cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Đức đại thắng Hy Lạp: Sáng chói tinh thần Cổ điển viên

23/06/2012 10:08 GMT+7

(TT&VH Online) - Không còn truyện cổ Andersen, cũng chẳng còn những chương thần thoại Hy Lạp. Người Đức lần lượt tiễn Đan Mạch và rạng sáng nay là Hy Lạp khăn gói về nước trong thế trận một chiều với chiến thắng 4-2 và trạng thái tâm lý rất hưng phấn đúng như tính chất, khí thế hào hùng của những bản cổ điển viên: có lúc nhẹ nhàng, có lúc rắn rỏi, có lúc chắc chắn, lại có lúc chói sáng. Có Andante, có Adagio và cũng có cả Allergo…

Không nhiều người có thể tin vào một chiến thắng 4 sao cho đội tuyển Đức khi đối thủ của họ ở vòng tứ kết là một Hy Lạp – đội bóng sở hữu hàng phòng ngự rất chắc chắn và có được may mắn diệu kỳ khi lách qua được ô cửa hẹp bảng A để giành quyền đi tiếp. Đặc biệt là với những gì đã diễn ra trong suốt hiệp 1. Ngoại trừ cú sút tuyệt vời – một quả rocket theo đúng phong cách đội trưởng Philipp Lahm để khai thông thế bế tắc, các chân sút của “Die Mannschaft” đã tỏ ra khá vô duyên. Một Mesut Oezil chuyền tốt nhưng lại quá hiền khi cần phải dứt điểm, một Miroslav Klose không còn nhanh nhạy và “quái” như hình ảnh của anh trong quá khứ và một Marco Reus còn khá non nớt khi lần đầu tiên được ra sân tại 1 kỳ EURO.

Nhưng cả 3 cầu thủ gây thất vọng ấy đều đã tỏa sáng, bằng cách này cách khác ở hiệp thi đấu thứ 2. Có lẽ đội tuyển Đức cần phải dành lời cám ơn Samaras khi anh chính là cầu thủ gỡ hòa 1-1 cho Hy Lạp ở phút thứ 55 trận đấu. Bởi kể từ sau bàn thua đó, niềm kiêu hãnh và tự trọng của “Đại bàng sông Ranh” dường như đã bị tổn thương. Họ vẫn tiếp tục miệt mài tấn công nhưng hiệu quả hơn hiệp thi đấu đầu tiên rất nhiều. Chỉ 6 phút sau khi Samaras khiến cho thủ thành Manuel Neuer phải vào lưới nhặt bóng, có tới thêm 3 cầu thủ Đức khác lần lượt đánh bại Safikas. Ba bàn thắng chỉ trong 13 phút, đội tuyển Đức trở về với hình hài của một đội bóng có lối chơi quyến rũ, hào hoa nhất World Cup 2010. Tỷ số 4-2 khiến người ta nhớ về những ký ức ngọt ngào, diễm lệ mà đoàn quân của HLV Joachim Loew đã có ở Nam Phi 2 năm trước trong các chiến thắng trước đội tuyển Anh và Argentina tại vòng 1/16 và tứ kết.



Oezil thi đấu vô cùng xông xáo - Ảnh: Getty

Sự xông xáo, thông minh và khả năng quan sát rất tốt của Oezil ở hiệp 2 đã giúp cho các đồng đội có thêm nhiều cơ hội ghi bàn. Đã lâu rồi Khedira mới lên tiếng, nhưng một khi đã tỏa sáng, bàn thắng của anh thường rất đẹp. Đó là một cú sút vô lê xứng đáng xét vào hàng tuyệt tác của EURO này. Klose đã không còn giữ được đôi chân khéo léo , bản năng sát thủ khi xưa nhưng khả năng đánh đầu của anh vẫn còn đó. Và Marco Reus, cựu ngôi sao của M’Gladbach (chuyển sang thi đấu cho Dortmund mùa sau) cũng đã tỏa sáng ngay trong trận đầu tiên ra mắt.

Bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 4-2 của Salpingidis sau khi được thổi phạt đền chỉ là lời chào tạm biệt cứu lấy danh dự của một đội Hy Lạp đã không còn bất kỳ hy vọng nào. Những thống kê cũng cho thấy ông Santos cùng các học trò chẳng có lý do gì để tiếc nuối và không tâm phục khẩu phục. Ở hiệp 1, Hy Lạp chỉ kiểm soát bóng 18.5 % so với 81.5% của Đức. Trong khi Đức sút 15 lần thì Hy Lạp chỉ thực hiện được 2 pha dứt điểm. Sang hiệp 2, tình hình cũng không khả quan hơn, Hy Lạp kiểm soát 24.1% so với 75.9 của Đức. Họ đã sút bóng nhiều hơn (10 lần) nhưng bù lại, đội tuyển Đức lại sút tới 26 lần.

Mặc dù còn mắc một vài sai lầm ở khâu phòng ngự, có những giây phút thi đấu chủ quan, “chân trụ” Schweinsteiger cũng chuyền sai tới 4 lần trong suốt 2 hiệp đấu những gì mà các học trò HLV Loew trong trận đấu này đã cho người ta thấy đây mới là hình ảnh phản ánh đúng nhất cụm từ “Ứng cử viên vô địch”. Bán kết đã ở trong tầm tay, và lúc này Kiev sẽ chẳng còn xa…

Yến Nhi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm