cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, tại sao Mỹ vẫn cần nhập khẩu dầu thô từ nước khác?

21/12/2022 10:54 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Một vài năm gần đây, sự phát triển bùng nổ của kỹ thuật khai thác “fracking” (thủy lực cắt phá) đã cho phép Mỹ tiếp cận các nguồn dầu khí mà trước đây không thể. Điều này cũng giúp quốc gia này trở thành nước đi đầu thế giới về sản xuất dầu. Cụ thể, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tính đến năm 2021, Mỹ sản xuất 18,88 triệu thùng/ngày, cao hơn cả Ả Rập Xê Út với 10,84 triệu thùng/ngày và Nga với 10,78 triệu thùng/ngày. 

Tuy nhiên, dù là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nhưng hằng năm, Mỹ vẫn cần nhập khẩu dầu mỏ từ các nước khác. Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho thấy, 65% dầu mà nước này tiêu thụ được sản xuất trong nước, 35% còn lại đến từ các quốc gia khác. Theo EIA, tính riêng năm 2021, Mỹ đã nhập khẩu 7,86 triệu thùng/ngày.

Vậy, tại sao Mỹ phải nhập khẩu dầu trong khi là nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới? Câu hỏi này đã được các chuyên gia giải đáp.

Chia sẻ với trang Newsweek, Robert Kaufmann, giáo sư Khoa Trái đất và Môi trường tại Đại học Boston cho biết, dù là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nhưng nhu cầu dầu mỏ của nước này vẫn vượt xa so với sản lượng nội địa. Đây là lý do chính buộc Mỹ vẫn cần nhập khẩu dầu mỏ từ bên ngoài. Theo Worldometer, không chỉ đi đầu về sản xuất dầu, Mỹ còn là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Quốc gia này sử dụng 20,54 triệu thùng/ngày, tương đương 20% trữ lượng toàn cầu. Con số này nhiều hơn mức tiêu thụ hàng ngày của Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Ả Rập Saudi và Brazil cộng lại.

"Mỹ nhập khẩu dầu vì mức tiêu thụ các sản phẩm dầu - khoảng hơn 20 triệu thùng mỗi ngày - lớn hơn lượng dầu mà nước này sản xuất, khoảng hơn 18 triệu thùng mỗi ngày", giáo sư Kaufmann nói.

Là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, tại sao Mỹ vẫn cần nhập khẩu dầu thô từ nước khác? - Ảnh 1.

Ảnh: Moneywise.com

Bên cạnh đó, còn có một số lý do khác được đưa ra như sau:

Không phải tất cả các loại dầu đều giống nhau

Một lý do nữa khiến Mỹ vẫn cần nhập khẩu dầu thô là do không phải tất cả dầu thô đều giống nhau. Dầu có nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng, "ngọt" hay "chua" tùy thuộc vào mức độ của lưu huỳnh. Trọng lượng của dầu xác định mức độ dễ dàng để tinh chế hoặc phân tách thành các loại như xăng, nhiên liệu máy bay và dầu diesel. Loại thô nhẹ là loại dễ xử lý nhất, dầu nặng là loại khó xử lý nhất. 

Theo Washingtonpost, phần lớn dầu hiện được sản xuất tại Hoa Kỳ là dầu nhẹ. Và không phải tất cả các nhà máy lọc dầu đều giống nhau. Nhiều nhà máy lọc dầu ở Bờ Vịnh và Trung Tây Hoa Kỳ được thiết kế để xử lý dầu nặng từ Canada, Venezuela và Mexico. Để sử dụng nhiều dầu thô nhẹ hơn trong nước, các nhà máy lọc dầu sẽ cần trả ít tiền hơn cho nguyên liệu dầu thô của họ và sẽ vận hành theo cách không tối ưu, hoặc yêu cầu đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng mới.

Ryan Lance, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của ConocoPhillips cho biết: "Có sự không phù hợp giữa hoạt động sản xuất mới mà chúng tôi đang phát triển với tư cách là một ngành công nghiệp và năng lực lọc dầu hiện tại của đất nước chúng tôi. Để xử lý loại dầu mới, dầu nhẹ hơn này, các nhà máy lọc dầu sẽ phải hoạt động kém hiệu quả hoặc giảm tốc độ. Họ cần mua dầu với giá chiết khấu để lọc dầu, điều này gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước và cuối cùng là người tiêu dùng".

Vấn đề kinh tế

Chia sẻ với Newsweek, Philip Walsh, giáo sư về kinh doanh và chiến lược tại Đại học Ryerson ở Toronto, đồng thời là điều tra viên tại Trung tâm Năng lượng Đô thị nhận định rằng dầu được nhập khẩu từ nước ngoài sẽ dùng để bổ sung cho sản xuất dầu thô của Hoa Kỳ.

Walsh giải thích rằng dầu thô được sử dụng "để sản xuất các sản phẩm dầu mỏ tinh chế như xăng hoặc dầu sưởi được sử dụng trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế."

Ông nói thêm: "Vì dầu thô cũng có nhiều mức chất lượng khác nhau, nơi tinh chế cũng khác nhau nên tính kinh tế của việc tinh chế dầu thô cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định liệu có nên nhập khẩu dầu thô hay không. Nếu nhập khẩu dầu thô là một lựa chọn kinh tế hơn so với sử dụng dầu thô trong nước để sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, thì thị trường sẽ chọn phương án nhập khẩu".

Ngoài ra, chi phí sản xuất dầu ở một số nước thấp hơn Mỹ, nên việc nhập khẩu sẽ kinh tế hơn. Theo Moneywise.com, Rystad Energy - công ty nghiên cứu năng lượng tư nhân chỉ ra trong một phân tích năm 2020 rằng các mỏ dầu ở Trung Đông có chi phí sản xuất thấp nhất thế giới với mức 31 USD/thùng. Mỹ sản xuất dầu từ các giếng nước sâu ở mức 43 USD/thùng một thùng, còn dầu sản xuất từ fracking có giá 44 USD/thùng.

Là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, tại sao Mỹ vẫn cần nhập khẩu dầu thô từ nước khác? - Ảnh 2.

Ảnh: americangeosciences.org

Cơ sở hạ tầng

Theo Wall Street Journal, phần lớn cơ sở hạ tầng để sản xuất dầu, cũng như tinh chế và vận chuyển nhiên liệu, nằm ở giữa lục địa và các khu vực Bờ biển vùng Vịnh của Hoa Kỳ. Các nhà máy lọc dầu ở hai vùng Bờ Đông và Bờ Tây không có ống dẫn dầu, thiếu tính kết nối với các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dầu trong nước. Việc vận chuyện dầu vẫn được thực hiện bằng đường thủy. 

Tuy nhiên, việc vận chuyển theo đường thủy sẽ không đạt hiệu quả kinh tế khi mà Mỹ có đạo luật đặt ra quy định hạn chế đối với kích cỡ tàu chở hàng giữa các cảng. Vận chuyển dầu qua lại trên những con tàu có kích thước nhỏ sẽ không mang lại lợi nhuận cho các công ty dầu. Vì thế, các nhà máy lọc dầu ở Bờ Đông và Bờ Tây chủ yếu nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài. 

Ngôi nhà "cứng đầu" ở Anh 40 năm nằm lọt thỏm giữa bùng binh vì gia chủ không chịu nhận đền bù

Ánh Lê

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm