cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau hải sản ích lợi khám phá

Nữ đạo diễn (Bài 1): I am đàn bà (*)

06/10/2009 08:40 GMT+7 | Phim

 
Nữ đạo diễn


Đã có phim truyền hình dài tập về nghề nữ bác sĩ, nữ nhà báo..., nhưng có một nghề mà ở đó sự thử thách và cả sức hấp dẫn có thể là mạnh mẽ hơn nhiều với phụ nữ, đó là nghề đạo diễn (phim truyện). Sự thách thức về sức khỏe, độ chịu đựng, khả năng điều hành cả ê-kíp hàng trăm con người và cả những áp lực về định kiến, hạnh phúc riêng tư... khiến nghề đạo diễn từ xưa tới nay, ở phương Đông lẫn phương Tây, vẫn là một cánh cửa hẹp đối với phụ nữ. Đấy là chưa kể những đào thải nghiệt ngã và sự đố ky khiến ít phụ nữ theo đuổi nghề đạo diễn đến cùng. Chỉ những người thực sự mạnh mẽ, bản lĩnh cứng rắn như đàn ông đi cùng sự mềm mại, dẻo dai của phụ nữ mới có khả năng theo đuổi nghề đạo diễn. Hình ảnh một nữ đạo diễn tả xung hữu đột có gì đó gợi liên tưởng đến một nữ tướng trên phim trường.


Nữ đạo diễn ở Việt Nam thật ít, có thể kể đến Bạch Diệp, Việt Linh, Nhuệ Giang và Đoàn Minh Phượng. Đạo diễn nữ trên thế giới cũng không nhiều. Nhưng những bộ phim của họ đóng một vai trò quan trọng trong điện ảnh và mang một dấu ấn riêng biệt về giới, khó trộn lẫn.

Trong chuyên đề Nữ đạo diễn tuần này, xin được đề cập tới nghề đạo diễn từ một góc nhìn đầy nữ tính, cùng sự trải nghiệm của ba nữ đạo diễn cá tính: Việt Linh và Nhuệ Giang của Việt Nam và Kathryn Bigelow của điện ảnh Mỹ.

 

Thực hiện chuyên đề:LÊ HỒNG LÂM




(TT&VH Cuối tuần) - Trong số hơn 300 đạo diễn được đề cử giải Oscar Đạo diễn xuất sắc nhất từ năm 1929 đến nay, mới chỉ có ba nữ đạo diễn có mặt, và không ai trong số họ đoạt giải. Trong gần 200 kỳ của ba LHP quốc tế hạng A lâu đời nhất là Venice, Cannes, Berlin, số nữ đạo diễn giành giải cao nhất cũng cực kỳ hiếm hoi, nhưng không phải không có, như Jane Campion (New Zealand) giành giải Cành cọ vàng với The Piano hay Mira Nair (Ấn Độ) giành giải Sư tử vàng với Moonson Wedding…

Những người phụ nữ chân yếu tay mềm, tất nhiên là khó để cạnh tranh với đàn ông trong lĩnh vực đòi hỏi sức khỏe, sức chịu đựng dẻo dai và khả năng điều hành cả một ê-kip hàng trăm người trên trường quay hàng tháng trời. Nữ đạo diễn Việt Linh, một trong số hiếm hoi nữ đạo diễn ở Việt Nam cho biết chị đã từng tham dự hai lần LHP quốc tế của các đạo diễn nữ và không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, nghề đạo diễn chưa bao giờ mở rộng cửa đối với phụ nữ. Nhưng ngay từ buổi đầu của điện ảnh, phụ nữ đã có mặt trên ghế đạo diễn. Cùng thời điểm với anh em nhà Lumière làm những bộ phim câm đầu tiên, nữ đạo diễn Pháp Alice Guy-Blaché cũng thực hiện bộ phim truyện đầu tiên của mình với tên gọi La Fée aux Choux (The Cabbage Fairy) dài khoảng 60 phút vào năm 1896.


Women Without Men của Shirin Neshat

“Chick flick”

“Chick flick” là một khái niệm để gọi những bộ phim tâm lý dành cho chị em phụ nữ và cũng là “đặc sản” của các đạo diễn nữ. Hầu hết các bộ phim dạng này thuộc dòng lãng mạn, hài hước kể những câu chuyện tình yêu, những chàng “bạch mã hoàng tử” hay đơn giản là những vấn đề mà phụ nữ đương đại quan tâm. Đây có lẽ là thể loại phim mà các đạo diễn nữ không hề kém cạnh các đạo diễn nam giới trong việc chinh phục khán giả nhờ lợi thế nắm bắt tâm lý và sự tinh tế của phụ nữ. Một lợi thế nữa là thể loại này “vừa sức” với phụ nữ: bối cảnh đơn giản, chủ yếu diễn ra ở thành phố, kinh phí thấp hoặc vừa phải. Vài năm trở lại đây, số lượng nữ đạo diễn thực hiện những bộ phim của dòng “chick flick” ngày càng đông đảo và không ít người thành công vang dội về doanh thu.

Mùa Thu năm ngoái, một bộ phim điển hình của dòng chick flick là Twilight của nữ đạo diễn Catherine Hardwicke bất ngờ trở thành cơn sốt. Bộ phim có kinh phí trung bình 37 triệu USD thu về tới 383 triệu USD khắp toàn cầu và đưa hai diễn viên trẻ mờ nhạt trước đó là Robert Pattinson và Kristin Stewart trở thành ngôi sao sáng giá. Bộ phim đặc biệt thành công với khán giả nữ học đường, từ 13 - 18 tuổi.

Cũng nhờ đánh trúng vào tâm lý của khán giả nữ (độ tuổi từ 30-40) thành đạt, độc lập ở các đô thị lớn, nữ đạo diễn Anne Fletcher cũng mang về thành công lớn với bộ phim The Proposal trình chiếu hồi Hè năm nay. Cốt truyện khá sáo mòn và xử lý tình huống nhiều chỗ thiếu logic, phát triển tâm lý đơn giản, nhưng với diễn xuất tung hứng của đôi diễn viên Sandra Bullock và Ryan Reynolds, bộ phim 40 triệu USD này thu về 283 triệu USD, thành công hơn nhiều bộ phim bom tấn có kinh phí cao hơn nhiều lần.

Một phim chick flick khác thành công trong Hè qua Julia & Julie của nữ đạo diễn tên tuổi Nora Ephron cũng khiến hàng triệu phụ nữ thanh niên, trung niên kéo vào rạp chiếu và sau đó đi siêu thị sắm sửa đồ nấu nướng. Đơn giản là bộ phim đánh vào chủ đề ẩm thực với tài diễn xuất của Meryl Streep và Amy Adams. Đạo diễn Nora Ephron giải thích sự thành công của bộ phim là bởi “không một phụ nữ nào không quan tâm đến ẩm thực, nhất là khi họ dùng tài nấu nướng của mình để chinh phục đàn ông”. Cách ngôn chả nói tình yêu của đàn ông đi từ dạ dày qua trái tim đấy thôi!


Lost in Transtation của Sofia Coppola

Về khoản nắm bắt tâm lý chị em thì Nora Ephron quá giỏi. Bà là một trong ít nữ biên kịch, đạo diễn có phim đạt doanh thu cao và được giới phê bình công nhận, nhất là bộ ba phim lãng mạn kinh điển: When Harry Met Sally (biên kịch), Sleepless in Seattle, You’ve Got Mail (đạo diễn). Một nữ đạo diễn khác cũng có được thành công “một chín một mười” như thế là Nancy Meyers và cũng xuất thân từ biên kịch rồi chuyển qua đạo diễn. Nancy thành công từ cả dòng phim gia đình The Parent Trap (Lindsay Lohan đóng vai hai chị em sinh đôi) đến phim lãng mạn dành cho khán giả nữ thanh niên, trung niên với What Women Want (Mel Gibson & Helen Hunt), The Holiday (Kate Winslet, Cameron Diaz, Jude Law), thậm chí cả những phim “tình già” như Something’s Gotta Give (Jack Nicholson, Diane Keaton) và bộ phim ra mắt Giáng sinh tới: It’s Complicated (Meryl Streep, Steve Martin, Alec Baldwin).

Một vài nữ đạo diễn khác chuyên trị dòng chick flick có thể kể là Audrey Wells (Under the Tuscan Sun), Karyn Kusama (Girlfight, Jennifer’s Body), Nicole Holofcener (Sex and the City - series, Lovely and Amazing, Friends with Money)...

Dấu ấn nữ quyền

Khán giả nữ yêu chick flick, nhưng không phải phụ nữ nào trên thế giới hay thậm chí ngay ở cả các đô thị hiện đại cũng thành đạt, hạnh phúc, thảnh thơi để bước vào rạp thưởng thức những bộ phim lãng mạn nhẹ nhàng. Còn biết bao bất công, bao thân phận bị lưu đày trên thế giới này cần những tiếng nói chia sẻ, đồng cảm hay bảo vệ họ. Và những cuộc dấn thân của nhiều đạo diễn nữ đã đem đến cho khán giả những tác phẩm điện ảnh lớn, với những giá trị nhân văn, giá trị xã hội sâu sắc.

Bộ phim Seven Beauties của nữ đạo diễn Ý Lina Wertmuller với bốn đề cử Oscar năm 1976 trong đó có đề cử đạo diễn đầu tiên cho một phụ nữ là câu chuyện về thân phận của những người phụ nữ trong chiến tranh thế giới thứ hai bị lưu đày và buộc phải làm gái điếm. The Piano của Jane Campion với giải Cành cọ vàng và đề cử Oscar đạo diễn là bi kịch của một người phụ nữ câm bị cha đem gả bán cho một cuộc hôn nhân không tình yêu tại một ngôi làng nhỏ ở New Zealand hồi giữa thế kỷ 19. Ngay cả Lost in Translation, bộ phim giúp nữ đạo diễn trẻ Sofia Coppola đoạt giải Oscar biên kịch và đề cử giải đạo diễn, dù mô tả cuộc sống đương đại của một cô gái trẻ người Mỹ ở Nhật, nhưng tâm hồn cô lại lạc lõng vô hướng, lạc lõng cả về sự cách biệt văn hóa trên xứ người cả về cuộc sống lệ thuộc và sự đơn độc của cô.

Đó còn là sự lạc lõng và bị kỳ thị của một cô gái đồng tính Teena (Hilary Swank đoạt giải Oscar nữ chính lần đầu) trong bộ phim Boy’s Don’t Cry của nữ đạo diễn Kimberly Peirce. Cô gái đó cuối cùng bị hãm hiếp và bị giết chết dã man bởi một đám côn đồ. Cũng là câu chuyện có thật về một cô gái đồng tính bị dòng đời xô đẩy dẫn đến tha hóa và sau đó trở thành gái điếm giết người hàng loạt, nữ đạo diễn Patty Jenkins và diễn viên Charlize Theron (cô cũng đoạt Oscar nhờ vai này) không chỉ thuật lại một câu chuyện có thật bằng ngôn ngữ điện ảnh, mà còn đưa ra một câu hỏi cho người xem: điều gì dẫn cô gái đó trở thành con quỷ?

      Suốt hơn 110 năm trong lịch sử điện ảnh thế giới, phụ nữ chưa bao giờ vắng mặt để kể những câu chuyện về thân phận, tình yêu và đấu tranh đòi sự công bằng của đàn bà, ở mọi ngóc ngách trên trái đất này

Những tiếng nói của đạo diễn cất lên từ mọi nơi trên thế giới. Samira Makhmalbaf chia sẻ sự đồng cảm xót xa với hai đứa trẻ bị cha mẹ chúng nhốt 11 năm liền trong bộ phim The Apple, bộ phim đầu tay năm 17 tuổi của cô con gái đạo diễn nổi tiếng Iran (Mohsen Makhmalbaf). Đây là bộ phim của đạo diễn trẻ nhất được chọn chiếu giới thiệu tại Cannes và được mời đi chu du 100 LHP quốc tế trong suốt hai năm sau đó. Năm 19 tuổi, Samira cũng trở thành đạo diễn trẻ nhất có phim dự thi Cành cọ vàng và đoạt giải của BGK với bộ phim Blackboards, câu chuyện bi kịch về một nhóm người Kurd tị nạn cùng biên giới sau những trận bom triền miên trong cuộc chiến Iran, Iraq.


Kết thúc LHP Venice vừa qua, Shirin Neshat, một nữ đạo diễn Iran cũng giành giải thưởng Lớn cho đạo diễn với bộ phim Women without Men, câu chuyện về những người phụ nữ và sự đàn áp ở Iran.

Hai nữ đạo diễn Ấn Độ tên tuổi Mira Nair và Deepa Mehta cũng thường chọn những chủ đề về những hủ tục, lề thói và những bất công còn đeo đẳng phụ nữ ở quốc gia đông dân này.

Ngay cả ở những quốc gia phát triển, phụ nữ cũng đối mặt với những vấn đề của họ. Có thể là những cuộc đời bên lề, dưới đáy xã hội, có thể là những bi kịch của sự cô đơn, lạc lối hay đi tìm sự giải thoát.

Naomi Kawase, nữ đạo diễn hiếm hoi thành công ở Nhật thường chọn ống kính của mình vào những thân phận nhỏ nhoi ở quốc gia phát triển này (The Mourning Forest - Giải thưởng Lớn tại Cannes).

Caroline Link của Đức thì đem đến cho người xem những thước phim đầy tinh tế và cảm động trong hai bộ phim xuất sắc của cô: Beyond Silence (đề cử Oscar), Nowhere in Africa (giải Oscar phim nước ngoài hay nhất).

Sara Polley, nữ đạo diễn trẻ lại chọn để kể câu chuyện tình yêu cảm động và nhiều chua xót Away From Her (đề cử Oscar cho biên kịch và nữ chính).

Catherine Breillat, nữ nhà văn, đạo diễn Pháp lại gây sốc với những bộ phim erotic táo bạo (Fat Girl, Romance, Anatomy of the Hell), mà thông qua tình dục mà bà muốn những nhân vật của mình phá vỡ cái vỏ bọc do xã hội và chính mình tạo ra, để thỏa mãn cái tôi của họ.

(*): Mượn tên một truyện ngắn của nhà văn Y Ban

Lê Hồng Minh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm