cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Mỹ sợ chiến hạm nào của Nga?

22/07/2016 16:32 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Tại Hoa Kỳ hiện chưa thể chế tạo mẫu tàu có khả năng cạnh tranh với tuần dương hạm tên lửa hạt nhân hạng nặng của đề án "Kirov", có khả năng thực hiện cùng lúc một số chức năng và còn phục vụ Hải quân Nga không chỉ một thập niên nữa, - đó là đánh giá của The National Interest.

Kích thước các tàu của đề án 1144 có thể sánh với tàu thời Thế chiến I và II. Ở Liên Xô đã thông qua quyết định chế tạo tàu tuần dương lớn, kết hợp chức năng của một số con tàu.

Kết quả là đất nước đã có được con tàu khổng lồ và hùng mạnh, sẵn sàng nghênh chiến với cả tàu nổi lẫn tàu ngầm - NI nhận xét.

Còn Hoa Kỳ vẫn chưa xây dựng được con tàu nào đồ sộ đến như vậy.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh rồi Liên Xô tan rã, một trong số các tàu tuần dương loại 1144 là chiếc "Pyotr Đại đế" (Piốt Đại đế) vẫn tiếp tục phục vụ trong hàng ngũ Hạm đội LB Nga.

Năm 2019 tuần dương hạm  đến kỳ tu sửa và nâng cấp, kết quả là trong thành phần  Hải quân Nga sẽ có 2 tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng của đề án 1144. Hiện tại đang tu bổ và tái trang bị cho tàu "Đô đốc Nakhimov". Tuần dương hạm hoàn thiện sẽ được lắp đặt những radar mới, hệ thống điện tử, cũng như các bệ phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng.

Tàu của đề án "Kirov" có kết cấu ấn tượng và chắc chắn, phô trương sự hoàn hảo của Hạm đội Nga. Nhiều khả năng là những chiếc tuần dương hạm này sẽ còn phục vụ cho nước Nga nhiều thập kỷ nữa, - đó là kết luận của bài viết trên The National Interest.


Tàu Piốt Đại đế trang bị 8 đầu đạn hạt nhân và khoảng 500 tên lửa đối không các loại, như hai quả thuộc hệ thống phòng không tự động OSA-MA này

Chiến hạm Piốt Đại đế

Piốt Đại đế là một trong hai tàu tuần dương lớp Kirov đang hoạt động của Nga (cùng với chiếc Đô đốc Nakhimov). Đây là loại tàu chiến đấu mặt nước lớn nhất và mạnh nhất của Hải quân Nga cũng như trên thế giới. Nếu xét về kích cỡ, Piốt Đại đế vượt quá tiêu chuẩn của một tàu tuần dương trang bị tên lửa và chỉ kém tàu sân bay. Chính vì vậy, Piốt Đại đế thường được gọi là "tàu tuần dương cỡ lớn có trang bị tên lửa".

Sở dĩ nói Piốt Đại đế lớn vì nó có độ giãn nước tiêu chuẩn lên tới 19.304 tấn và khi chất đầy là 24.688,8 tấn. Trông nặng nề, nhưng Piốt Đại đế hoàn toàn có thể tự hào bởi khả năng di chuyển của mình. Được trang bị bốn lò phản ứng hạt nhân (có tài liệu nói là 2 lò) với công suất 300 mW mỗi lò, Piốt Đại đế có thể đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ (trên 55,5 km/giờ). Trong trường hợp bốn lò phản ứng hạt nhân trên gặp sự cố, hai chiếc nồi hơi chạy bằng dầu sẽ hoạt động. Lúc đó, tốc độ tối đa của Piốt Đại đế là 17 hải lý/giờ (khoảng 31,5 km/giờ).


Tháp pháo tự động 133 mm có tên AK-130-MR-184 Universal trang bị trên tàu Piốt Đại đế

Pháo đài trên biển

Tuy nhiên, điều làm nên sức mạnh của Piốt Đại đế lại chính là những loại vũ khí trang bị lắp đặt trên đó. Trước tiên phải kể đến 20 quả tên lửa chống hạm tầm xa Granit (SS-N-19) với tốc độ siêu thanh (1.6 mach), tầm bắn từ 550 đến 625 km, có thể mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá 350 kT hoặc đầu đạn thường chứa 750 kg thuốc nổ.

Tiếp đó là tổ hợp tên lửa-pháo phòng không S-300F Fort với 12 giàn phóng và 96 quả tên lửa có thể vừa đánh trả mục tiêu trên không lẫn trên biển; hệ thống Kinzhal (Dagger) được thiết kế nhằm bảo vệ Piốt Đại đế trước sự tiến công của tên lửa chống hạm, máy bay và tàu chiến của đối phương; 12 giàn phóng SA-NX-20 với 128 quả tên lửa có thể mang đầu đạn thường nặng 133 kg hoặc đầu đạn hạt nhân; 12 giàn phóng thẳng đứng SA-N-6 Grumble (Rif) với 96 quả tên lửa có trần với là 27.432 m; 2 giàn phóng đôi SA-N-4 với 40 quả tên lửa; 2 giàn phóng SA-N-9 Gaunlet (Klinok) với 128 quả tên lửa có tốc độ siêu thanh (2 mach).


Trực thăng quân sự KA-27 trang bị trên tàu Piốt Đại đế làm nhiệm vụ săn ngầm

Nhiệm vụ chống ngầm của Piốt Đại đế thuộc về 3 chiếc trực thăng loại KA-27PL hoặc KA-25RT và hệ thống tên lửa, ngư lôi chống tàu ngầm Vodopad-NK (Waterfall), Udav (Boa).

Ngoài ra, Piốt Đại đế còn được trang bị hệ thống pháo đồng trục, cỡ nòng 130 mm AK-130 có tầm bắn tối đa 22 km với tốc độ 90 loạt/phút; hệ thống bắn tự động Kortik (Dirk, Kashtan) nhằm phối hợp với các loại hoả lực khác trên tàu.

Khi hoạt động, trong 1 phút, hệ thống Kortik có thể bắn ra 1.000 quả đạn. Hệ thống ra đa Top Pair, dải tần C/D trên tàu Piốt Đại đế có thể phát hiện máy bay ném bom ở trong phạm vi 366 km và 183 km đối với mục tiêu có diện tích 2 m2 trở xuống….

Một số thông tin thêm về Piốt Đại đế:

Nơi xuất xưởng: Nhà máy đóng tàu Baltic ở thành phố St. Peterburg.Ngày khởi công: 25/4/1986.

Ngày hạ thuỷ: 25/4/1989.

Ngày đi vào hoạt động: 18/4/1998.

Chiều dài: 252 m.

Mặt cắt ngang: 28,5 m.

Phạm vi hoạt động: 14.000 hải lý (gần 26.000 km)

Tổng số thuỷ thủ trên tàu: Trên 700 (chưa kể phi hành đoàn).

Theo Sputniknew/Tin tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm