cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Chuyên gia nói về Gen Z trong thị trường lao động lao động hiện nay: "Thiên tài" hay "thiên tai"?

14/02/2023 19:06 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Gen Z sẽ là "thiên tài" hay "thiên tai" vì những khác biệt trong tính cách với thị trường lao động hiện nay?

Lớn lên trong thời đại công nghệ, với màu sắc tính cách nổi bật và cái tôi cao nên không có gì khó hiểu khi thế hệ Z được mệnh danh là "những công dân của thời đại số hoá", là thế hệ mới đang thay đổi cả thế giới. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Anphabe - đơn vị tư vấn tiên phong tại châu Á về các giải pháp nguồn nhân lực và thương hiệu nhà tuyển dụng, chỉ ra rằng: "Khác với các thế hệ trước, có tới 81% các bạn trẻ Gen Z tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì".

Theo đuổi "chủ nghĩa xê dịch", luôn chuyển mình và thay đổi khiến Gen Z không muốn gò bó bản thân trong một khuôn mẫu hay giới hạn nhất định. Họ thích trở thành startup, thích làm freelancer để tự do bay nhảy...

Tuy nhiên, chính những nét tính cách độc bản đó đã khiến không ít công ty cảm thấy "đau đầu" với những đồng nghiệp Gen Z. Thậm chí, họ còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong môi trường công sở. Vậy liệu rằng Gen Z sẽ là "thiên tài" hay "thiên tai" vì những khác biệt? -  Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Nguyễn Thái Hà - CEO của John Hunt và chủ nhân một kênh TikTok chuyên về tuyển dụng - hướng nghiệp với hơn 240k người theo dõi và hàng triệu lượt thích.

Nguyễn Thái Hà và những nhận định về GenZ trong thị trường lao động hiện nay: "Trước khi muốn đòi hỏi điều gì thì phải định giá được giá trị bản thân" - Ảnh 1.

Nguyễn Thái Hà

Trên MXH từng lan truyền một topic như thế này: "Thế hệ 9x đi làm lương 5 triệu thì vui vẻ còn Gen Z ra trường làm lương 10 triệu vẫn cảm thấy buồn". Từ vấn đề trên, theo chị phải chăng có một bộ phận Gen Z đang tự tin thái quái, thậm chí "ảo tưởng" về khả năng của mình?

Mình nghĩ rằng Gen Z và thế hệ trước đây có sự một khác biệt rất lớn. Cụ thể, Gen Z hiểu và bằng mọi giá bảo vệ những giá trị mà bản thân các bạn coi trọng. Còn ở thế hệ của mình và những thế hệ đi trước thì khác, chúng mình có những người chấp nhận nén bản thân xuống, giấu mình đi để được việc, bảo vệ cái chỗ mình ngồi và đồng lương mình nhận, còn Gen Z bây giờ không thế.

Ở một chiều hướng khác, các bạn Gen Z hiện tại không còn quá đặt nặng vấn đề vật chất lên hàng đầu bởi họ không sinh ra trong thời kỳ đất nước gặp khó khăn. Cơ hội nghề nghiệp của họ vì thế cũng mở rộng hơn khi so sánh với thế hệ trước đây. Không chỉ có vậy, các bạn trẻ ngày nay còn dành sự quan tâm đặc biệt cho các vấn đề vĩ mô như: bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải, nước sạch, bình đẳng giới... Đó là những vấn đề mà các thế hệ trước chưa có sự quan tâm đủ nhiều. Gen Z hiện tại cũng có xu hướng cân bằng cuộc sống và họ coi công việc là một phần chứ không phải tất cả của cuộc sống. 

Từ những lập luận ở trên có thể thấy, việc các bạn trẻ ngày nay có xu hướng mong muốn nhiều hơn như: có một mức lương cao để phục vụ tốt cho nhu cầu hàng ngày, khả năng cân bằng cuộc sống... là điều không có gì là sai trái cả. Thế nhưng, mình vẫn muốn nhắn nhủ với các bạn Gen Z rằng, trước khi đòi hỏi được giá trị thì phải định giá được giá trị bản thân. 

Nguyễn Thái Hà và những nhận định về GenZ trong thị trường lao động hiện nay: "Trước khi muốn đòi hỏi điều gì thì phải định giá được giá trị bản thân" - Ảnh 2.

Chẳng hạn, cùng là sinh viên mới ra trường nhưng có người không cần đi xin việc đã được các doanh nghiệp lớn trải thảm mời về làm việc với mức lương ngàn đô. Một nhân viên cũ của mình của mình apply thành công vào chương trình Management Trainee (Quản trị viên tập sự) cho một tập đoàn lớn ở nước ngoài được trả mức lương lên đến 1.700 đô la (hơn 40 triệu đồng) cùng 15 triệu tiền trợ cấp ăn ở, đi lại... khi phải di chuyển đến những thành phố khác, bằng với mức lương của trưởng phòng, giám đốc ở các công ty khác rồi. Song, cũng có những bạn sinh viên ra trường loay hoay tìm kiếm mức lương 3-5 triệu thôi cũng không có.

Tựu chung lại, mọi thứ vẫn phải dựa vào chất lượng và giá trị nội tại của người lao động đó ra sao, chứ không phải Gen Z nào cũng "đỉnh của chóp" đâu nhé!

Nhiều người cho rằng "Gen Z là một thế hệ âu lo" khi họ lớn lên từ những áp lực. Hơn nữa, họ còn ít nhận được sự đồng cảm từ những thế hệ khác do sự khác biệt của mình. Phải chăng chúng ta đang có cái nhìn quá khắt khe với thế hệ Gen Z?

Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Nếu dạo quanh các hội nhóm hay các trang tin tức thì ít nhất một lần bạn có thể đọc được những thông tin không mấy tốt đẹp về Gen Z. Có thể nói, Gen Z đang bị đóng khung bởi góc nhìn định kiến như: luôn đòi hỏi, ý chí kém, không có khả năng hòa đồng, những người mộng mơ... hay những tính từ khác mà không mang nhiều ý nghĩa tích cực.

Thế nhưng, chia sẻ cho mọi người một thông tin là 99% nhân viên của mình là các bạn Gen Z. Dẫn dắt một đội nhóm toàn các bạn trẻ khiến mình trở thành một người quản lý hạnh phúc và mình luôn có niềm tin mãnh liệt rằng, dù là thế hệ nào đi chăng nữa thì cũng có "người this người that", người chất lượng và người kém chất lượng. Vậy nên, cái quan trọng là bản thân phải đủ tốt, đủ khả năng thì lúc đó mới có quyền lựa chọn những gì mà mình mong muốn. Mình dám khẳng định một điều rằng các em Gen Z trong đội nhóm của mình là những người năng động, trẻ trung, quyết liệt, dám nêu ý kiến và dám ước mơ. Có khi những điều này là những thứ mà những ai từng lên án Gen Z đang tìm kiếm.

Nguyễn Thái Hà và những nhận định về GenZ trong thị trường lao động hiện nay: "Trước khi muốn đòi hỏi điều gì thì phải định giá được giá trị bản thân" - Ảnh 3.

Với tư cách là một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, giữa một ứng viên học trường bình thường, biết lắng nghe và cầu tiến trong công việc và một ứng viên học trường top, năng lực vượt trội nhưng làm việc hời hợt, chị chọn ai?

Đương nhiên là chọn bạn học trường bình thường nhưng biết lắng nghe và cầu tiến trong công việc rồi bởi khi tuyển dụng, mình cần cái chất chứ không phải cái mác bên ngoài. Nghiêm túc mà nói chúng ta hay được bố mẹ, thầy cô hay những xung quanh khuyên rằng phải thi đỗ vào trường top đầu, rồi học thật tốt và tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc trong tay thì lúc đó mới có thể có một công việc ổn định. Điều đó không sai, nhưng cũng chưa thật sự đầy đủ bởi trong quá trình "săn" ứng viên tiềm năng, bằng cấp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ để đánh giá tổng thể người đó như thế nào, có phù hợp để được tuyển dụng hay không.

Mình lấy ví dụ thế này, cùng một tấm bằng về kế toán nhưng dưới góc độ của một nhà tuyển dụng, mình sẽ quan tâm đến việc ứng viên có được tấm bằng đó như thế nào. Nếu bạn suốt ngày ở trên trường "cày" bài tập, thì tấm bằng giỏi, bằng xuất sắc đó chỉ chứng tỏ được rằng bạn có khả năng làm bài thi tốt. Ngược lại, nếu như ứng viên khác lại chăm chỉ học kiến thức ở trên trường rồi ứng dụng nó vào công việc thực tế và sở hữu nó thì tấm bằng đó sẽ thể hiện được năng lực, con người, ý chí thực sự của ứng viên. Vậy nên, điều quan trọng mà nhà tuyển dụng phải "nằm lòng" là chúng ta phải tìm hiểu đằng sau tấm bằng là con người như thế nào. 

Nguyễn Thái Hà và những nhận định về GenZ trong thị trường lao động hiện nay: "Trước khi muốn đòi hỏi điều gì thì phải định giá được giá trị bản thân" - Ảnh 4.

Hơn nữa, đôi khi mình cũng thấy khá thương các trường đại học. Bởi rõ ràng chúng ta có 16 năm đi học từ lớp 1 đến hết 4 năm đại học. Cả quá trình đó nó đều ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách, thái độ của một người. Tuy nhiên, khi ai đó thất nghiệp thì lại chỉ quy trách nhiệm cho duy nhất trường đại học với những quan điểm như: "Học trường đấy thảo nào thất nghiệp", "Học trường đấy ra trường khó kiếm được việc lắm"... Những yếu tố khác như gia đình, môi trường, xã hội, thầy cô ở các cấp học trước... thì lại không được ai quan tâm.

Và điều cuối cùng là có những vị trí trong doanh nghiệp thậm chí họ còn không cần ứng viên tốt nghiệp đại học hay không yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp chính xác ngành gì. Thay vào đó, họ chỉ cần ứng viên tốt nghiệp đại học là đủ. Nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay đã có riêng cho mình một bộ tiêu chuẩn đánh giá tuyển dụng với các vòng, các phần thi vô cùng chặt chẽ để có thể xác định được tiềm năng của ứng viên mà không chỉ đơn thuần dựa vào số lượng bằng cấp chứng chỉ mà ứng viên có. 

Hiện nay, không ít công ty khi đăng đơn tuyển dụng sẽ có những dòng thông báo như: Chỉ tuyển sinh viên trường top như: trường A, trường B. Theo chị, đây có phải là sự bất công bằng đối với những bạn không học trường top hay không?

Bản thân mình không phải là người xuất thân từ trường top nhưng ở một góc độ nào đó, mình vẫn có chỗ đứng nhất định trong xã hội. Quả thực là khi còn trẻ, mình cũng có cảm giác bất bình khi không hiểu tại sao bản thân dù khá tốt nhưng không được mọi người đánh giá cao. Thậm chí, mình còn từng trải qua một buổi phỏng vấn mà ngay sau khi người ta biết rằng mình chuyển từ một trường công lập top đầu sang một trường tư, họ đã nói rằng đó là quyết định ngớ ngẩn nhất trong cuộc đời và ngay tập tức từ họ chối phỏng vấn với mình. Nhưng sau khi trưởng thành và có thêm nhiều trải nghiệm cuộc sống, mình rút ra một điều rằng suy cho cùng cuộc đời luôn tồn tại hai mặt niềm tin. Chẳng hạn, có người tin rằng phụ nữ sau khi lấy chồng, sinh con thì chỉ nên ở nhà nội trợ. Còn một nửa còn lại họ sẽ nghĩ rằng phụ nữ sau khi lấy chồng vẫn nên có cuộc sống riêng của mình.

Quay trở lại với câu chuyện tuyển dụng, những công ty, doanh nghiệp mà ưu tiên ứng viên xuất thân từ trường A, trường B hay sở hữu chứng chỉ C, chứng chỉ D là bởi họ đã có trải nghiệm với điều đó và họ tin rằng, như thế mới là đúng. Mình sẽ lấy ví dụ về một doanh nghiệp có 300 nhân viên. Sau mỗi đợt tuyển dụng thì doanh nghiệp nhận ra rằng 80% sinh viên tốt nghiệp từ trường A, trường B là những người trụ lại và làm việc xuất sắc thì đương nhiên trong những lần tuyển dụng sau, họ sẽ ưu tiên ứng viên đến từ các trường này vì họ có cơ sở ra quyết định như thế. Ngược lại, cũng có những doanh nghiệp mà họ trải nghiệm rằng trường học không tác động quá nhiều đến năng lực và khả năng làm việc của ứng viên thì họ lại không quá đặt nặng việc ứng viên tốt nghiệp trường nào.

Nguyễn Thái Hà và những nhận định về GenZ trong thị trường lao động hiện nay: "Trước khi muốn đòi hỏi điều gì thì phải định giá được giá trị bản thân" - Ảnh 5.

Tóm lại, điều quan trọng nhất mà những bạn tốt nghiệp ở những trường không top là nỗ lực không ngừng nghỉ để phát triển bản thân. Khi bạn tốt thì bạn mới có thể tạo nên thương hiệu cho trường. Thử nghĩ xem, nếu như một bạn học trường top nhưng khi làm việc thực tế được đồng nghiệp cấp trên đánh giá rằng: "Thấy bảo tốt nghiệp trường A, trường B mà cái gì cũng phải dạy lại" thì mọi thứ sẽ như thế nào? Cuối cùng vẫn phải là giá trị nội tại của bản thân.

Chị nghĩ sao về quan điểm không cần phải làm việc tại một công ty cụ thể, Gen Z hoàn toàn có thể làm freelancer để vừa tạo ra thu nhập, vừa thoải mái về mặt thời gian mà không bị gò bó?

Mình nghĩ rằng làm việc gì không quan trọng, quan trọng là (1) bạn có mang lại được giá trị cho mọi người không, (2) bạn có hạnh phúc không và (3) bạn có sống tốt được với cái nghề đó không. Các bạn chọn công việc toàn thời gian, bán thời gian hay làm công việc tự do đều được miễn là bạn áp dụng được nguyên tắc "3 KHÔNG" như mình nói ở trên.

Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ rằng freelancer không phải là người thích làm gì thì làm, mà càng là người làm nghề tự do thì càng phải có cuộc sống kỷ luật. Ví dụ, bạn đi làm fulltime thì có rất nhiều hệ thống để ràng buộc bạn như máy chấm vân tay, hợp đồng, nội quy lao động… còn khi làm freelancer thì bạn phải ràng buộc với đối tác bằng chất lượng và tính kỷ luật của cá nhân. Nếu 1-2 lần bạn chậm trễ deadline thì dĩ nhiên khách hàng sẽ không tin dùng bạn nữa. Điều đó sẽ được chứng minh rất rõ nếu như bạn có cơ hội được tiếp xúc với các bạn freelancer cao cấp, bởi họ quan niệm càng kỷ luật thì càng tự do.

Nguyễn Thái Hà và những nhận định về GenZ trong thị trường lao động hiện nay: "Trước khi muốn đòi hỏi điều gì thì phải định giá được giá trị bản thân" - Ảnh 6.

 Cảm ơn chị vì những chia sẻ này!

Huỳnh Đức - Ảnh: Hoàng Anh - Design: Thủy Tiên

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm