cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

ĐTLA và thành quả từ sự nhẫn nại

26/06/2015 14:23 GMT+7 | V-League

(Thethaovanhoa.vn) - Kể từ sau thời hoàng kim năm 2006, “Gạch” tụt dốc không phanh, đỉnh điểm là lần rớt xuống hạng Nhất 2011. Nhưng cú sốc đó cũng là tiền đề để ĐTLA thay đổi chiến lược làm bóng đá. Không còn vung tay quá trán, thành quả hiện tại của ĐTLA đến từ sự nhẫn nại trong khâu đào tạo trẻ.

Tròn 10 năm ở sân chơi cao nhất Việt Nam (từ 2001 đến 2011), “Gạch” đã sưu tập đầy đủ những danh hiệu lớn trong phòng truyền thống CLB. Cùng với những HAGL, B.Bình Dương, SHB Đà Nẵng, Hà Nội T&T, ĐTLA xứng đáng xếp vào hạng “đại gia” danh hiệu khi V-League bước sang tuổi 15.

Thất bại trong kế hoạch trụ hạng năm 2011 là cú sốc lớn với người làm bóng đá Long An. Nó phản ánh kết quả tất yếu của sự đi xuống của ông bầu đội bóng, từ trên thương trường đến sân cỏ. Nhưng thất bại đó giúp lãnh đạo ĐTLA biết mình đang ở đâu để đầu tư vào bóng đá theo hướng bền vững hơn.

Không có nhiều tiền để bạo chi khi thị trường chuyển nhượng mở cửa, “Gạch” bắt đầu lại với những con người mà họ có sẵn. Lứa trẻ CLB bắt đầu được tin dùng một cách thực chất hơn.

Bắt đầu lại ở hạng Nhất 2012, “Gạch” mỗi năm đưa lên đội 1 khoảng 3-4 cầu thủ trẻ tốt nhất từ tuyến dưới. Và có lẽ chính người trong cuộc cũng không thể tin rằng, thành quả thu được lúc này lại mỹ mãn đến thế.

Thay vì đổ ra những bao tải tiền trên thị trường chuyển nhượng để mang về những sản phẩm không có tính địa phương, giá trị sử dụng kém lâu bền chưa kể đến chuyện hiệu quả, cách làm của “Gạch” phù hợp trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Những bản hợp đồng giá trị nhất của “Gạch” là các cựu tuyển thủ QG như Tài Em, Quang Thanh, Chí Công có giá chuyển nhượng chưa đến tiền tỷ mỗi mùa. Và họ đang là linh hồn để làm nên chuỗi thăng hoa cho “Gạch”.

ĐTLA có thể tự hào vì những sản phẩm của họ tạo ra vừa đậm chất địa phương, vừa tinh nhuệ vào dạng bậc nhất V-League thời điểm hiện tại. Những cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo CLB như Huỳnh Tấn Tài, Phan Tấn Tài, Hoàng Lâm, Bảo Anh, Tài Lộc, Phước Thọ, Hoài Nam chính là thành công không nhỏ của ĐTLA.

Mỗi tuyến trong đội hình của “Gạch” hiện tại đều có những cầu thủ trẻ đảm nhiệm. Dưới hàng thủ, Hoàng Lâm là cái tên không thể thiếu của GĐKT Huỳnh Ngọc San. Ở hàng tiền vệ, “Gạch” có thể trông đợi vào 2 tuyển thủ QG Huỳnh Tấn Tài, Phước Thọ hoặc Tài Lộc. Trên hàng công, Hoài Nam hay Phan Tấn Tài cũng có sự tiến bộ rõ rệt do được cọ xát nhiều năm qua.

Từ chỗ không có cầu thủ nào thuộc biên chế ĐTQG nhiều năm liền, “Gạch” đã giới thiệu được những Tấn Tài, Phước Thọ cho U23 Việt Nam hay Chí Công cho ĐTQG. Thành tích ấn tượng của các cá nhân góp phần vào thành công của CLB tỷ lệ thuận với sự ghi nhận của ông Miura.

GĐĐH Võ Thành Nhiệm của “Gạch” cho biết: “Chúng tôi tự hào vì tạo ra một CLB có 70% cầu thủ, BHL là người dân gốc Long An. Nhờ đó CLB có bản sắc địa phương. Mỗi trận đấu trên sân Long An mùa này, CĐV đến sân đông hơn hẳn những năm trước vì thành tích của CLB tốt lên và có nhiều cầu thủ địa phương trong tỉnh. Đội bóng đá vì màu cờ sắc áo địa phương, CĐV nhiệt tình đến sân xem con em của họ thi đấu hơn”.

Cũng chính vì thành công hơn cả mong đợi, ông Nhiệm khẳng định: “Trong những năm tới, chúng tôi sẽ vẫn trung thành sử dụng nguồn lực do chính mình đào tạo. Chúng tôi phối hợp với tỉnh Long An đào tạo cầu thủ trẻ cho tới năm 15 tuổi thì chuyển sang CLB.

Tốn tiền của đầu tư thì phải sử dụng được chứ chúng tôi không đào tạo trẻ cho có rồi lấy thêm tiền đi mua cầu thủ nơi khác về đá. Cứ mỗi mùa, ĐTLA sẽ đôn lên những gương mặt nổi bật nhất của tuyến trẻ để họ thử sức. Phải tạo cơ hội cho người trẻ trước khi nghĩ đến chuyện thành công”.

8.000 là số CĐV trung bình có mặt ở SVĐ Long An mỗi khi thầy trò Huỳnh Ngọc San thi đấu mùa này. Đây là con số rất khả quan với người làm bóng đá nơi đây bởi sau thời hoàng kim năm 2006, CĐV Long An đã bớt đi sự cuồng nhiệt với CLB do thành tích đi xuống.

Tính cả 2 trận thắng ở Cúp QG mới đây, ĐTLA đã có tổng cộng 7 trận thắng, 6 trận hòa và 1 trận thua ở mùa giải 2015. Chỉ sau 12 lượt trận đầu tiên của V-League 2015, ĐTLA đã có số trận thắng bằng cả mùa giải 2014 (5 trận thắng/22 lượt).

3 tỷ đồng là số tiền thưởng mà toàn đội nhận được từ chuỗi 13 trận bất bại năm nay. Theo quy chế, ngoài 250 triệu đồng là số tiền thưởng mà công ty bỏ ra, Sở VH, TT&DL Long An thưởng thêm 50 triệu đồng cho một chiến thắng của CLB. Nếu hòa, CLB sẽ nhận 150 triệu đồng. Khoảng 15 triệu đồng là số tiền cầu thủ đá chính nhận được sau mỗi trận thắng và hòa là 7,5 triệu đồng.

Với thành tích lọt vào bán kết Cúp QG 2015, ĐTLA đã cân bằng thành tích ở đấu trường này năm ngoái. Lần gần nhất ĐTLA đoạt Cúp QG là năm 2005.


Việt Hà
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm