cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Hoàng Sa và Trường Sa - Chủ quyền của Việt Nam: Bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý

02/06/2015 11:03 GMT+7 | Thế giới

Việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo quy mô lớn ở Trường Sa, triển khai thiết bị quân sự và vũ khí trên các đảo nhân tạo này..., đã ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam, gây quan ngại sâu sắc đối với các nước láng giềng khu vực và cộng đồng quốc tế về an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Đây cũng là nội dung được đặc biệt quan tâm và tập trung thảo luận tại Đối thoại Shangri-La 14 vừa diễn ra tại Singapore.

Về vấn đề này, Đại tá, Thạc sỹ Vũ Khanh, một chuyên gia nghiên cứu quốc tế đã có chùm bài viết, nêu bật những bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhấn mạnh lập trường, quan điểm của Việt Nam; đồng thời vạch rõ âm mưu và những hành động ngang trái của Trung Quốc ở Biển Đông. TTXVN xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc, là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu vực biển có vị trí từ 15 độ 45 phút đến 17 độ 15 phút vĩ Bắc và 111 độ đến 113 độ kinh Đông, cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi khoảng 190 km. Toàn thể quần đảo Hoàng Sa có diện tích khoảng 15.000 km vuông, gồm hơn 30 đảo nhỏ và những bãi đá nhô khỏi mặt nước, chia thành hai nhóm chính: Nhóm Đông (Amphitrite) có đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody Island), dài không quá 4 km, rộng khoảng 2-3 km; và Nhóm Tây (Crescent) có đảo lớn nhất là Hoàng Sa (Paracel Island), diện tích khoảng 0,3 km vuông. Đảo Phú Lâm cách đảo Hoàng Sa khoảng 87 km.

Chiến sĩ canh gác tại cột mốc trên đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Quần đảo Trường Sa nằm trong khu vực biển ở vị trí từ 6 độ 50 phút đến 12 độ vĩ Bắc và 111 độ 30 phút đến 117 độ 20 phút kinh Đông, cách đảo Phú Quý, Bình Thuận khoảng 203 hải lý, cách Philippines khoảng 300 km và cách Trung Quốc khoảng 1.500 km. Toàn thể quần đảo Trường Sa có diện tích khoảng 160.000 km vuông, gồm trên 100 đảo và những bãi đá nhô lên mặt biển, trong đó có khoảng 26 đảo hoặc đảo đá chìm.

Là một quốc gia biển, với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, từ rất lâu, Biển Đông đã gắn bó mật thiết với đời sống của người Việt Nam. Với nghề truyền thống đánh bắt thủy hải sản, chắc chắn ngư dân Việt Nam đã phát hiện ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ thuở bình minh dựng nước. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý và lịch sử cũng như phương tiện kỹ thuật thời bấy giờ chưa cho phép con người có thể định cư lâu dài trên những đảo này.

Từ thế kỷ 17, khi nhà nước phong kiến Việt Nam đã phát hiện Bãi Cát Vàng trên Biển Đông tức Hoàng Sa và Trường Sa thì hai quần đảo này vẫn vô chủ. Kể từ đó, nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu, khai thác và quản lý các đảo đó một cách liên tục. Vì là đảo vô chủ, các vua chúa nước ta phát hiện trước tiên và chiếm hữu một cách hòa bình. Chủ quyền của nước ta đối với các quần đào Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định, duy trì và củng cố ít nhất trong 3 thế kỷ liên tục từ thời các chúa Nguyễn đến sau khi Pháp thiết lập chế độ đô hộ năm 1884.

Từ năm Thái Đức thứ 9 (1786), ngày 14 tháng 2 âm lịch, chính quyền Tây Sơn ra quyết định sai phái Hội đức hầu cai đội Hoàng Sa cưỡi bốn chiếc thuyền câu vượt biển ra thẳng Hoàng Sa cùng các xứ cù lao ngoài biển. Ngoài đội Hoàng Sa là đội dân binh làm kinh tế biển xa bờ, người ta còn thấy thời Tây Sơn còn rất nhiều đội khác khai thác kinh tế Biển Đông, như ở Cù Lao Ré đã lập đội Quế Hương, đội Đại Mạo Hải Mao và đội Quế Hương Hàm với số đinh 30 người.

Chiến sỹ canh gác tại đảo Tốc Tan A. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Sau khi đánh bại Tây Sơn và lên ngôi Hoàng Đế, tháng 7 năm Quý Hợi (1803), Vua Gia Long đã cho lập lại “đội Hoàng Sa” lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp. Cho tới cuối thời Tây Sơn, đầu thời Nguyễn dân xã An Vĩnh ở đất liền hay ở Cù Lao Ré vẫn là quê hương đi đầu làm kinh tế biển.

Sau đó, Vua Gia Long lại tổ chức thêm “đội Bắc Hải” lấy người thôn Tứ Chính hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa (hoạt động cả tại quần đảo Trường Sa) là một mô hình tổ chức nhà nước từ thời các chúa Nguyễn, có quy chế tổ chức và hoạt động rõ ràng, có nhiệm vụ bảo vệ, tuần tra, trồng cây, đo đạc thủy triều, thu lượm hải sản về nộp cho triều đình. Đội hoạt động liên tục 6 tháng trong năm.

Từ năm 1816, Nhà Nguyễn dùng thủy quân khai thác, quản lý Biển Đông. Tuy không tiếp tục khai thác biển, phát triển kinh tế biển như đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải, song hoạt động đầu tiên của thủy quân được coi là mốc đánh dấu việc tái xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Hành động này biểu thị cho việc vua Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền với việc nhà vua bắt đầu quản lý Hoàng Sa bằng lực lượng quân sự chính quy của Nhà nước. Sau đó, các đội thủy quân được đều đặn cử ra Hoàng Sa, Trường Sa làm nhiệm vụ đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia xác định chủ quyền…

Các hoạt động này được ghi nhận trong nhiều tài liệu lịch sử như “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776), “Lịch triều Hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1821), “Đại Nam thực lục chính biên” (1844 - 1848), “Hoàng Việt dư địa chí” (1834). Những tư liệu vừa mới phát hiện gần đây là những minh chứng hùng hồn về sự chiếm hữu liên tục và thật sự của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa (nguyên bản tờ Lệnh ngày 15/4/1834 của vua Minh Mạng điều động binh phu từ đảo Lý Sơn ra bảo vệ Hoàng Sa; nguyên bản tờ Tấu ngày 12/5/1932 lên vua Bảo Đại tặng thưởng Huân chương cho một binh sĩ đóng đồn phòng thủ Hoàng Sa). Ngoài ra, hoạt động của triều đình phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo cũng được nhắc đến trong các tác phẩm nước ngoài như “An Nam đại quốc họa đồ” (1838) và “Nhật ký Batavia” của Công ty Hà Lan Đông Ấn (Compagnie Hollandaise des Indes Orientales) (1936).

Như vậy, thông qua việc tổ chức khai thác tài nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục hàng thế kỷ, trên thực tế cũng như về pháp lý, nhà Nguyễn đã làm chủ hai quần đảo từ khi hai quần đảo này còn chưa thuộc về lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào và biến hai quần đảo từ vô chủ thành bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Chiến sỹ đảo Thuyền Chài B, hăng hái tăng gia sản xuất. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Lịch sử đã chứng minh, cho đến ngày bị thực dân Pháp đô hộ, các triều đại phong kiến Việt Nam đã thực sự thực thi chủ quyền và cai quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có một nước nào cạnh tranh và nhất quán coi các đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thậm chí, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã mặc nhiên công nhận quyền cai quản của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không những không phản đối mà có lúc còn giúp đỡ một số đội viên đội Hoàng Sa bị bão đánh dạt vào cảng Thanh Lam (đảo Hải Nam) và đưa họ trở về Thuận Hóa.

Với công ước Pháp -Thanh Thiên Tân năm 1884, Trung Quốc đã công nhận quyền cai trị của Pháp ở Việt Nam. Trên cơ sở đại diện cho triều đình phong kiến An Nam, Pháp đã có nhiều hành động củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa bằng việc tiến hành tuần tra, kiểm soát và đưa quân ra chiếm đóng trên các đảo. Để quản lý hành chính, chính quyền lúc đó đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa và thành lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên, cho xây dựng nhiều công trình trên cả hai quần đảo.

Mãi đến đầu thế kỷ 20, năm 1909, trước sự đe dọa của Nhật Bản, nhà đương cục Trung Quốc mới bắt đầu chú ý đến quần đảo Hoàng Sa. Trong những năm 1928, 1932, Trung Quốc mới bộc lộ ý đồ tranh giành chủ quyền với chính quyền bảo hộ Pháp. Cho đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất, đòi hỏi của nhà đương cục Trung Quốc cũng chỉ nhằm vào quần đảo Hoàng Sa. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách là quốc gia kế thừa, Pháp tiếp tục khẳng định quan hệ chủ quyền và phản đối những yêu sách của Trung Quốc. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã chiếm một số đảo trên dãy Hoàng Sa và Trường Sa (gọi là Shinnan Shoto) để làm căn cứ quân sự.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lợi dụng danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản, năm 1947, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm (thuộc Nhóm Đông của quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (Itu Aba) của quần đảo Trường Sa, trong khi đó, quân đội Pháp đóng ở đảo Hoàng Sa (thuộc Nhóm Tây của quần đảo Hoàng Sa) và một số đảo khác của quần đảo Trường Sa. Ngày 8/3/1949, Pháp công nhận độc lập thống nhất của Việt Nam và ngày 14/10/1950, Pháp chính thức trao việc phòng thủ quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam.

Ngày 6/9/1951, tại Hội nghị San Francisco, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng chính quyền Bảo Đại, trưởng phái đoàn Việt Nam lúc đó đã tuyên bố xác nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Nhật đã trả lại tất cả những lãnh thổ họ đã chiếm cứ trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Không có nước nào trong số 51 nước tham dự hội nghị phản đối sự tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đèn Hải đăng đảo đá tây B. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, ngày 28/4/1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn vẫn duy trì lực lượng đồn trú bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1957, các lực lượng thủy quân lục chiến của quân đội Sài Gòn đã được đưa ra quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ các quần đảo thay thế cho các đơn vị đồn trú trước đây. Năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã cho dựng các bia chủ quyền trên các đảo Trường Sa, An Bang, Loại Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông, Song Tử Tây.

Tháng 4/1956, khi Pháp rút quân khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn đã thay thế quân Pháp tại phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa, không ra kịp phần phía Đông, cho nên phần này bị quân đội Trung Quốc chiếm giữ. Ngày 8/6/1956, Bộ trưởng Ngoại giao Sài Gòn tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Sài Gòn đã quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên vào xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam và quyết định quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Như vậy, từ sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương cho tới tháng 4/1975, chính quyền Sài Gòn và sau đó là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tiến hành những hoạt động thực hiện chủ quyền Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách thực sự, liên tục.

Tháng 1/1974 khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên bố lên án Bắc Kinh dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Nam Việt Nam, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Nam Việt Nam. Từ ngày 14/4/1975 đến ngày 29/4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã lần lượt giải phóng các hòn đảo trong quần đảo Trường Sa do Quân đội Sài Gòn đóng giữ gồm các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa và An Bang.

Sau đó các đơn vị hải quân ta tiếp tục tổ chức việc bảo vệ quần đảo Trường Sa trên nhiều hòn đảo khác. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này.

Ngày 1/8/2012, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã chính thức trưng bày tấm bản đồ Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do Triều Thanh, Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1904. Tấm bản đồ, do chính Triều Thanh, Trung Quốc đo đạc và xác định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không hề thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đây là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bởi chính Triều đại Nhà Thanh cũng đã tự khẳng định điều đó qua tấm bản đồ do họ vẽ.

Như vậy, qua nghiên cứu chứng cứ lịch sử, kể từ chế độ phong kiến đến khi Pháp rút khỏi Đông Dương cho đến ngày miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng, Nhà nước Việt Nam qua các thời đại đã tiến hành những hoạt động thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách thực sự và liên tục. Với những tài liệu và chứng cứ lịch sử đã nêu ở trên chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Chủ quyền đó cần phải được tôn trọng và thực thi theo luật pháp và tập quán quốc tế.

còn tiếp

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm