cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Taekwondo Việt Nam thảm bại: Nỗi hổ thẹn ở Bắc Kinh

24/08/2008 11:31 GMT+7 | Olympic 2008

(TT&VH) - Thất bại ngay từ vòng 1 của Nguyễn Văn Hùng đã đặt dấu chấm hết cho Taekwondo Việt Nam ở Olympic. Chưa khi nào, Taekwondo VN tham dự các giải quốc tế lại thua sớm và thua bạc nhược đến như vậy.

Cái kết buồn

Hùng từng nói, anh có thể thất bại, nhưng ước mơ được đánh một trận để đời, ghi lại dấu ấn của mình, trước Keita người Mali, độc cô cầu bại của thế giới. Điều đáng buồn là anh đã không thực hiện được điều đó. Hùng bại trận trước, còn Keita gục ngã ở vòng 2. Rồi cả 2 đều không được gặp nhau ở vòng repecharge tranh HCĐ vì điều kiện cần và đủ là võ sĩ đã thắng họ, người Nigeria Chukwumerije lọt vào trận chung kết, đã không xảy ra.
 
Người được mệnh danh là Độc cô cầu bại của Đông Nam Á đã thua quá đau trước một võ sĩ hầu như không được ai nhắc tới trước đó. Anh chỉ ghi nổi 1 điểm từ đòn phòng ngự ở hiệp 1. Rồi liên tiếp dính 3 cú đòn của đối phương ở hiệp thứ 3 quyết định, thua chung cuộc 1-3.
 
Hùng nói, rằng anh bị chấn thương, không chỉ đau ở ống đồng chân phải, mà trong lúc thi đấu, một cú đá từ dưới lên của đối phương đã khiến cho ngón tay chỏ của anh từng bị đau trước kia đã chấn thương trở lại, ảnh hưởng tới những cú chống đỡ bằng tay. Có vẻ là như thế. Hùng đã không thể vượt qua những thử thách ập đến với anh. Anh đã không thể chơi tưng bừng, như lốc cuốn, như hứa hẹn. Hùng chỉ còn thiếu nước mắt. Anh cũng ròng rã ngồi chờ đợi 5 tiếng ở Nhà thi đấu Đại học Khoa học Công nghệ Bắc Kinh để xem số phận có mỉm cười để được chơi thêm vòng repecharge rồi ra về trong sự thất vọng.

Taekwondo VN có vấn đề ?

Nhưng Hùng thất bại không chỉ vì chấn thương. Văn Hùng thua cay đắng ở Olympic chỉ là một trong hàng loạt những biểu hiện của sự đi xuống của Taekwondo Việt Nam trong những năm qua. Olympic 2000, Taekwondo VN mang vinh quang về cho Tổ quốc với tấm HCB đầu tiên trong lịch sử của nền thể thao. Olympic 2004, võ sĩ Nguyễn Quốc Huân còn vào tới được vòng bán kết. Bản thân Văn Hùng ở Athens năm đó cũng có được 1 trận thắng trước khi thất bại ở tứ kết. Còn Olympic 2008, người tiến xa nhất chỉ là Ngọc Trúc.
 
Hùng (trái) đã thua ngay từ vòng đầu
 
Cô gái 19 tuổi giành được 1 chiến thắng duy nhất trước một võ sĩ mới ra ràng, 17 tuổi đến từ Papua New Ginea. Còn cả Hoài Thu và Văn Hùng đều loại từ “vòng gửi xe”. Nhưng không phải bây giờ, Taekwondo Việt Nam mới là biểu tượng cho sự thất vọng. Asian Games 2006, môn đấu này mang về cho 2 HCB và 3 HCĐ, hoàn toàn thất bại trước mục tiêu phải giành được tối thiểu 1 HCV. Chính Taekwondo, cùng với wushu đã khiến cho đoàn TTVN tại Asian Games là nỗi thất vọng ghê gớm.

Vì thiếu đầu tư, vì kém may mắn hay đã đến lúc phải xóa bàn cờ làm lại ?

Khi Văn Hùng thất bại, với tư cách là HLV của đội Taekwondo, ông Nguyễn Đăng Khánh mổ xẻ nguyên nhân thất bại là do Taekwondo VN thiếu sự đầu tư, chế độ dinh dưỡng cho các VĐV không thật đầy đủ và bản thân các VĐV khi bước lên thảm đấu cũng có vấn đề về tâm lý thi đấu, thiếu ổn định.

Nhưng cũng phải thấy rằng Taekwondo chính là đội tuyển ngốn ngoại tệ nhiều nhất trong chiến dịch chuẩn bị Olympic 2008. Họ đã được đi tập huấn ở Hàn Quốc hơn 2 tháng và chỉ trở về Việt Nam trước thềm khai mạc đúng 6 ngày (trừ Văn Hùng về sớm hơn do chấn thương). Được biết, kinh phí cho cả chuyến đi ấy cộng với tiền thuê chuyên gia, rồi tập luyện, tổ chức giải là 250.000 USD.
 
Khi từ Hàn Quốc trở về, tất cả mọi người, trong đó có chính HLV Nguyễn Đăng Khánh đều đánh giá chuyến tập huấn tốt, trình độ và bản lĩnh được nâng cao. Sự đầu tư này có thể chẳng là gì so với sự chuẩn bị của thế giới, và không phải là không có vấn đề từ phía ngành thể dục thể thao, nhưng ít ra, nó cũng phải nâng cấp được trình độ của các VĐV lên một tầm mới so với chính họ trước kia. Đáng tiếc là chẳng ai nhìn thấy bước tiến nào, mà chỉ thấy sự tụt lùi.

Ngay cả Trưởng đoàn Hoàng Vĩnh Giang cũng cho rằng với sự đầu tư tốt nhất trong các môn tham dự (cùng được ưu tiên như cử tạ), Taekwondo đáng ra phải có thành tích tốt hơn. “Tôi không nói là các HLV của chúng ta làm không tốt. Thất bại của Văn Hùng là vì chấn thương. Hay nếu Hoàng Hà Giang không bị bệnh phải ở nhà, thay bằng Ngọc Trúc, chúng ta sẽ có cơ hội nhiều hơn. Nhưng rõ ràng là có vấn đề gì đấy, cần phải xem xét”.

Vậy, điều cần phải xem xét ở đây là gì? Từ công tác tuyển chọn VĐV, bồi dưỡng tài năng tới rèn luyện cọ xát, hay là trong công tác đánh giá đối thủ, chỉ đạo thi đấu, chuẩn bị tinh thần cho các VĐV? Câu trả lời ở đây là tất cả, và nó thuộc về những người trực tiếp chịu trách nhiệm về Taekwondo Việt Nam và trực tiếp cho chiến dịch săn huy chương ở Olympic Bắc Kinh 2008.

Taekwondo Việt Nam rất cần sự thay đổi. Có nên giữ nguyên một ê kíp từ người lãnh đội cho tới HLV từ thất bại ở Asian Games 2006 cho tới Olympic 2008 ? Đó cũng là một câu hỏi cần đặt ra.
P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm