cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Jean-Paul Sartre, người đầu tiên 'dám' chê giải Nobel Văn chương

30/06/2015 11:50 GMT+7 | Đọc - Xem

(Thethaovanhoa.vn) - Pháp hiện là quốc gia có nhiều nhà văn nhận giải Nobel Văn chương nhất, với tổng cộng 15 người. Trung bình cứ hơn 7 năm lại có một nhà văn Pháp được trao giải thưởng danh giá này. Tuy vậy, có một giai đoạn kéo dài 21 năm (1964-1985), đất nước này lại không hề được xướng tên trong các lễ trao giải Nobel Văn chương, với một số người đánh giá nguyên nhân do hành động của Jean-Paul Sartre.

Trong lịch sử hơn 100 năm của giải Nobel Văn chương, ông là người đầu tiên khước từ giải thưởng danh giá được khối kẻ thèm muốn này. Gần đây, sau 50 năm giữ bí mật, Viện Hàn Lâm Thụy Điển mới công bố các thông tin liên quan tới giải Nobel Văn chương được trao năm 1964 – năm Sartre từ chối nhận giải.

“Dị ứng” với vinh quang

Năm 1964, Francois de Closets, phóng viên hãng tin AFP, nhận tin Sartre được trao giải Nobel Văn chương. Francois lập tức lên xe, đi lòng vòng tới những địa điểm mà Sartre hay ăn trưa. Cuối cùng, ông tìm thấy Sartre đang ngồi ăn xúc xích và đậu lăng cùng người bạn tâm giao Simone de Beauvoir ở quảng trường Denfer-Rochereau.

“Tôi lập tức thông báo tin Sartre vừa được trao giải Nobel. Ông hoàn toàn ngạc nhiên.Tôi hỏi xem ông ấy có chấp nhận giải thưởng không. Ông nói: ‘Ồ không, tôi từ chối. Anh có thể viết như thế.’ Tôi hỏi tại sao. Ông trả lời: ‘Tôi muốn giữ bí mật này cho Thụy Điển’”- Closets kể.


Sartre (trái) né tránh sự chú ý của báo chí, ngay sau khi biết tin mình được trao giải Nobel Văn chương

Thời gian thoi đưa, rồi cũng đến ngày thế giới biết về sự kiện gây chấn động khi ấy. Phải nói rằng, tại thời điểm năm 1964, với tài năng và tầm ảnh hưởng lớn lao của mình, Sartre luôn là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel. Công bố của Viện Hàn lâm Thụy Điển sau này cho biết: đầu năm đó có 76 nhà văn được đề cử.

Đến cuối Hè, danh sách rút gọn chỉ còn Sartre, Mikhail Sholokhov và WH Auden. Mặc dù toàn bộ thông tin về giải Nobel đều được giấu kín nhưng báo chí Pháp hoàn toàn tin tưởng rằng người chiến thắng sẽ là Sartre.

Thấy vậy, ngày 14/10/1964, Sartre đã gửi thư tới Viện Hàn Lâm Thụy Điển với nội dung đề nghị rút khỏi danh sách những người có thể được xem xét trao giải Nobel. Ông khẳng định sẽ không chấp nhận giải Nobel Văn chương, kể cả là trong năm 1964 hay về sau này. Tuy nhiên, từ trước đó gần một tháng, trong ngày 17/9/1964, các thành viên Viện Hàn lâm đã quyết định chọn Sartre để trao giải.

Sau khi nhận bức thư của Sartre, ngày 22/10/1964, Viện Hàn lâm lại họp lần nữa. Cuối cùng, 18 thành viên hội đồng vẫn thống nhất sẽ trao giải cho Sartre, bất chấp việc ông không hề muốn nhận giải.

Có nhiều lý do để Sartre từ chối giải Nobel Văn chương. Dễ thấy nhất là Sartre cảm thấy bị “tra tấn” bởi số tiền thưởng, điều có thể khiến ông mất tính độc lập cá nhân. Một lý do khác là Sartre đánh giá những người trao giải Nobel Văn chương khi ấy chưa hiểu đầy đủ về cái nhìn của ông. Mặt khác, Sartre nổi tiếng không ưa vinh quang. Trước khi từ chối giải Nobel Văn chương, ông cũng không nhận Bắc đẩu bội tinh của Pháp.

Một cuộc đời đầy thăng trầm

Jean-Paul Sartre sinh ngày 21/6/1905 tại Paris, Pháp. Cha ông là sĩ quan hải quân Pháp, đã qua đời năm ông mới lên 2 tuổi. Quá đau khổ, mẹ đẻ đưa Sartre về ở với ông ngoại, một giáo viên tiếng Đức.

Ông ngoại là người nghiêm khắc nhưng rất uyên bác. Ông dạy cậu bé Sartre làm toán và đọc văn học cổ điển từ thuở ấu thơ. Năm 4 tuổi, bệnh viêm giác mạc đã làm Sartre bị lé, cộng thêm vóc dáng nhỏ con nên ông thường bị bạn bè “tẩy chay”, không chơi cùng.

Sớm mất cha, bị bạn bè xa lánh, Sartre ngày càng ít nói và sống nội tâm. Ông lao vào đọc rất nhiều sách và học viết văn từ nhỏ. May mắn thay, khi học trung học tại Paris, Sartre gặp Paul Nizan, người bạn tri kỷ tới hết đời của ông.

Cuộc đời mới chỉ tươi sáng một chút với Sartre thì mẹ đẻ bất ngờ tái giá, năm ông mới 12 tuổi. Đây là quãng thời gian “địa ngục” với Sartre: buồn khổ vì mẹ tái giá, sống xa bạn thân và liên tục bị bắt nạt ở trường. Nhưng dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Sartre cũng luôn nổi bật, bởi tài năng hiếm có về văn học cũng như triết học.

3 năm sau, Sartre được trở lại quê ngoại và tái ngộ Paul Nizan. Hai người như cá gặp nước, cùng nhau gặt hái những thành bước đầu trong văn chương, cùng nghiên cứu các vấn đề triết học và bắt đầu có khuynh hướng chính trị.

Năm 1929, khi 24 tuổi, Sartre gặp Simon de Beauvior. Yêu nhau ngay từ ánh mắt đầu tiên nhưng họ không muốn làm đám cưới bởi sợ ràng buộc tự do của nhau. Dù không kết hôn, cả hai đã đồng hành cùng nhau trong suốt phần đời còn lại.

Bản thân Simon de Beauvoir sau này cũng là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng tại Pháp. Bà gây dấu ấn bởi những quan điểm về nữ quyền. Ngoài ra, Simon là hậu phương rất vững chãi của Sartre. Nhờ có bà mà Sartre có được những tác phẩm lớn để đời.

Giữa những năm 1930, Sartre bắt đầu sự nghiệp viết văn. Tiểu thuyết Buồn nôn, xuất bản năm 1938 nổi tiếng vang xa ra ngoài nước Pháp. Sau đó là liên tiếp các tác phẩm mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh, đưa Sartre lên thành một trong những nhà văn hàng đầu thế giới.

Được người yêu sách biết tới như một nhà văn, nhà triết học tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện sinh, nhưng Sartre cũng là một nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng lớn. Khi Thế chiến II nổ ra, dù mắt yếu, Sartre vẫn nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Với việc liên quân Pháp-Anh liên tiếp thất bại, Sartre và đồng đội bị bắt làm tù binh. Sau khi chiến tranh kết thúc, Sartre được phóng thích và trở lại Paris, sáng tác, dạy học, hoạt động chính trị tại đây. Ông nhiệt tình ủng hộ các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Algeria, Trung Quốc, Cuba và còn thành lập Ủy ban chống tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Ông từng bị chính quyền bắt giam do ủng hộ Algeria.

Trong suốt cuộc đời của mình, Sartre chưa bao giờ ngừng sáng tác và đấu tranh. Kể cả khi đôi mắt đã bị lòa, ông vẫn tham gia phát biểu tại các cuộc mít-tinh, vẫn sáng tác văn chương đều đặn. Chỉ có thần chết mới ngăn được ông. Ngày 15/4/1980, Sartre qua đời vì ung thư phổi ở tuổi 75. 50.000 người Pháp đã xuống đường, đi theo đoàn đưa tang Sartre, diễu hành qua các tuyến phố nơi ghi lại kỷ niệm về ông và cuối cùng dừng lại ở nghĩa trang Montparnasse. Nước Pháp mất đi một con người vĩ đại.

Tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới

Nói về triết học hiện đại của thế kỷ 20 không thể thiếu triết học hiện sinh, với Jean-Paul Sartre là đại diện tiêu biểu nhất. Sartre nhìn nhận con người như một thể độc lập, hoàn toàn tự do và phải chịu trách nhiệm về tất cả mọi hành động của mình.

Quan điểm của Sartre bị ảnh hưởng từ việc cha qua đời quá sớm và ông không bị ai quản lý. “Tôi không nhận thức được là tôi đã tồn tại như thế nào” – Sartre từng chia sẻ. Do đó, khi lớn lên, Sartre càng quan tâm tới con người, lấy con người làm trung tâm. Đặc biệt, ông chú trọng tới hành động của con người trong thực tại. Sartre cho rằng hành động là thứ duy nhất tạo dựng nên con người.

Sau thế chiến II, ông làm khuấy đảo giới tinh hoa tri thức thế giới. Những người chịu ảnh hưởng sâu sắc từ ông, phải kể đến: Albert Camus, Che Guevara, Raymond Aron, Frantz Fanon… Nước Pháp xếp ông vào cùng hàng với Voltaire, Victor Hugo và Emile Zola.

Thư Vĩ
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm