cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Van Gogh và kiệt tác từ đóa hướng dương tàn

16/09/2013 14:15 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Tấm ảnh màu chụp bức tranh Hoa hướng dương thứ bảy của danh hoạ Van Gogh, tác phẩm đã bị thiêu cháy ở Nhật Bản năm 1945, vừa được tìm thấy, cho những người yêu mến nghệ thuật một cái nhìn đầy đủ hơn về bộ kiệt tác Hoa hướng dương của một tài năng vĩ đại với nỗi cô đơn cùng cực.

Đây là bức Six Sunflowers được Van Gogh vẽ năm 1888 nhưng gần 70 năm qua không ai nhìn thấy nó. Bức ảnh chụp cho thấy, Van Gogh đã sử dụng những màu sắc đậm trong tranh và ông còn chọn một khung tranh gỗ nặng. Trong khi hầu hết khung tranh thời điểm đó là màu trắng, Van Gogh đã chọn khung tranh màu da cam.

Sự nghiệp thất bại, đời sống tình cảm đen đủi

Van Gogh đã vẽ cả thảy 7 bức tranh hoa hướng dương, trong đó một bức chưa hề được trưng bày trước công chúng từ năm 1948, hiện đang nằm trong bộ sưu tập tư nhân của một triệu phú (giấu danh). 5 bức tranh khác đang được lưu giữ trong 5 bảo tàng khác nhau ở Philadelphia (Mỹ), Amsterdam (Hà Lan), Munich (Đức), Tokyo (được Nhật Bản mua từ năm 1987 với giá kỷ lục thế giới 25 triệu bảng) và Phòng Trưng bày Quốc gia ở London (Anh).



Bức tranh thứ 7, như đã nói, bị thiêu cháy trong Thế chiến 2. Tác phẩm này từng nằm trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm Nhật Bản giàu có, Koyata Yamamoto và từng được treo trong phòng khách của ông này. Vào ngày 6/8/1945, khi Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, ông Yamamoto đã cố gắng thoát thân, song không thể mang theo bức tranh đắt giá của mình do khung tranh quá nặng.

Với việc phát hiện ra bức ảnh của bức tranh thứ 7, câu chuyện về loạt tranh hoa hướng dương lại một lần nữa được nhắc đến. Van Gogh đã vẽ chúng trong thời kỳ khủng hoảng của cuộc đời mình.

Ở tuổi 35, Van Gogh thất bại hoàn toàn trong sự nghiệp. Ông vẽ tranh trong tình trạng tâm thần đầy hưng phấn pha lẫn nỗi thất vọng, buồn bực và chứng điên.

Trước khi quay sang vẽ tranh, Van Gogh từng là một nhà buôn nghệ thuật, là giáo viên tiếng Anh ở Brixton, Ramsgate và Isleworth, bán sách ở Hà Lan và nhà truyền giáo ở Bỉ. Ông thất vọng với mọi thứ xung quanh và với cả chính mình. Đời sống tình cảm của ông cũng đen đủi không kém. Ông ngỏ lời cầu hôn với con gái bà chủ nhà trọ của mình ở Brixton, song đã bị cô từ chối vì đã đính hôn với một người khác. Mười năm sau lần thất bại trong mối tình đầu tiên ấy, khi cầu hôn với cô em họ góa chồng, Van Gogh cũng chỉ nhận được câu trả lời hết sức phũ phàng: “Không, không bao giờ”. Khi cô thẳng thừng tuyên bố với Van Gogh, ông không thể gặp lại cô nữa, Van Gogh đã giơ tay lên một ngọn đèn đang cháy và nói với cha cô ta, là chú của ông, rằng: “Chú hãy để cho cháu được nhìn cô ấy chừng nào cháu còn để tay trên ngọn lửa này”. Hành động liều lĩnh ấy cũng chẳng khiến cô em họ của ông mủi lòng.

Chán chường và tuyệt vọng, sau đó Van Gogh đã quan hệ với một gái điếm nghiện rượu và hậu quả là năm 1883, ông phải vật lộn với căn bệnh lậu. Thời điểm ấy, ông sống rất khổ cực, nghiện rượu và thuốc lá. Tháng 2/1888, Van Gogh chuyển tới Arles ở Provence nhằm tìm cách thoát khỏi cảnh khốn khổ và hy vọng không gian mới sẽ làm dịu những cơn ho do chứng nghiện thuốc lá của mình. 

Ông thuê căn nhà được gọi là Ngôi nhà Vàng, đã xuất hiện trong nhiều bức tranh của ông, và bắt đầu vẽ tranh một cách đầy ám ảnh. Và điều ám ảnh ông nhất chính là những bông hoa hướng dương.

Sinh thời, Van Gogh biết rất rõ các bức vẽ của mình không được ưa chuộng và trước khi tự vẫn, ông chỉ bán được 1 bức tranh. Trong một bức thư ông viết cho người anh trai là nhà buôn nghệ thuật Theo, ông phàn nàn: “Chúng ta đang sống trong thời buổi chẳng hề có thị trường cho bất cứ sản phẩm nào mà mình làm ra… Em sợ rằng, trong đời mình thực tế này sẽ chẳng hề thay đổi”.

Tuyệt vọng, song không chán nản, Van Gogh tiếp tục làm việc điên cuồng suốt mùa Thu năm 1888. Ông vẽ chân dung tự họa, vẽ chân dung nghệ sĩ đồng nghiệp là Paul Gauguin, người đã tới thăm ông ở Arles, và nhiều bức tranh về những chiếc ghế trống. Mối quan hệ với Gauguin đầy sóng gió khiến Van Gogh lo sợ bạn có thể rời bỏ mình, để ông lại một mình ở Arles với những con quỷ dữ trong người. Rồi tai họa đã xảy ra.



Bức ảnh màu chụp bức tranh vẽ hoa hướng dương thứ 7 (đã bị thiêu cháy) của Van Gogh.
Bi kịch của một thiên tài cô đơn 

Van Gogh trở nên điên khùng sau khi ông nhận được một bức thư từ người anh trai Theo, thông báo ông này chuẩn bị kết hôn. Tối hôm đó, Van Gogh  đã cắt tai mình tại một nhà thổ ở Arles, giơ nó lên rồi gói nó vào một tờ báo, ông đưa cho một gái điếm và yêu cầu cô ta “hãy giữ vật này một cách cẩn thận”.

Van Gogh có hành động điên rồ như vậy không phải vì ông không thích người chị dâu mới của mình, Johanna Bonger, mà ông lo sợ người đàn bà này sẽ can thiệp vào mối quan hệ thân thiết của ông với anh trai.

“Van Gogh lo lắng sẽ mất đi sự hỗ trợ của anh trai, cả về tài chính lẫn tình cảm. Nỗi sợ hãi đó là nhân tố chính khiến ông tự cắt tai mình” - sử gia nghệ thuật Martin Bailey viết trong cuốn sách mới của mình.

Tháng 1/1888, Van Gogh rời bệnh viện tâm thần và đã vẽ 3 phiên bản các bức tranh hoa hướng dương mùa Hè. Song ông đã phá hỏng nó và lại rơi vào thời kỳ tự hủy hoại mình.

Khoảng tháng Hai đến tháng Năm cùng năm, ông lại phải nhập viện do mắc chứng hoang tưởng, luôn lo sợ mình bị đầu độc. Tháng Năm, ông chuyển tới một nhà thương điên ở Saint-Rémy-de-Provence. Ông ở đây khoảng 1 năm, đôi lúc tỉnh táo, song nhiều khi bệnh vẫn tái phát.

Mặc dù tâm trí luôn bị tra tấn với những ảo giác, song Van Gogh vẫn tiếp tục cho ra đời những bức tranh đẹp mê hồn, ông vẽ rừng ô liu gần đó, những vườn nho và cánh đồng ngô.

Tháng 7/1890, 2 tháng sau khi rời nhà thương điên, Van Gogh đã tự bắn vào bụng mình tại cánh đồng lúa mì ở Auvers, Tây Bắc Paris, khung cảnh này đã được ông đưa vào tranh. 2 ngày sau, ông qua đời ở Auberge Ravoux, căn nhà trọ mà ông thuê.

Các nhà viết tiểu sử vẫn tranh cãi về nguyên nhân chính xác khiến ông bị tâm thần. Một số người cho rằng ông bị bệnh giang mai, căn bệnh có thể gây nên những triệu chứng điên. Một số người lại cho rằng ông bị rối loạn thần kinh hoặc tâm thần phân liệt. Song cho dù là bất cứ nguyên nhân gì thì sự suy sụp tinh thần của Van Gogh là do chứng nghiện rượu, nỗi lo âu đến cùng cực, nghèo đói và thiếu ăn. Mặc dầu vậy Van Gogh đã cho ra đời một số bức tranh nổi tiếng nhất thế giới.

Tình cờ thành kiệt tác

Một ngày tháng 8 nóng và lặng gió ở Arles, những người mà Van Gogh hẹn đến làm người mẫu đã không đến. Không muốn phải tháo giá vẽ, Van Gogh nhìn quanh Ngôi nhà Vàng để tìm nguồn cảm hứng. Ông cầm một bó hoa hướng dương, đã héo và quăn lại vì nắng nóng, cắm chúng vào mấy chiếc bình đất nung màu xanh, kem và vàng. Với những bình hoa “nhà quê” và những bông hoa hướng dương đang tàn, Van Gogh đã vẽ nên những bức tranh rực rỡ đến kinh ngạc. Trong 1 tuần, ông thậm chí đã hoàn thành 4 bức tranh hoa hướng dương đầu tiên. Tuy nhiên, thời điểm ấy không có nhà sưu tầm nào quan tâm tới chúng.


PHÚC QUYÊN (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm