cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Đầu xuân tảo mộ

22/02/2013 08:12 GMT+7


(Thethaovanhoa.vn) - Làng tôi có cái lệ cứ mồng Bốn tháng Giêng là ngày tảo mộ.

Ngày ấy, con cháu từ xa nhớ về mang theo hương hoa và chút tiền mã, còn người trong làng thì vác theo cuốc xẻng để rẫy cỏ, đắp thêm nấm. Những đứa trẻ sáu, bảy tuổi cũng theo bố mẹ hoặc ông bà đi tảo mộ. Người già cả dắt con cháu đi từng ngôi, thắp từng nén nhang, miệng lầm bầm kể cho con cháu nghe về người đã khuất thuộc nhánh nào, chi nào. Cuốn gia phả không bao giờ thành văn trên giấy mỗi năm lại được đọc lại một lần ghi sâu vào kí ức rồi tiếp nối cho những lứa sau.

Những năm chưa cấm đốt pháo, có những họ đông con nhiều cháu nối cả chục bánh dài như sợi thừng rồi treo lên ngọn phi lao thả xuống đốt nổ cả vài chục phút. Nghĩa địa hồng xác pháo, khói pháo trùm không gian nghĩa địa quyện với khói đốt tiền vàng làm cho cả vùng mờ ảo như sương mai.

Một mùa xuân nho nhỏ cho những người đã khuất… Ngày mồng Bốn Tết đó diễn ra thường niên như ngày hội. Hương đốt cắm lên nóc mộ cho những người trong họ, còn lại cắm cả cho xung quanh, mỗi ngôi một nén, hết thì thôi. Tình làng nghĩa xóm của những người đã khuất cũng được người sống góp phần nối lại đầm ấm gần gũi như cái làng quê thời mới lập.

Những năm ấy, mùi thuốc pháo vừa thơm vừa khét đọng lại trong kí ức cho đến tận hôm nay.

                                                                    *  *  *

Những mùa xuân nối tiếp, cái nghĩa địa làng thay dần hình hài, cũng phân hóa giàu nghèo. Người ta khoanh vùng chiếm đất cho riêng dòng họ. Nhà có tiền xây lại mộ bề thế. Nhà nghèo cũng cố để người nhà mình dưới âm phủ đỡ tủi thân, xây gạch quét vôi chứ không còn nấm đất như xưa…

Bây giờ người đi tảo mộ quần là áo lượt như đi hội, có nhà ở xa đánh cả ô tô đem theo đồ mã lểnh kểnh đỏ rực… Không còn cuốc xẻng đắp vá vì nghĩa địa làng bê tông hóa toàn phần. Những bụi cỏ gianh sống liền với đất, một cái rễ sót lại cũng trổ thành bụi, mà giờ chúng cũng đành chịu bó tay trước bê tông…

Đi tảo mộ ngày xuân hôm nay tự nhiên lòng cứ bâng khuâng nhớ lại những năm còn bé thấy khác xưa quá. Bây giờ người dương chăm sóc người âm kĩ hơn, lo thắp hương hóa vàng đốt mã hùn vốn cho người khuất núi sống dư dả, nhưng lại ít thấy dừng lâu bên mộ giảng giải cho con cháu về lai lịch những người nằm dưới lớp bê tông.

Làng tôi, có ngôi mộ của Bạch Sam tướng quân là Tướng thời ông Gióng, người khởi lập ra làng ấp được thờ chính danh trong đình, thì miếng đất hương hỏa nơi chôn cất ông đã được lựa thành nghĩa trang liệt sĩ. Ông cũng được là liệt sĩ Làng nằm chung với các liệt sĩ thời nay, ngôi mộ ông cũng được đóng hộp!

Bài và minh họa: Đỗ Đức (họa sĩ)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm