cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

'Mọt sách, mọt sử, mọt phim': Hành trình khổ ải của những 'con mọt Tam quốc'

12/11/2018 19:01 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Sẽ không bao giờ, cái thú lâu đời đọc và bàn Tam quốc mất đi, trong xã hội Việt Nam nói riêng cũng như tại các nước “đồng văn” Đông Á nói chung. Nhưng, chục năm qua, không còn dừng ở chuyện trà dư tửu hậu tìm vui, “luận Tam quốc” với nhiều độc giả đã chuyển sang dáng dấp của những hành trình tìm hiểu nghiêm túc và công phu về những tồn nghi vẫn luôn hiện hữu trong pho sách này.

Cơn nghiện 'Tam Quốc'

Cơn nghiện 'Tam Quốc'

Dịch sách bây giờ không phải chuyện lạ. Người 'ngoại đạo' bất chợt bén duyên, nhảy sang nghề dịch thuật cũng không lạ nốt. Nhưng câu chuyện của bộ cổ sử 'Tam Quốc chí' vừa được xuất bản thì lại khác.

Từ pho sử Tam quốc chí được Trần Thọ viết vào thế kỷ 3 (Bùi Tùng Chi hiệu đính vào thế kỷ 4), La Quán Trung đã sáng tác tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa vào gần 1.000 năm sau. Cuốn hút bao thế hệ độc giả, ngòi bút của La Quán Trung cũng đặt ra quá nhiều câu hỏi về “chân diện mục” của một thời động loạn mà ông từng khắc họa.

Một thời “câu hỏi không lời đáp”

Không khó để lý giải sức hút đặc biệt của pho sách ấy. Tam quốc diễn nghĩa có rất nhiều ngụ ngôn đậm tính văn học, rất nhiều hàm ý, rất nhiều triết lý ẩn tàng. Thế đã là quá đủ để việc bàn Tam quốc trở thành cái thú “nhã tục cộng hưởng”. Tuyệt gian Tào Tháo, tuyệt nhân Lưu Bị, tuyệt trí Khổng Minh, rồi “Liên hoàn kế Xích Bích”, “Chặn sông giằng A Đẩu”, “Thành Bạch Đế gửi con côi”… Ngần ấy chi tiết và nhân vật luôn là chất liệu cho những câu chuyện phiếm nhàn tản, hay thậm chí cả những cuộc “bút chiến” tao nhã.

Tồn tại như một dòng chảy ngầm trong đời sống hàng chục năm, Tam quốc tất yếu phải xuất hiện ở mọi diễn đàn khi internet vào Việt Nam 20 năm trước. Và qua thời Yahoo blog đến “kỷ nguyên Facebook”, chủ đề Tam quốc vẫn ở đó, trên tất cả các nền tảng mạng xã hội quen thuộc.

Chú thích ảnh
Dù là sách, game, truyện tranh hay phim ảnh, những chuyện về thời Tam quốc vẫn luôn có một sức hút đặc biệt với độc giả

Hàng loạt trang web, hàng loạt page, hàng loạt group về chủ đề Tam quốc nối nhau ra đời trong những năm qua - đó là một sự phát triển không có điểm kết. Bất cứ ai đã từng say mê đọc Tam quốc diễn nghĩa cũng cần có một nơi để thể hiện “sở học” của mình, tìm kiếm những tâm hồn đồng điệu. Và hơn hết, truy tìm những manh mối khác biệt giữa văn chương hư cấu với sự thật lịch sử.

Bởi, cũng như cái thú “bàn Tam quốc”, những nghi vấn ấy vẫn luôn hiện hữu trong cộng đồng này. Khổng Minh có thật “thông thiên quán địa” đến như vậy không? Nếu kế vượt Tý Ngọ Cốc của Ngụy Diên thành hiện thực, thế sự sẽ xoay chuyển thế nào? Ai là mưu sĩ giỏi nhất dưới trướng Tào Tháo?...

Chú thích ảnh
“Tam quốc chí”, bộ cổ sử dày 2.400 trang được nhóm Bùi Thông dịch trong gần 10 năm

Tam quốc diễn nghĩa, nhìn thấy những chỗ thiếu logic trong câu chuyện, hiểu được rằng tiểu thuyết không thể là 100% lịch sử - tất cả những độc giả đều có lúc tự muốn vượt qua khuôn khổ cuốn sách để tìm đến những kiến thức và phân tích ở mức độ cao hơn cho mình.

Nhiều năm, rào cản về ngôn ngữ, cũng như sự xuất hiện ít ỏi của những tư liệu và khảo luận về thời kỳ này đã khiến hàng loạt câu hỏi ấy chưa thể trả lời. Để rồi, nhờ những bước tiến vũ bão của công nghệ, thế giới cũng tới lúc thật sự phải phẳng đi…

Phá vỡ “chấp trước”

Không bao giờ là dễ dàng khi mở đầu một cuộc hành trình. Và chướng ngại vật đầu tiên đối với những người muốn truy cầu dữ liệu lịch sử luôn là việc từ bỏ những thiên kiến đã hằn sâu từ những trang tiểu thuyết, để sẵn sàng đón nhận những tri thức mới lạ.

Những manh mối đầu tiên dành cho đám “mọt Tam quốc” tại Việt Nam là những cuốn biên khảo về các nhân vật thời kỳ này, tiêu biểu như Gia Cát Lượng đại truyện của Trần Văn Đức hay Kể chuyện Tam Quốc của Lê Đông Phương. Khác xa với Nói chuyện Tam quốc của Vũ Tài Lục hay Tam quốc bình giảng của Nguyễn Tử Quang - một số cuốn bình luận từng xuất bản, chủ yếu dựa trên kết cấu của Tam quốc diễn nghĩa - thế hệ sách biên khảo mới này mở ra nhiều hướng đi khác, khi sử dụng rất nhiều tư liệu chính sử về thời kỳ Tam quốc.

Chú thích ảnh
Tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung

Rồi, không thể bỏ qua một cột mốc khác: cuối thập niên 2000, bộ phim truyền hình Tân Tam quốc cũng ra mắt khán giả, với khá nhiều chất liệu “nghiêm túc” thay vì dựa trên tiểu thuyết. Nhu cầu tìm hiểu lại càng được đẩy cao trên mạng internet.

Rất nhanh, từ xuất phát điểm là tìm kiếm người trò chuyện đồng điệu, các người có nguyện vọng “truy nguyên” đi qua giai đoạn “vơ bèo vạt tép” những mảnh chính sử về thời Tam quốc qua Từ điển bách khoa mở Wikipedia hay các diễn đàn game quốc tế để tìm đến văn bản gốc Tam quốc chí.

Không phải ai cũng sẵn lòng đi hết hành trình đó. Nhưng ít nhất, những người nghiêm túc nhất, cầu toàn nhất và khắt khe nhất đã đến đích. Trong bối cảnh ấy, một thành tựu khó tin của cộng đồng yêu Tam quốc được hoài thai, với những màu sắc truyền kỳ.

Năm 2007, tại Diễn đàn Văn hóa Thể thao (có tên khác là Diễn đàn Filux), Bùi Thông, một độc giả tự nhận mới ở mức “nhập môn” về Hán tự hạ quyết tâm dịch hết Tam quốc chí, chỉ để làm căn cứ lập luận cho các cuộc “bàn phím chiến”. Nhiệt huyết, sự chân thành và cuộc chơi đầy hứng khởi mà anh mở ra cuốn hút khá nhiều thành viên của Filux, rồi nhanh chóng lan tỏa đến các diễn đàn danh tiếng khác, như Sachxua hay Tàng thư viện.

Ở Tàng thư viện, Thông gặp Phạm Thành Long, người cộng sự thân thiết về sau. Họ cùng dựng lên cả một nhóm dịch nối nhau hoàn tất (ở mức độ dịch thô) các phần trong Tam quốc chí. Hành trình ấy quá gian và cũng chẳng mang lại lợi ích tương xứng - khi tất cả chỉ để cung cấp miễn phí cho những “mọt Tam quốc”. Nên, xét cho cùng, vẫn chỉ là một thú chơi. Bởi thế, cuối cùng, trong vòng xoáy cơm áo gạo tiền, vẫn chỉ còn lại hai anh cùng một vài người bạn, là không từ bỏ giấc mơ ban đầu.

Nhưng, chỉ với bản dịch thô ấy, cộng đồng yêu Tam quốc cũng đã có đủ cơ sở để thực sự tiếp tục hành trình của mình.

Một thế hệ “mọt Tam quốc” mới

Một trong những lý do mang tính quyết định để cuối cùng, năm 2016, Tam quốc chí lần đầu ra mắt độc giả Việt Nam ở phiên bản sách in: trong một lần rong chơi trên mạng qua những “chiến trường Tam quốc”, nhóm Bùi Thông gặp lại một bản dịch xưa của mình đăng trang trọng trên fanpage Tam quốc diễn nghĩa, đề nguồn nghiêm cẩn.

Theo dòng, họ tìm được nguồn động lực mới tiếp thêm cho mơ ước cũ. Tam quốc chí được chỉnh sửa, biên tập chu đáo để ra đời. Và từ fanpage Tam quốc diễn nghĩa, một làn sóng những bài bình luận, phân tích với dẫn chứng đầy đủ, lập luận chặt chẽ khơi lên, mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Như nhận xét của Thông, từ những bước đi ban đầu, anh và thế hệ “mọt Tam quốc” cũ đang gặp thêm rất nhiều bạn tâm giao: họ rất trẻ, rất giỏi và tràn đầy nhiệt huyết.

Nguyễn Đỗ Thuyên và Trần Tiến - các admin page Tam quốc diễn nghĩa - là đại diện của thế hệ “mọt Tam quốc” mới ấy: những bạn trẻ đã được trang bị (và vẫn còn đang tiếp nhận, truy cầu) khá đủ nền tảng tri thức về thời kỳ này.

Từ bản dịch Tam quốc chí còn chưa được hoàn chỉnh của Bùi Thông, họ tiếp cận thêm những nguồn sử liệu khác, những cách đánh giá khác, từ Trung Quốc, Việt Nam hay cả Nhật Bản, không thiên kiến và nghiêm túc nhất có thể, để tiếp tục kiến giải và tìm hiểu về một thời kỳ lịch sử từng làm say mê bao thế hệ.

Đó là một hành trình không điểm cuối, nhưng cũng đang thu hút cả một cộng đồng. Không phải là bằng sự dễ dãi trong suy diễn hay lớp vỏ lòe loẹt của ngôn từ, mà bằng sự khắc khổ và cẩn trọng đích thực của người học sử. Không phải để phủ nhận Tam quốc diễn nghĩa mà để bổ khuyết và yêu mến bộ danh tác ấy thêm…

Bắt đầu từ số báo ngày 19/11/2018, trong chuyên mục “Mọt sách, mọt sử, mọt phim”, báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) ra mắt loạt bài về Tam quốc vào thứ Hai hàng tuần, với những bài khảo luận, nghiên cứu nhằm “giải mã” Tam quốc diễn nghĩa qua các dữ liệu lịch sử. Mời độc giả đón xem.

Lân Mã

Đón đọc: Phong vũ Kinh Châu (kỳ 1): Kinh Châu về tay ai?

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm