cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau hải sản ích lợi khám phá

Trên những nẻo đường nước Pháp: Trên mảnh đất của 'Mùi hương'

10/06/2016 06:06 GMT+7 | Ký sự Euro

(Thethaovanhoa.vn) - Tôi biết đến Grasse nhờ tiểu thuyết «Mùi hương» nổi tiếng của Patrick Suskind. Đó là một cuốn sách mô tả những vụ giết chóc hoàn hảo của Grenouille, một gã làm nước hoa xuất sắc, nhưng cuồng mùi hương và muốn dùng mùi hương để chế ngự tâm hồn và thể xác của người khác theo cách lần lượt giết hàng loạt cô gái trẻ để lấy hương thơm từ thân thể trinh trắng của họ và từ đó làm nước hoa. Những vụ giết người cuối cùng của hắn diễn ra ở Grasse, từ thế kỉ 18, thời điểm xảy ra câu chuyện, đã là thủ đô nước hoa của thế giới.  

Donatien Quartieri bảo rằng, nếu màu ưa thích của tôi là màu xanh, thì chắc chắn loại màu trong tiềm thức của tôi phải là màu đỏ, một màu rất nóng, bởi đỏ là «màu của tình yêu, với ý nói, hãy yêu tôi đi», như ông giải thích. Và từ màu đỏ ấy, sẽ có một loại nước hoa riêng thể hiện sự «nóng bỏng của tình yêu mà cậu luôn kiếm tìm». Tôi mỉm cười khi nghe người làm nước hoa nổi tiếng của Grasse nói thế. Màu xanh đương nhiên tôi thích, nhưng làm thế nào để người đàn ông gốc Ý đã đến, đã yêu và quyết định ở lại Grasse này 25 năm trước để làm nước hoa biết được màu trong tiềm thức của tôi là màu đỏ, và màu đỏ là tình yêu cháy bỏng, thì tôi không tài nào đoán được. Chỉ biết rằng Quartieri đã viết một cuốn sách về ý nghĩa của màu sắc ưa thích của chúng ta có thể tương thích với những mùi nước hoa gì.

Quartieri không phải Grenouille và Grasse ngoài đời thực không phải là nơi xảy ra những vụ giết người vì nước hoa. Ông cũng phát cuồng vì mùi hương và tự coi mình là một nghệ sĩ tạo ra nước hoa, nhưng ông không định giết ai để lấy mùi của người đó nhằm tạo ra nước hoa. Ông chỉ muốn bán các sản phẩm của mình cho người khác từ cái cửa hàng bé nhỏ chung với một ông bạn khác. Sản phẩm mới của Quartieri có tên Sonia, một loại nước hoa có thể dùng cho cả hai giới, với trang trí bên ngoài của chiếc lọ là bức tranh nhỏ thể hiện một geisha (kĩ nữ Nhật Bản).

Một nữ họa sĩ người Nhật đã vẽ thiết kế cho ông với sản phẩm này. «Hãy tin tôi khi tôi nói rằng, nước hoa không chỉ là một thứ để tạo ra cho ta một bản sắc bằng mùi vị, mà nó còn khiến cho ta yêu đời hơn», ông nói, môi nở một nụ cười rạng rỡ. «Ở Grasse này, người ta tạo ra những dòng nước hoa và các sản phẩm chiết xuất từ hoa, như xà phòng hay nến tẩm hương liệu theo những công thức thủ công từ hàng trăm năm nay, và điều đó tạo nên sự khác biệt lớn lao với các nhãn hiệu nước hoa mà các bạn vẫn hay dùng».

Đấy chính là niềm tự hào của Grasse, điều mà một nhà chế tạo nước hoa khác, Patrick Isnard, có thể chia sẻ và đã kể cho tôi nghe về câu chuyện của gia đình ông, những người đã làm nước hoa cho Catherine de Medicis, Hoàng hậu của nước Pháp, vào thế kỉ 16. Phải chăng đấy chính là hình mẫu của Rene, tay thợ làm nước hoa kiêm cả thầy bói cho bà mà Alexandre Dumas đã nhắc đến trong bộ tiểu thuyết «Hoàng hậu Margot»? Có thể là thế, cũng có thể không, chỉ biết rằng, ở đây, người ta cuồng hương liệu từ hoa chẳng kém Grenouille, kẻ đã đến Grasse và giết con gái viên thị trưởng để lấy hương thơm từ người nàng, từ đó tạo ra nước hoa.

Cái thành phố nhỏ bé nằm trên những ngọn đồi cao của xứ sở này trên thực tế được thừa hưởng những gì tốt nhất mà thiên nhiên đã ban tặng để tạo ra hương vị cho loài người: nước nguồn, hoa và mũi của những nghệ nhân. Nước nguồn có ở khắp nơi, hoa mimosa, oải hương, hoa nhài, hoa hồng và rất nhiều loại hoa khác mọc đầy trên những ngọn núi xung quanh Grasse hoặc được trồng trong những vườn hoa lớn ở Mouans-Chartoux gần đó, và những cái mũi vô cùng tuyệt vời của các nghệ nhân.

Quartieri bảo rằng, ngửi là một nghệ thuật. Bởi việc làm ra nước hoa đòi hỏi kì công. Cái mũi của những người làm trong nghề này có thể phân biệt được từ 2,5 đến 3 nghìn mùi khác nhau. Sự tinh tế của những cái mũi ấy hóa ra tập trung cả ở mảnh đất nhỏ bé này, nhưng từ lâu đã nổi tiếng thế giới, đến mức mỗi năm có tới 2 triệu khách du lịch rồng rắn trên những con đường từ Nice, Cannes hoặc Marseille lên đây để tìm hiểu điều gì đã tạo nên sự hấp dẫn của nó.

Tôi đến Grasse vì Grenouille, vì tội ác của hắn với một cô gái trẻ xinh đẹp, cũng vì tò mò muốn hỏi những người nghệ nhân làm nước hoa rằng, thực ra người ta có thể tạo ra được nước hoa từ mùi của chính con người, ở đây là mùi da thịt của những cô gái trẻ hay không, và rằng, liệu thứ nước hoa ấy có thể tạo ra những khoái cảm nhục dục hệt như ta đứng trước cơ thể trần trụi của họ không? Quartieri mỉm cười bảo rằng, nước hoa, xét cho cùng, không thể thay thế được con người, nhưng sẽ là một dấu ấn, một kỉ niệm, một ấn tượng không phai khi da thịt của người đó không ở bên ta.         

… Tôi ngồi một mình trong một quán cà phê ở Grasse, vẩn vơ nghĩ đến hương vị của phụ nữ khi ngắm nhìn một tủ kính bày đầy nước hoa truyền thống của Grasse. Thế rồi, bỗng dưng nghĩ, EURO cũng như một cuộc cạnh tranh giữa các xưởng nước hoa, và EURO nào cũng có những loại nước hoa lên ngôi. Có loại hăng hắc đến mức tức thở. Có loại nhẹ nhàng và ngọt ngào. Cũng có những loại cứ ngào ngạt mê say. Nhưng cuối cùng, thứ nước hoa chiến thắng lại không hẳn như thế, không phải là thứ để lại mùi lâu nhất, cũng không hẳn là thứ khiến cho người ta thoạt rẩy lên người cảm thấy muốn gắn bó với nó mãi. Đấy có thể chỉ đơn giản là một loại nước hoa có thể sẽ chỉ thoang thoảng, nhưng hấp dẫn, đủ sức quyến rũ tất cả.

Gã Grenouille đã giết người để lấy mùi hương và tạo nước hoa nhằm lấy đi tâm hồn của tất cả và thể hiện rằng gã là bá chủ thế giới. Một đội bóng vô địch đôi khi cũng phải tàn bạo như thế, theo cách của riêng mình, để rồi để lại mùi hương của mình trong lịch sử. Mỗi trang sử của các giải EURO cũng giống như cái tủ nước hoa bầy chật những lo to nhỏ khác nhau. Mỗi đội vô địch một mùi hương của mốt ngày đó, không giống nhau.

Nhưng nước hoa không như rượu, để lâu dễ hỏng, mùi nhanh phai. Những gì còn lại trong tiềm thức như Quartieri nói chỉ là một ý niệm thời gian. Mùi hương nào sẽ lên ngôi năm 2016? Liệu nó có phai ngay sau chiến thắng, hay còn mãi trong tiềm thức của người hâm mộ?

Bài và ảnh: Trương Anh Ngọc (từ Grasse, vùng Alpes Maritime, Pháp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm