cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nếu không thể giành giải Nobel, hãy bỏ tiền ra 'mua'

09/10/2015 06:09 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Bạn không cần phải kiến tạo hòa bình ở Trung Đông, giải quyết bí ẩn khoa học nào đó hoặc chấp bút viết một kiệt tác để được giải Nobel. Cách đơn giản nhất để có một phần giải thưởng này là trả giá cao trong một cuộc đấu giá.

Trong 114 năm kể từ khi giải Nobel được trao, đã có tổng cộng 889 giải Nobel, được trao cho các hoạt động nghiên cứu mang tính tiên phong trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học, hòa bình và kinh tế (từ năm 1969).

"Loạn" giá huy chương Nobel

Ngoài khoản tiền thưởng rất lớn, những người đoạt giải còn được trao bằng chứng nhận và huy chương Nobel. Nhưng qua nhiều năm, xuất phát từ nhiều lý do, ít nhất một chục tấm huy chương Nobel và bằng chứng nhận đã bị bán đấu giá. Và đó là cách dễ nhất để ai đó sở hữu một phần của giải Nobel mà không phải làm điều gì giúp mang lại "lợi ích lớn nhất cho nhân loại", như Alfred Nobel đã nói trong di chúc của ông.

Các chuyên gia thương thảo vẫn nói rằng hòa bình chỉ tới với một cái giá nhất định. Nhưng điều ngạc nhiên là mức giá dành cho giải Nobel Hòa bình không cao như người ta tưởng. Chiếc huy chương Nobel có giá rẻ nhất từng được đem bán thuộc về Aristide Briand (người Pháp). Nhân vật này được tôn vinh vào năm 1926, do vai trò của ông trong việc hòa giải quan hệ Pháp - Đức thời hậu Thế chiến thứ nhất.


Mỗi tấm huy chương Nobel có giá trị vật chất chỉ khoảng 5.500 USD

Năm 2008, giải Nobel của ông được bán với giá "bèo" chỉ 12.200 euro (13.650 USD). Thành tích của Thủ tướng Anh William Randal Cremer khá hơn một chút. Ông đoạt giải Nobel vào năm 1903 và giải thưởng của ông được bán vào năm 1985 với giá 17.000 USD.

Nhưng đó đã là chuyện của dĩ vãng. Thời gian gần đây, giá giải Nobel đã tăng lên chóng mặt, khiến không ít gia đình những người đoạt giải quyết định bán đi phần thưởng quý báu này. Kết quả là từ đầu năm 2014, ít nhất 8 chiếc huy chương Nobel đã bị rao bán.

"Đã xuất hiện một mối quan tâm lớn nhằm vào các phát hiện và sự phát triển của thế kỷ 20. Giải Nobel thực sự chứa đựng giá trị biểu tượng, nói về những thành tựu lớn nhất của thế kỷ, cho dù đó là lĩnh vực khoa học, kinh tế hoặc hòa bình" - Francis Wahlgren, một quan chức nhà đấu giá Christie's, cho biết. Ông nói rằng Christie's giờ xem giải Nobel nằm trong nhóm hàng có giá trị cao.

Gần đây, vài giải Nobel trong các lĩnh vực vật lý, hóa học và kinh tế đã được bán với giá từ 300.000 tới 400.000 USD. Nhiều tiền hơn nữa là giải Nobel Hòa bình 1909, trao cho Thủ tướng Bỉ Auguste Beernaert. Giải thưởng của ông đã đạt giá 661.000 USD.

Ngoài ra còn phải kể tới giải Nobel Hòa bình 1936 trao cho chính trị gia Argentina Carlos Saavedra Lamas. Giải thưởng này được tìm thấy tại một tiệm cầm đồ và khi lên sàn đấu giá, nó đã mang về số tiền 1,16 triệu USD.

Donald Trump của thế giới khoa học

Nhưng huy chương Nobel chỉ thực sự có giá cao trong các hạng mục liên quan tới khoa học. Nhà khoa học Mỹ James Watson, người giành giải Nobel 1962 nhờ đồng phát hiện cấu trúc gene di truyền ADN, là một trong số ít những nhân vật sở hữu giải Nobel đang còn sống đã phải bán giải thưởng này.

Ông thu về số tiền 4,76 triệu USD khi đưa tấm huy chương của mình lên sàn đấu giá vào tháng 12/2014. Trước đó 20 tháng, các con củaFrancis Crick, người đồng nhận giải Nobel với Watson, cũng mang huy chương của cha ra bán, nhưng chỉ thu được số tiền bằng một nửa Watson.


James Watson, người đã bán chiếc huy chương Nobel của ông và thu về số tiền kỷ lục gần 5 triệu USD

"Watson nổi tiếng hơn, bởi những phát ngôn của mình. Ông là kiểu người gây tranh cãi, giống như Donald Trump trong thế giới khoa học vậy" - Wahlgren nhận xét.Watson từng gây sóng gió hồi năm 2007, khi nói trong một cuộc phỏng vấn rằng người châu Phi có mức độ thông minh thấp hơn so với chuẩn chung.

Điều thú vị là tỷ phú Nga Alisher Usmanov, người bỏ tiền ra mua tấm huy chương Nobel của Watson, sau này đã trả lại nó cho ông. Usmanov làm thế để thể hiện sự cảm kích trước các công trình nghiên cứu chấn động của Watson.

Dường như những người quyết định bán giải Nobel ngay lúc đang còn sống cũng thu được nhiều tiền hơn. Leon Lederman, nhà khoa học Mỹ 93 tuổi, đã quyết định bán tấm huy chương Nobel Vật lý 1988 của ông vào tháng 5 vừa qua và thu về 765.000 USD.

Nhưng đôi khi những người bán huy chương không khỏi thất vọng. Gia đình nhà văn Mỹ William Faulkner, người giành giải Nobel Văn học vào năm 1949, đã rút chiếc huy chương của ông ra khỏi cuộc đấu giá tổ chức năm 2013 do những người mua không trả tới mức 500.000 USD mà gia đình kỳ vọng.

Cần biết rằng mỗi chiếc huy chương Nobel được làm từ 150 gram vàng 18 carat (trước đó, cho tới năm 1979, người ta vẫn làm bằng vàng 23 carat). Tính theo thời giá hiện nay, giá trị vật chất của chúng chỉ khoảng 5.500 USD.

"Đó là tấm huy chương mà anh không thể đặt giá bình thường bởi độ hiếm có của nó" -  Kjell Wessel, lãnh đạo Cơ quan đúc tiền Na Uy, nơi chế tạo ra những chiếc huy chương Nobel, nói và cho biết thêm - "Sẽ luôn có những người sẵn sàng trả giá cao cho các vật quý hiếm".

Tường Linh (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm