cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Sportsman Thạch Kim Tuấn: 'Năm 2014 gói trong một từ tuyệt'

13/01/2015 12:16 GMT+7 | Thế giới Sao

(Thethaovanhoa.vn) - Chỉ trong nửa cuối năm 2014, lực sỹ Thạch Kim Tuấn đã có một bộ sưu tập thành tích đồ sộ mà nhiều VĐV không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới đều mơ ước. Khởi đầu từ tấm HCV giải trẻ thế giới, tiếp nối là HCB Á vận hội và lên đỉnh cao với HCV giải VĐTG tại Kazakhstan. Khi được yêu cầu mô tả năm 2014 qua một từ, chàng trai 20 tuổi đã chọn từ "tuyệt".

Trong tháng 11 vừa qua, Thạch Kim Tuấn trở thành VĐV Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên trang bìa tờ tạp chí chính thức của Liên đoàn cử tạ thế giới. Tên tuổi anh tất nhiên đã vượt xa ra khỏi Việt Nam để trở thành một VĐV ưu tú của làng cử tạ thế giới nói riêng và thể thao nói chung. Giấc mơ giành vàng tại Olympic của thể thao Việt Nam giờ đang trao cả lên đôi vai của chàng trai quê Bình Thuận này.

Chúng tôi gặp Thạch Kim Tuấn vào một buổi sáng, ngay sau khi anh vừa giành thêm 3 chiếc huy chương vàng tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc. Ấn tượng đầu tiên về Tuấn là sự... đúng giờ. Hẹn 10 giờ, 10 giờ kém 15 thì chàng trai trẻ đã đến vì... sợ kẹt xe. Ấn tượng thứ hai là sự nhút nhát và khiêm tốn đến đáng ngạc nhiên của một người đã chinh phục sơ sơ... 11 kỷ lục trong năm vừa qua. Nhưng khi câu chuyện bắt đầu, chúng tôi nhận ra ẩn sau sự rụt rè ấy là một nghị lực phi thường, một khát vọng cháy bỏng và một trái tim ân nghĩa.

Thầy là “Men of the Year”

 Nếu được chọn một nhân vật cho danh hiệu Men of the Year, em sẽ chọn ai?

Thầy em. Vì thầy không chỉ ở cạnh em trong những giờ phút khó khăn nhất mà còn là người đầu tiên đưa em đến với môn cử tạ. Lúc ấy em chỉ khoảng 12, 13 tuổi, đang còn đi học thì gặp được một VĐV cử tạ, cũng là học trò của thầy Chí (HLV Huỳnh Hữu Chí - PV).

Ảnh hỏi em có muốn đi tập tạ không, em thấy tập cũng tốt cho sức khỏe nên đồng ý. Rồi thấy Chí xuống nhà em, xem cơ thể em có phù hợp với môn này không rồi dắt em đi tập.



HLV Huỳnh Hữu Chí và chị gái Thạch Thị Giáng Hương là những người quan trọng trong cuộc đời Thạch Kim Tuấn

Vào khoảng thời gian nào thì em nhận ra mình có tố chất của một VĐV đỉnh cao?

Em cũng... không biết nữa. Ngày ấy em suy nghĩ rất đơn giản là đi tập để kiếm ít tiền vệ phụ giúp cho chị (chị cả Thạch Thị Giáng Hương, gia  đình Tuấn gồm 5 anh chị em - PV). Ban đầu kiếm một tháng được hơn bảy trăm nghìn, dần dần lên một triệu mấy. Em chỉ cố vừa tập vừa đi học. Rồi dần dần thành tích phát triển lên, em đi thi giải trong nước đầu tiên thì đạt Huy chương đồng.

Lúc ấy em cũng chưa nghĩ gì mà chỉ cố thêm nữa cho niềm đam mê của mình, để cho mọi chuyện diễn ra tự nhiên. Vài năm sau, thầy Chí chọn em đi thi giải trẻ thế giới (năm 2009). Em đoạt 3 tấm HCB. Lần đầu tiên gặp những đấu thủ nước ngoài, ra một đấu trường lớn em cũng hơi... run.

Em thường xuyên phải đi du đấu ở nước ngoài, nhưng có vẻ em lại không thích những chuyến xuất ngoại lắm?

Vâng. Xưa đến giờ em đã quá quen với việc tập luyện trong thành phố. Em quen với khí hậu, thức ăn ở đây rồi. Ngoài ra tập ở Việt Nam, sinh hoạt chung với các bạn, xem nhau như anh em một nhà cũng thấy vui hơn. Việc ra nước ngoài đi tập huấn em thấy không cần thiết vì giữa tập trong nước và nước ngoài em thấy gần như không có nhiều sự khác biệt.

Cái khác duy nhất là khí hậu nên trước một giải đấu quốc tế, em sẽ sang trước một tháng đến tháng rưỡi để làm quen với khí hậu của họ là được. Còn tập huấn, đi 3-4 tháng buồn chịu không nổi (cười).

Ban đầu là VĐV cử tạ số 2 của Việt Nam sau Trần Lê Quốc Toàn, bây giờ đã là VĐV thứ 2 thế giới sau Om Yun Chol (CHDCND Triều Tiên). Họ có phải là những đối thủ mà em đặt mục tiêu phải vượt qua không?

Em nghĩ mọi VĐV đều tự đặt ra những mục tiêu cho mình. Ngày xưa mới vào tập, em rất ngưỡng mộ anh Hoàng Anh Tuấn. Và em lấy những danh hiệu, những thành tích mà anh Tuấn từng đạt được làm cột mốc cho mình. Em cũng không nghĩ là mình sẽ vượt hơn hay giỏi hơn ai đâu, chỉ là đặt ra những thử thách cho chính bản thân mình mà thôi.

Khi thần tượng của em là Hoàng Anh Tuấn dính vào những scandal, em nghĩ gì?

Dạ thì em cũng... bình thường. Em không nghĩ nhiều quá về những tin đồn liên quan đến anh Tuấn mà chỉ cố tập luyện và tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn thôi.

Người phụ nữ đẹp nhất là chị cả

Từ một căn nhà thuê chật chội giờ đã có một căn nhà khang trang do chính tay mình gầy dựng, em cảm thấy thế nào khi nhìn lại khoảng thời gian đã qua?

Em cảm thấy hạnh phúc vì đã đền đáp được công lao và niềm tin của chị mình. Khi chị dắt bọn em từ dưới quê lên Sài Gòn, một mình chị đi làm lam lũ để bọn em có thể đi học. Chị muốn các em đều phải đến trường.

Thật may là khi ấy, môn cử tạ chợt xuất hiện và trở thành một lối thoát cho cuộc đời em. Khi ấy, em đã quyết tâm phải san sẻ gánh nặng cho chị,  những số tiền đầu tiên em kiếm được em đều mang về đưa cho chị.

Khi đã nhìn thấy “ánh sáng cuộc đời”, có lẽ em thấy việc học cũng không cần thiết nữa?

Dạ, nhưng chỉ một phần. Em cũng muốn vừa đi tập vừa đi học cho chị vui lòng. Nhưng càng tập lên cao thì lịch tập và lịch học lại mâu thuẫn với  nhau. Từ nhà trọ của em ở Gò Vấp đi đến khu tập luyện Phú Thọ hơn 30 cây số, chạy mất hết 45 phút, ngày nào cũng đạp đi đạp về sẽ ảnh hưởng đến thể lực tập luyện. Nên em về xin chị cho mình tạm ngưng việc học để toàn tâm cho việc nâng cao thành tích. Chỉ là tạm ngưng vì ngay khi có thời gian, em sẽ học lại.

Vậy bây giờ, em đã học đến lớp mấy rồi?

Em nghỉ lúc học lớp 6. Giờ em có tranh thủ học bổ túc, do tập luyện lu bu nên cũng mới học đến lớp 8 à (cười).

Em không uống bia rượu, cà phê, vậy em giải trí như thế nào?

Em xem phim. Em thích xem phim rạp, những phim chiếu trên tivi em cũng theo dõi. Em thích phim hành động và những phim vui vẻ.

Em có xem... phim Việt Nam không?

Dạ có, coi nhiều lắm. Phim mới nhất mà em nhớ là “Mất xác”. Còn phim nào nữa nhỉ? Nhiều quá, nhớ không hết (cười). Phim nào mới ra là em xem hết.

Vậy phim em thích nhất là phim gì, thích nhất từ trước đến giờ ấy?

Tèo Em, vui!

Hơi tò mò một chút, chiếc bông tai em đeo từ khi nào thế?

Dạ cũng lâu rồi. Khoảng năm 2010, 2011. Ban đầu thi đấu em tháo ra. Rồi nghe một số người nói em lại tháo ra tiếp. Nhưng sau đó em thấy chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện tập luyện và thi đấu của mình nên em đeo luôn (cười).

Nhưng ý tưởng đó xuất phát từ đâu?

Em thấy mấy bạn đeo rất đẹp nên cũng...làm theo thôi à (cười).

Từng muốn bỏ cử tạ Trong hành trình vươn lên của em, đâu là khoảng thời gian mà em gặp nhiều khó khăn nhất?

Em có may mắn là những lúc khó khăn nhất thì thầy luôn giúp đỡ em. Năm 2011, 2012, em gặp những thất bại liên tiếp (giải thế giới 2011, SEA Games 26 - PV). Khi ấy em đã rất nản và muốn bỏ tập. Những nhân vật trong bộ môn cũng bảo em không phù hợp với hạng cân 56 kg nữa mà phải chuyển lên đấu hạng cân cao hơn.

Chính thầy Chí đã thuyết phục mọi người để giữ em lại hạng cân cũ, cũng chính thầy khuyên nhủ để em đừng nản. Không có thầy, không biết giờ này em sẽ ra sao nữa. Và khi nhìn lại thì em thấy đấy cũng là khoảng thời gian mang tính bước ngoặt của cuộc đời em.

Cảm giác vô địch thế giới... như thế nào?

Hạnh phúc là tất nhiên rồi. Nhưng còn có cảm giác được an ủi vì tất cả những nỗ lực của mình đã được đền đáp. Trong quá trình chuẩn bị thì việc ép cân là kinh khủng nhất. Vừa chỉ được ăn ít, lại vừa phải tập nhiều, uống nước hạn chế. Thời gian ấy nhìn đồ ăn thèm kinh khủng nhưng không thể ăn được.

Năng khiếu và tập luyện, điều gì cần thiết hơn cho một VĐV cử tạ?

Ý chí là quan trọng nhất. Năng khiếu không quan trọng đâu anh. Có năng khiếu nhưng chỉ cần nản một chút thôi thì cũng không thể theo được, không thể vươn đến đỉnh cao được. Từ lúc em bước vào tập luyện ở Phú Thọ đến giờ đã chứng kiến gần cả trăm người bỏ cuộc, không thể theo nghề nữa.

Số tiền thưởng rất lớn 1 tỷ rưỡi đã giải ngân đến đâu rồi?

Dạ được phân nửa từ Tổng cục, còn ở Thành phố thì em chưa lãnh, giải Thế giới em cũng chưa lãnh.

Số tiền ấy nghe bảo em dùng để để lo cho tương lai và... lấy vợ? Vậy đã có... vợ để cưới chưa?

Dạ, thì để dành đấy chứ em cũng chưa nghĩ đến. Em muốn dành 3-4 năm tới để vươn đến đỉnh cao, cho đến khi thành tích khó có thể tăng hơn được nữa thì lấy vợ cũng không muộn. Em cũng tính khi giải nghệ sẽ mở phòng tập, học làm HLV để tiếp tục cuộc sống. Em và bạn gái của em cũng đang quen thôi chứ chưa tính đến chuyện xa hơn.

Một ngày của em ăn rồi lại tập, tập xong thì ngủ. Thời gian đâu mà đi chơi với bạn gái?

Dạ, thiệt ra bạn gái của em cũng là...VĐV trong bộ môn cử tạ luôn. Nhưng bạn em đã nghỉ tập được 2 năm rồi. Cô ấy đang đi học về quản lý nhà hàng và học thêm tiếng Anh nữa.

À, ra thế. Em quen lâu chưa?

Em quen 3 năm rồi. Gặp nhau riết thì thích, thích xong thành yêu (cười).



Thạch Kim Tuấn nỗ lực phấn đấu để có thể giành HCV Olympic 2016 hạng 56kg nam

Tờ tạp chí mà em chuẩn bị lên hình là TTVH & Đàn Ông, vậy tự em thấy mình đã trở thành... đàn ông chưa?

Em hả? (cười). Nói chung là em cũng...bình thường. Mình càng ngày càng lớn thì cũng (lắp bắp) không còn con nít nữa. Dạ chắc em là đàn ông rồi đó anh (cười).

Khả năng giành HCV Olympic 2016 là 90 đến 95%

Em có chơi thân với Trần Lê Quốc Toàn không?

Dạ có, bọn em là bạn tốt của nhau. Toàn có lần vô Sài Gòn tập huấn nửa năm, rồi anh em cũng thi đấu cùng nhau. Bọn em hay chơi điện tử (game thường lẫn game online) chung với nhau, uống cà phê, ăn cùng với nhau rất là nhiều.

Quay trở lại với hiện tại. Em tự đánh giá khả năng giành HCV Olympic 2016 tại Rio de Janeiro là bao nhiêu phần trăm?

Em tự tin từ 90% đến 95% anh ạ. Hiện tại em chưa vươn đến đỉnh cao của mình, trẻ hơn đối thủ 3-4 tuổi nên em hạ quyết tâm giành cho được tấm HCV. Ngoài ra, khi ở vị trí thứ nhì, có một mục tiêu cụ thể là phải vươn lên giành vị trí thứ nhất.

Còn người đang ở vị trí thứ nhất thì phải cố trụ lại. Nói chung là mục tiêu của em rõ ràng và mạnh mẽ hơn.

* Thạch Kim Tuấn sinh năm 1994 trong một gia đình gồm 5 anh chị em ở Bình Thuận. Mẹ Tuấn qua đời vì tai nạn khi cậu mới 3 tuổi.

Trong hoàn cảnh mồ côi mẹ, người chị cả Thạch Thị Giáng Hương kéo các em lên TP. Hồ Chí Minh tìm đường sinh sống. Năm chị em sống trong một căn nhà trọ ở Gò Vấp và chị đã làm mọi nghề có thể (bán vé số, bán sữa đậu nành...) để nuôi các em.

Thạch Kim Tuấn không biết thư điện tử (email) là gì. Khi chúng tôi hỏi email để gửi hình ảnh cho cậu thì thật bất ngờ khi Tuấn cho biết mình chưa từng dùng email và cũng chỉ mới nghe "thuật ngữ" email lần đầu tiên. Tuấn cũng không dùng laptop.

Facebook của cậu có chưa đến 60 friends. Một đặc điểm quan trọng nữa của chàng trai này là vô cùng giản dị. Dù đã có rất nhiều tiền nhưng Tuấn gần như không bước vào những trung tâm mua sắm. Anh không thích quần áo hàng hiệu mà chỉ "mặc những gì khiến mình thoải mái".


Thể thao & Văn hóa đàn ông

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm