cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Coi thường dịch bệnh!

22/08/2020 07:29 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Trước tình trạng người dân Hà Nội vẫn lơ là ý thức phòng chống dịch Covid-19, nườm nượp đi lễ Phủ Tây Hồ và nhiều chùa, đền, phủ khác trên địa bàn, BCĐ phòng chống dịch TP Hà Nội đã yêu cầu địa phương làm rõ trách nhiệm, không để xảy ra sự việc tương tự.

Khi lễ chùa được 'dịch vụ hóa'

Khi lễ chùa được 'dịch vụ hóa'

Suốt nhiều thế kỷ, chùa Việt là hình ảnh gắn với sự trầm mặc, với lối sống khổ hạnh, lánh xa trần thế của các bậc chân tu. Để rồi, hơn chục năm qua, một cuộc dịch chuyển thú vị bỗng diễn ra.

Tuy nhiên, những hình ảnh người người chen nhau làm lễ, bất chấp khuyến cáo về dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy lo lắng về văn hóa ứng xử, trách nhiệm của mỗi cá nhân với bản thân và cộng đồng.

Sáng sớm mùng 1/7 âm lịch (19.8), theo ghi nhận tại Phủ Tây Hồ (phường Quảng An) đã có rất đông người dân đổ về cúng lễ. Theo quan niệm dân gian, tháng 7 Âm lịch hằng năm được gọi là tiết Xá tội vong nhân, hay còn được coi là “Tháng cô hồn”.

Do vậy, người dân đều kiêng làm những việc lớn như cưới hỏi, xây dựng, đi xa hay mua sắm... Mặt khác, người dân thường dành thời gian để đi đến chùa, hay các cơ sở thờ tự để cầu may mắn, bình an. Tại Hà Nội, Phủ Tây Hồ luôn là một trong những điểm sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh thu hút đông người dân tới dâng lễ vào các ngày rằm, mùng 1 hay ngày tiệc của đạo Mẫu.

Dù chính quyền địa phương và Ban quản lý Phủ Tây Hồ đã lắp đặt hàng rào barie trước cổng, bố trí nhân viên y tế đo thân nhiệt, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, sử dụng nước rửa tay sát khuẩn nhưng số lượng người dân đổ về lễ bái quá đông nên đã không đảm bảo việc giãn cách, chưa kể một số người dân không tự giác trong việc đeo khẩu trang ở nơi đông người. Theo Ban Quản lý di tích Phủ Tây Hồ, chỉ trong một buổi sáng tại đây đã phải sử dụng đến 22 lít nước rửa tay sát khuẩn.

Chú thích ảnh
Người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Quang Vinh

Được biết, hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch đã được đẩy mạnh tại di tích, thế nhưng tâm lý đi lễ cầu an đầu tháng 7 âm lịch vẫn khiến cho thực tế diễn ra không đảm bảo yêu cầu giãn cách và phòng dịch. Trước tình hình này, BQL di tích đã phải ra thông báo về việc đóng cửa Phủ Tây Hồ bắt đầu từ 16h cùng ngày. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa nắm thông tin kịp thời đã khiến cho nhiều người dân vẫn đổ về Phủ Tây Hồ. Vào khoảng 18h30, các tuyến đường vào Phủ Tây Hồ như Đặng Thai Mai, Xuân Diệu vẫn trong tình trạng ùn tắc. Từng đoàn xe vẫn “ùn ùn” vào Phủ. Một số người dân cho hay họ hoàn toàn không biết thông tin Phủ Tây Hồ đã đóng cửa từ chiều mùng 1. Thậm chí, dù đã có nghe nhưng nhiều người vẫn cố đến cửa Phủ Tây Hồ để đọc thông báo rồi mới... an tâm ra về.

Hà Nội có văn bản yêu cầu hạn chế tập trung đông người từ 0h ngày 19.8. Nhưng thực tế vẫn cho thấy sự chủ quan, lơ là với việc phòng dịch của một bộ phận không nhỏ người dân. Cho dù tâm lý tìm đến cửa Phủ, đình, đền, chùa ngày đầu tháng để cầu may mắn, bình an, thế nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thì dường như việc đi lễ đang làm gia tăng sự xui xẻo hơn là mang lại may mắn. Những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh luôn khiến cho mỗi cá thể trong cộng đồng cảm nhận rõ nguy cơ lây lan dịch bệnh đang tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát bất cứ khi nào.

Chú thích ảnh

Chính vì vậy, tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP. Hà Nội diễn ra ngày 19.8, Phó chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý, Trưởng BCĐ phòng dịch Covid-19 TP đã yêu cầu UBND quận Tây Hồ báo cáo về việc đông người dân đổ về Phủ Tây Hồ đi lễ. Lãnh đạo quận Tây Hồ cho biết, thời gian tới, nếu lượng người đổ về Phủ tiếp tục đông, Quận sẽ chỉ đạo vẫn đóng cửa Phủ để phòng dịch.

Trước đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết đã đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố và tăng, ni các chùa, cơ sở tự viện thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch. Cụ thể, Giáo hội đề nghị các chùa, tự viện tăng cường thực hiện khóa lễ Vu lan bằng hình thức trực tuyến. Đồng thời, các chùa, cơ sở tự viện vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức, vừa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho nhân dân, đồng bào phật tử trong mùa Vu lan, báo hiếu. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp căn cứ vào thực tế tình hình dịch bệnh tại địa phương mình để chỉ đạo các chùa, cơ sở tự viện trong việc tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu Phật lịch 2564-Dương lịch 2020, tăng cường các khóa lễ Vu lan bằng hình thức trực tuyến, cũng như việc đăng ký cầu siêu cho cửu huyền thất tổ qua các ứng dụng trực tuyến, Phật sự Online, mạng xã hội Phật giáo Butta... của Giáo hội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi tăng, ni, phật tử thể hiện tinh thần tri ân, báo hiếu trong mùa Vu lan năm nay bằng việc tiếp tục ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19, cứu trợ các hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

Chú thích ảnh
Từ 0h ngày 19.8, TP Hà Nội đã ra lệnh không được tập trung quá 30 người, nhưng tại di tích Phủ Tây Hồ người dân vẫn ùn ùn tìm đến lễ bái, phớt lờ biện pháp phòng chống dịch Covid-19 Ảnh: Quang Vinh

Với những gì đã và đang diễn ra trên thực tế, thiết nghĩ việc tuyên truyền phòng dịch cần được tăng cường hơn nữa, với những biện pháp mạnh gắn với trách nhiệm, ý thức của từng cá nhân đối với cộng đồng. Bên cạnh Phủ Tây Hồ, một số địa chỉ cơ sở tín ngưỡng khác trên địa bàn Thủ đô cũng diễn ra tình trạng người dân đi lễ nhưng không áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch. Đơn cử như tại chùa Hà (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), vào sáng mùng 1.7, lượng người đến thắp hương khá đông. Nhiều người chủ quan không đeo khẩu trang, không giãn cách đúng với quy định phòng, chống dịch. Sau phản ánh của báo chí, chiều cùng ngày, Ban Quản lý đình, chùa Hà (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) đã siết chặt hơn công tác phòng chống dịch Covid-19. Người dân tới chùa Hà phải đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn theo đúng quy định. Ngoài ra, không được tụ tập đông người, khi đứng thắp hương phải giữ đúng khoảng cách quy định.

Trước vấn đề này, trao đổi với Văn Hóa, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện VHNT Quốc gia Việt Nam chia sẻ, sự việc người dân đi lễ đông người, không chỉ ở Phủ Tây Hồ, mà còn một số di tích khác trong ngày 1.7 âm lịch tiếp tục cho thấy nhu cầu thực của người dân đối với các hoạt động tâm linh. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất cứ khi nào trên địa bàn Thủ đô thì việc đi lễ, tập trung đông người như chúng ta đang chứng kiến cần có những khuyến cáo, biện pháp cần thiết. “Mỗi người phải nhận thức rằng, bằng hành động cụ thể của chính mình, chúng ta sẽ cùng góp sức cùng Chính phủ, nhân dân cả nước trong đối phó với dịch bệnh. Nghĩ đến an toàn sức khoẻ của người khác cũng là một việc thiện lành, tâm linh mà mỗi người nên làm, không nhất thiết phải đi lễ, tập trung đông người tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo...”, ông Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết đã đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố và tăng, ni các chùa, cơ sở tự viện thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch. Cụ thể, Giáo hội đề nghị các chùa, tự viện tăng cường thực hiện khóa lễ Vu lan bằng hình thức trực tuyến. Đồng thời, các chùa, cơ sở tự viện vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức, vừa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho nhân dân, đồng bào phật tử trong mùa Vu lan, báo hiếu.

Trước tình hình dịch bệnh đang rất căng thẳng như hiện nay, không chỉ Hà Nội mà nhiều địa phương khác cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý thật nghiêm việc tụ tập đông người, không có biện pháp bảo vệ tại các cơ sở thờ tự, nhất là khi mùa Vu lan, báo hiếu đang đến rất gần. Sở VHTT, VHTTDL, Ban quản lý di tích các địa phương cũng cần có giải pháp cụ thể để các di tích thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ; Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19.

(TS NGUYỄN VIẾT CHỨC, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban VH,GD, TN, TN và NĐ của Quốc hội)

Theo Báo Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm