cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Đi tìm người phá bỏ hủ tục chôn con theo mẹ của người Macoong

14/03/2014 09:42 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Trong bảng lảng trời chiều nơi núi rừng Trường Sơn, về với người Macoong lần này trong tôi mang nhiều cảm giác lạ lẫm. Bởi với tôi người Macoong chân thật, hiền hậu và mộc mạc lắm thế nhưng khi nghe già làng Đinh Son kể về hủ tục rùng rợn chôn con theo mẹ cách đây 18 năm khiến lòng tôi co thắt lại đau đớn và Đinh Son cũng vậy, nước mắt ứ đọng nơi khóe mắt mỗi lẫn nhớ về quá khứ....

Nỗi ám ảnh của người cha phải tự tay chôn sống con

Theo quan niệm của người Macoong (xã Thượng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình), đứa bé mới sinh ra thuộc về người mẹ. Bởi thế sau khi sinh, nếu người mẹ không may qua đời thì trước sau gì người mẹ cũng về bắt con đi. Những ai cố gắng nuôi nấng đứa bé sẽ bị hồn ma phạt vạ.

Chính vì vậy mà người Macoong luôn truyền tai nhau một lời nguyền: “Giàng bảo, nếu người mẹ chết mà con không chôn theo thì con ma mẹ luôn về nhà quấy nhiễu những người còn sống, phải chôn theo thôi, nếu ai không làm theo thì cả bản bị con ma bắt”.

Ông Nguyễn Diệu, người xóa bỏ hủ tục rùng rợn “chôn con theo mẹ”.

Ông Nguyễn Diệu, người xóa bỏ hủ tục rùng rợn “chôn con theo mẹ”.

Vì tuân theo lời nguyền ấy mà đã 20 mùa rẫy trôi qua, Đinh Cư vẫn mãi dằn vặt vì tự tay chôn đứa con của mình. Ánh mắt anh chùng xuống khi nhớ về quá khứ: “Ấy là vào năm 1994, khi đó vợ mình sinh con nhưng bị băng huyết rồi qua đời. Ba ngày sau dân bản kéo tới nhà để bắt con đi chôn theo mẹ. Đã gần 20 năm trôi qua nhưng mỗi lần nghe thấy tiếng trẻ con trong bản khóc thét, lòng mình như có hàng trăm vết dao đâm...”.

Đang miên man theo dòng suy nghĩ, bất chợt tôi nhớ đến Đinh Hoi, người cha đã từng mất 2 đứa con trai sinh đôi kháu khỉnh. Từ ngày mất đi người vợ và 2 đứa con, Đinh Hoi sống vật vờ và lầm lũi như con nai lạc bầy. Cách đây 20 năm Đinh Hoi cũng đã từng có một gia đình hạnh phúc, nhất là khi anh chuẩn bị đón 2 đứa con trai ra đời. Nhưng ai ngờ đó cũng là lúc bi kịch đổ lên đầu gia đình khi Y Bắp- vợ của anh qua đời. Nỗi đau mất vợ chưa nguôi ngoai thì người dân trong bản buộc anh thực hiện lời nguyền của Giàng. Đinh Hoi phải tự tay chôn sống hai đứa con của mình. Anh đau đớn trở về nhà cùng tiếng khóc xé lòng của con trẻ...

Tiếng khóc xé lòng của hai đứa trẻ con của Đinh Hoi và Đinh Cư cứ ám ảnh tôi trong suốt hành trình, như thôi thúc tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao lại tồn tại một hủ tục rùng rợn giữa chốn núi rừng thăm thẳm như vậy?

Và Đinh Hợp, chủ tịch UBND xã Thượng Trạch đã cho tôi câu trả lời. Ông nói rằng có nhiều lí do giải thích cho lời nguyền rùng rợn ấy.

“Ngày xưa, giao thông đi lại không thuận lợi như bây chừ. Cuộc sống của người Macoong vô cùng khó khăn, họ sống phụ thuộc vào thiên nhiên như như con hươu, con nai trong rừng vậy. Những đứa trẻ Ma coong sinh ra và lớn lên chỉ nhờ vào dòng sữa mẹ. Lúc đó không có sữa, không có đường và người dân trong bản cũng chưa biết cách nuôi trẻ con. Họ nghĩ, đằng nào thì đứa bé cũng sẽ chết theo mẹ do đói ăn...”.

Một lý do khác, với người Macoong đứa trẻ sinh ra sau 3 tháng thì gia đình mới tiến hành đặt tên cho trẻ, lúc này trẻ mới được coi là con của bản làng. Còn trước đó 3 tháng, trẻ chưa được đặt tên nên nó vẫn là con  của Giàng. Vì là con của Giàng nên khi người mẹ mất đi rồi sẽ rất nhớ con, và hồn ma của người mẹ sẽ theo những đứa trẻ, đem tai họa đến cho xóm làng.

Và nỗi đau của những gia đình mắc phải lời nguyền rùng rợn “mẹ chết phải chôn theo con”cứ lớn dần lên như dòng Suối Cấm chảy qua 18 bản của xã Thượng Trạch mỗi mùa mưa bão.

“Thiên sứ” phá bỏ hủ tục rùng rợn

Trong chuyến thăm bà con dân tộc Macoong lần này, chúng tôi may mắn được gặp cha con ông Nguyễn Diệu, người phá bỏ hủ tục rùng rợn chôn con theo mẹ nơi vùng đất vốn tồn tại vô số điều kỳ bí này.

Vào những năm 1990, ông Diệu từ (Thôn Vĩ Dạ, Huế)  theo bạn bè đến Thượng Trạch làm ăn. Tình yêu nảy nở khi anh gặp Y Nhoong, cô gái người Ma Coong ấy đã níu giữ anh lại với vùng đất hoang sơ.

Ước mơ của Nguyễn Văn Vinh được làm thầy giáo để về dạy học cho lũ trẻ của 18 thôn bản.

Ước mơ của Nguyễn Văn Vinh được làm thầy giáo để về dạy học cho lũ trẻ của 18 thôn bản.

Sống trong bản làng, không ít lần ông chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng khi những đứa trẻ vô tội phải chết theo mẹ. Câu chuyện của ông trầm lại: “Mỗi lần nhắm mắt lại là cảnh tượng kinh hoàng như diễn ra trước mắt, có những đứa trẻ mình còn đỏ hỏn, khóc ngất khi bị đất đá vùi lấp. Tôi cố gắng chạy thật xa, lấy hai tay bịt chặt tai lại nhưng âm thanh vẫn vang vọng trong đầu. Tôi quyết định phá bỏ hủ tục rùng rợn kể từ ngày ấy”.

Trải dài theo ông là những đêm trằn trọc không ăn không ngủ, ông biết, lời nguyền ấy đã ăn sâu vào tâm khảm người dân Ma Coong như cuộc sống không thể xa rời núi rừng của họ.

Vào tháng 9/1995 ở bản Cà Roòng có một người phụ nữ tâm thần tên là Y Xoong vừa sinh con được 2 ngày thì mất, dân bản tụ họp lại đòi chôn thằng bé theo mẹ. Nghe hung tin, Nguyễn Diệu vội vàng chạy đến khoảng đất rừng được chọn để chôn đứa trẻ. Lúc ấy, trên tay già làng bồng đứa trẻ còn đỏ hỏn chuẩn bị đưa xuống huyệt, ông lao vào van xin già làng, xin dân bản đưa đứa trẻ về nhà nuôi. Hàng trăm ánh mắt nhìn ông ngạc nhiên xen lẫn tức giận, bởi ông giám chống lại lời nguyền của Giàng.

Cướp đứa trẻ trên tay già làng, ông chạy thục mạng vào rừng tìm nơi ẩn nấp trong sự phẫn nộ vô cùng của dân làng. Những ngày sau đó, Y Nhoong bỏ qua mọi lời đồn thổi và ánh mắt dị nghị của dân làng, lén lút đưa đường, sữa vào tiếp tế cho chồng và đứa trẻ. Có lẽ vì vậy mà sau này ông đặt tên gọi ở nhà cho nó là cu Đường. Rất may cu Đường khỏe mạnh, lớn nhanh như thổi. Đôi mắt tròn xoe lanh lẹ đã xua tan mọi ngờ vực của dân làng.

Đó cũng là minh chứng cho lời nguyền kinh hoàng không có thật. Từ đó dân bản đã hiểu ra và lời nguyền rùn rợn ấy đã được xóa bỏ.

Sau khi cứu đứa trẻ thoát khỏi lời nguyền, ông Nguyễn Diệu đặt tên cho đứa trẻ là Nguyễn Văn Vinh. Năm nay Vinh đã 18 tuổi, hiện đang học lớp dự bị đại học tại Đại học Quảng Bình. Đôi mắt to với dáng hình vạm vỡ, Vinh chia sẻ với tôi về ước mơ đang ấp ủ: “Xã Thượng Trạch mới có một thầy giáo là người Cà Roong, em muốn được giống thầy giáo, rồi em sẽ học thật tốt để về dạy học cho lũ trẻ của 18 bản”.

Ngô Huyền

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm