenya(!) thì có lẽ dễ gặp mặt ông anh Tổng thống Mỹ Barack Obama hơn. Anh ngậm ngùi, nghẹn ngào nói rằng “Lý do duy nhất là sự nghèo khổ đã ngăn cản sự gần gũi, gắn bó của hai anh em. Khi được hỏi, nếu anh trai Barack gửi tiền để lo cuộc sống thì Goerge có nhận không? Thì anh ta nói: “Có chứ, nghiêm túc đấy, ai mà chả cần tiền!”.


“Tiểu sử” chú em George

George lớn lên ở một vùng ngoại ô Nairobi trong tầng lớp trung lưu cùng với mẹ của mình, nơi hầu hết những góa phụ đều tái giá. Mẹ anh tái hôn với một người đàn ông da trắng, một nhân viên cứu trợ người Pháp, nhưng thay vì vui mừng, Goerge lại tỏ ra không vui vì người cha dượng của mình: “Tôi là đứa trẻ duy nhất trong vùng đi trên đường với một ông bố da trắng. Tôi muốn được giống như những đứa trẻ da đen khác"- anh cho hay.

Bắt đầu cuộc đời giang hồ, khi mới 15 tuổi bằng cách uống rượu và hút thuốc lá, sau 5 năm ngỗ ngược tung hoành, Goerge bị đuổi khỏi trường nội trú.

Anh ta thừa nhận rằng sau khi trở thành con nghiện cocaine và heroin ở tuổi 17 đã trở thành một tên cướp vũ trang khét tiếng để trả tiền cho rượu và ma túy. Goerge sống với các anh em băng đảng cùng màu da trên đường phố, và đã bị cảnh sát bắt giam vào năm 2003 vì là nghi can can tội cướp trong một vụ cướp có vũ trang. Tuy nhiên sau 9 tháng tạm giam để điều tra thì Goerge được tha, vì thiếu bằng chứng. Sau một thời gian nằm trong nhà lao, Goerge hãi hùng nhớ lại: Đó là địa ngục trần gian - theo nghĩa đen. Bạn ra khỏi tù có thể tồi tệ hơn hoặc có thể thay đổi tốt hơn. Tôi đã thay đổi và muốn giúp đỡ người khác". Nhưng sự thật thì, Goerge chẳng giúp đỡ được ai, trái lại luôn quấy nhiễu và làm  phiền người khác.

Phạm Anh Trúc (Biên dịch theo báo chí quốc tế)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm