cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Ý tưởng làm mát Trái đất bằng cách sử dụng bụi mặt trăng như một dạng 'kem chống nắng'

15/02/2023 12:36 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Đề xuất được đưa ra bởi các nhà vật lý thiên văn sau thời gian dài nghiên cứu, thậm chí đã được thử nghiệm qua nhiều chương trình mô phỏng chạy trên máy tính.

Thế giới không xa lạ gì với tác động nguy hiểm của sự nóng lên toàn cầu. Một nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học California, Irvine công bố vào tháng trước thậm chí đã cảnh báo về một thảm họa đại dương trong tương lai gần do biến đổi khí hậu mang lại. Nhưng các nhà khoa học không chỉ dự đoán tương lai, họ cũng đang gấp rút tìm giải pháp cải thiện tình hình. Và mới đây, một nghiên cứu mới đang đề xuất một giải pháp khá kỳ lạ để che chắn hành tinh của chúng ta khỏi sức nóng của Mặt trời. Đó là sử dụng bụi mặt trăng.

Sản phẩm trí tuệ này đến từ các chuyên gia tại Đại học Utah và Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian. Ý tưởng của họ là phun bụi thu được từ mặt trăng vào một quỹ đạo ổn định, cho phép đám mây bụi chặn đi một lượng đáng kể ánh sáng mặt trời.

“Các quỹ đạo được lựa chọn cẩn thận cho phép các dòng bụi che phủ Trái đất trong tối đa một tuần”, bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí PLOS viết.

Ý tưởng làm mát Trái đất bằng cách sử dụng bụi mặt trăng như một dạng 'kem chống nắng' - Ảnh 1.

Bụi mặt trăng có thể sử dụng như "kem chống nắng". Ảnh Đại học Utah

Thay vì phóng bụi từ Trái đất để chặn một lượng nhỏ ánh sáng mặt trời, các nhà khoa học nhắm đến việc khai thác trên bề mặt mặt trăng và đẩy đám bụi này theo đường đạn đạo vào vị trí mong muốn trên quỹ đạo. Phương pháp này có hai ưu điểm. Đầu tiên, việc này sẽ cần ít động năng hơn khi thực hiện từ một trạm trên mặt trăng. Thứ hai, tất cả bụi cản nắng mà chúng ta cần đều đã có sẵn trên mặt trăng.

Nếu bạn chưa biết thì bụi mặt trăng được hình thành sau khi các thiên thạch va chạm với mặt trăng, sau đó chúng sẽ phá hủy bụi bẩn, đá và các vật liệu khác thành dạng bột đặc. Bụi mặt trăng được biết tới là một mối đe dọa gây chết người với các phi hành gia, do chúng có thể rất sắc và bám cực kỳ chắc.

Để xác định xem việc dùng bụi mặt trăng có thực sự là một phương án khả thi để làm mát Trái đất hay không, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu bằng cách chạy các mô hình mô phỏng phức tạp để phân tích chuyển động của bụi trên quỹ đạo, sau khi tính đến lực hấp dẫn từ Trái đất, mặt trăng, mặt trời , và các hành tinh lân cận. Ý tưởng ban đầu là đặt một trạm phun bụi trôi nổi tại điểm Lagrange L1 trong vũ trụ, nơi mà lực hấp dẫn ròng giữa Mặt trời và Trái đất ở trạng thái cân bằng giữa hai thiên thể. Tuy nhiên, việc bổ sung nguồn cung cấp bụi cho trạm này sẽ rất khó khăn.

Theo các nhà nghiên cứu, một giải pháp thay thế khả thi hơn là xây dựng một trạm trên mặt trăng và thổi bụi từ bề mặt lên để tạo ra một đám mây bụi tạm thời có thể chặn 1% đến 2% lượng ánh sáng mặt trời. Theo tài liệu nghiên cứu, nhóm đang nhắm mục tiêu giảm 1,8% bức xạ mặt trời, tương đương với việc loại bỏ khoảng sáu ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời so với một năm tiêu chuẩn trên Trái đất.

Ý tưởng làm mát Trái đất bằng cách sử dụng bụi mặt trăng như một dạng 'kem chống nắng' - Ảnh 2.

Trái đất nhìn từ mặt trăng. Ảnh Pixabay

Tuy nhiên, kế hoạch này cũng có những nhược điểm riêng. Đầu tiên và quan trọng nhất, các nhà khoa học sẽ không kiểm soát được hành vi của đám mây bụi này. Dù các nhà khoa học tự tin rằng bụi sẽ không rơi trở lại Trái đất hoặc vô tình biến hành tinh này thành một địa ngục băng giá, tối tăm hay hậu tận thế, họ cũng thừa nhận rằng một khi bụi được giải phóng, thực sự không có cách nào để điều khiển chúng. Thứ hai, xây dựng một trạm trên mặt trăng và lắp đặt hệ thống bắn bụi lên không trung là một kế hoạch không có ngày thực hiện cụ thể, chưa nói tới chuyện kinh phí.

Hiện tại, các hoạt động khai thác mặt trăng của NASA vẫn chỉ giới hạn ở các mẫu đá nhỏ và kế hoạch xây dựng một trạm định cư - chứ chưa nói tới kế hoạch sử dụng bụi mặt trăng - vẫn là kế hoạch trong một thập kỷ nữa, và đó là theo ước tính lạc quan nhất.

Do đó, dù thổi bụi mặt trăng vào khoảng trống giữa Trái đất và mặt trời là khả thi về mặt công nghệ, nhưng không chắc rằng kế hoạch này sẽ sớm vượt ra khỏi giai đoạn khái niệm và đưa vào áp dụng thực tế. Vì vậy, cho đến khi một tỷ phú trong tương lai nào đó yêu thiên văn quyết định chi hết tài sản của mình để “bôi kem chống nắng cho Trái đất”, chúng ta có lẽ sẽ vẫn phải cố gắng hết sức để chống biến đổi khí hậu theo những cách lỗi thời.

Tham khảo DigitalTrends

Bảo Nam

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm